THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO MẮT BỊ CẬN THỊ

THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO MẮT BỊ CẬN THỊ

THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG  Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI  VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO MẮT BỊ CẬN THỊ.Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, thường xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi học sinh [2,8,9]. Cận thị gây giảm thị lực, giảm khả năng nhìn xa và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ [8,9,17]. Hiện nay cận thị học đường chiếm tỉ lệ cao trong các lứa tuổi học sinh và trở thành vấn đề cần quan tâm sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên Thế giới, châu Á và Việt Nam [6,7,23]. Năm 2010, tổ chức WHO đã khẳng định, cận thị – thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loại [49].

        Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng tật khúc xạ cũng như cận thị ở cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cận thị học đường ngày càng gia tăng khắp cả nước, nhất là các vùng thành thị [7,10,12]. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Bệnh viên Mắt trung ương cho thấy, năm 2010 tỉ lệ cận thị trong giới học đường là 25-35%, năm 2013, tỉ lệ này lên đến 30-40%, ở một số thành phố lớn, tỉ lệ này có thể lên 60-70% ở các trường chuyên lớp chọn [52]. 
         Để tiến hành và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì nhu cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, học sinh, sinh viên phải học tập nhiều hơn, về cường độ cũng như về thời gian, với các phương tiện học tập đa dạng, phong phú hơn như ti vi, máy vi tính, mạng Internet…chắc chắn sẽ làm gia tăng tỉ lệ cận thị [ 28,38]. Bộ Giáo dục đã có nhiều biện pháp can thiệp để làm giảm tỉ lệ cân thị học đường như kích thước bàn ghế, chiếu sáng [1]. Bộ y tế đã hướng dẫn ứng dụng chế độ dinh dưỡng và các biện pháp can thiệp như sử dụng kính, châm cứu, ấn huyệt, mổ Lasik [3,34]. Tuy nhiên sử dụng kính chỉ có tác dụng giúp nhìn rõ vật mà không cải thiện được nguyên nhân hoặc điều chỉnh được tật khúc xạ của mắt. Việc mổ Lasik chỉ được tiến hành khi đến tuổi 18 và tốn kém [27]. Do đó cần có những nghiên cứu biện pháp phòng và điều chỉnh các tật khúc xạ khi mới xuất hiện, nhằm cải thiện thị lực, nâng cao thành tích học tập và năng suất lao động có hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng tập luyện bài tập thể dục cho mắt thường xuyên để nâng cao thị lực, giảm tật khúc xạ là việc làm có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng gia tăng tỉ lệ cận thị ở học sinh tại Việt Nam, cũng như sự cam kết và hưởng ứng của Việt Nam trước sáng kiến hướng đến thị lực năm 2020 của Liên hợp quốc“Quyền được nhìn thấy”[21]. 
         Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu can thiệp các bài tập thể dục mắt như Bates [20], Margaret Darst Corbett và Huxey (1940) [54], Rosenfiel và các cộng sự (1998) [40], Sherman et al (2007) [45], Swami Sivananda (2001) [47], Vandana J. Rathod and at al (2009) [48], G. Gopinathan (2012) [26], Orlin Sorensen  (2002) [37], Balliet, PHD, et al [19], Ewalt R. (2004) [26], Sells, et al [43] mang lại hiệu quả trong việc cải thiện thị lực, phòng và chữa cận thị khúc xạ.
        Việc tiến hành nghiên cứu về thực trạng và đánh giá tác dụng các bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực nhằm góp phần nâng cao thành tích học tập, nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của nước nhà.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG  Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI  VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO MẮT BỊ CẬN THỊ

       Nghiên cứu tiến hành với 2 mục tiêu:
     1. Đánh giá thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố Đồng Hới – Quảng Bình.
     2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt đối với thị lực của học sinh bị cận thị.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  1.3.1. Điều tra thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố Đồng Hới –Tỉnh Quảng Bình (dựa vào số liệu của TT mắt Quảng Bình năm 2013)
     – Thống kê số lượng học sinh tật khúc xạ THCS tại 3 trường (Hải Đình, Đồng Mỹ, Lộc Ninh).
     – Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị trục và cận thị khúc xạ ở 3 trường THCS trong nghiên cứu.
     – Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị ở các mức thị lực ở 3 trường THCS trong nghiên cứu.
1.3.2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh bị cận thị 
      – Chọn đối tượng thực nghiệm
      – Khám xác định độ cận thị, đo thị lực của học sinh bị cận thị trục và cận thị khúc xạ trước khi phân nhóm thực nghiệm
      – Tổ chức hướng dẫn thực hành các bài tập thể dục mắt trong thời gian 2 tháng theo phương pháp Bates và phương pháp vận động tam liên.
      –  Xác định độ cận thị và thị lực ở 3 nhóm nghiên cứu sau 2 tháng.
      – Xác định độ cận thị của học sinh sau 1 tháng kết thúc thời gian thực nghiệm.

IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

         Nghiên cứu tác dụng các bài tập thể dục mắt có ý nghĩa trong việc bổ sung các biện pháp phòng và chữa trị cận thị khúc xạ, giảm tỉ lệ cận thị học đường, góp phần nâng cao thành tích học tập cho học sinh và năng suất lao động trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

MỤC LỤC
Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ    1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    2
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU    2
1.3.1. Điều tra thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố Đồng Hới –Tỉnh Quảng Bình    2
1.3.2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh bị cận thị    3
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI    3
Chương 1.  TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU    4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM    4
1.1.1. Khái niệm về tật khúc xạ    4
1.1.2. Khái niệm mắt chính thị    7
1.1.3. Phân loại cận thị    7
1.1.4. Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị [1,2,11]    9
1.1.5. Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ)     9
1.1.6. Khái niệm về thị lực    10
1.2 PHƯƠNG PHÁP KHÁM THỊ LỰC [8,18]    10
1.2.1.Góc thị giác    11
1.2.2. Khám thị lực bằng bảng thị lực    12
1.2.3. Quy ước ghi kết quả thị lực    13
1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực    13
1.2.5. Phương pháp đo thị lực    14
1.2.5.1. Đo thị lực xa    14
1.2.5.2. Đo thị lực với kính lỗ    15
1.2.5.3. Đo thị lực gần    16
1.3. SỰ ĐIỂU TIẾT CỦA MẮT    16
1.3.1. Viễn điểm điều tiết    17
1.3.2. Cận điểm điều tiết    17
1.3.3. Những cơ chế phối hợp điều tiết    19
1.3.4. Co quắp điều tiết    20
1.3.5 Các thuyết về cơ chế điều tiết    21
1.4. THỰC TRẠNG CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM    24
1.4.1.Tình hình cận thị trên Thế giới    24
1.4.2. Tình hình cận thị ở Việt Nam    25
1.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ THỊ LỰC    26
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÀI TẬP THỂ DỤC MẮT ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC    27
1.6.1. Nghiên cứu trong nước    27
1.6.2. Nghiên cứu trên thế giới    28
1.6.2.1. Phương pháp Bates    31
1.6.2.2 Phương pháp Yoga    32
1.6.2.3.Phương pháp vận động tam liên    33
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU    35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu    35
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thực nghiệm    35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu    35
2.2.2. Phương pháp điều tra    35
2.2.3. Phương pháp xác định độ cận thị và thị lực    36
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm    36
2.2.5. Phương pháp thống kê    37
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU    37
2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU    39
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN    40
A- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    40
3.1. THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ VÀ CẬN THỊ CỦA HỌC SINH THCS TẠI TP. ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH    40
3.1.1. Một số nét về vùng nghiên cứu    40
3.1.2.Thực trạng tật khúc xạ và cận thị tại trường THCS TP. Đồng Hới –  Tỉnh Quảng Bình    41
3.2. TÁC DỤNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC MẮT ĐỐI VỚI MẮT BỊ CẬN THỊ    47
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    47
3.2.2. Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên độ cận thị và thị lực của học sinh bị cận thị    48
3.2.2.1. Tác dụng của một số bài tập thể dục mắt lên độ cận thị    48
3.2.2.2. Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên thị lực của học sinh bị cận thị khúc xạ    52
B. BÀN LUẬN    55
3.3. BÀN LUẬN VỀ TỈ LỆ CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG    55
3.4. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC MẮT    57
3.4.1. Tác dụng Phương pháp Bates đối với mắt bị cận thị    57
3.4.2. Tác dụng Phương pháp vận động tam liên đối với mắt bị cận thị    59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    66
I.KẾT LUẬN    66
II.KIÊN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO    68
PHỤ LỤC    74

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố nội dung và thời gian thực hiện các bài tập trong    38
mỗi buổi tập của nhóm thực nghiệm 1 (theo phương pháp Bates) [21,22]    38
Bảng 2.2. Phân bố nội dung và thời gian thực hiện các bài tập trong mỗi buổi tập của nhóm thực nghiệm 2 (theo phương pháp vận động tam liên) [20,37,44]    38
Bảng 3.1. Số lượng học sinh ở các khối của các trường nghiên cứu    40
Bảng 3.2. Số lượng và tỉ lệ mắc các tật khúc xạ của học sinh  ở các trường nghiên cứu  (Theo số liệu của Trung tâm mắt Quảng Bình)    41
Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ các loại tật khúc xạ ở học sinh 3 trường THCS tại TP. Đồng Hới – Quảng Bình    42
Bảng 3.4.  Phân bố số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị ở các khối    44
tại các trường nghiên cứu    44
Bảng 3.5.Tỉ lệ cận thị cận thị khúc xạ và cận thị trục trong tổng số    45
học sinh bị cận thị ở 3 trường    45
Bảng 3.6. Số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị khúc xạ ở trường THCS thuộc nội thành và ngoại thành thuộc Tp. Đồng Hới    45
Bảng 3.7.  Số lượng và tỉ lệ % học sinh bị các mức cận thị ở 3 trường    46
Bảng 3.8. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    48
Bảng 3.9.  Độ cận thị tại thời điểm trước và sau 2 tháng của các em bị cận thị    49
ở nhóm ĐC và TN1    49
Bảng 3.10. Độ cận thị tại thời điểm trước và sau 2 tháng    49
của các em bị cận ở nhóm ĐC và TN2    49
Bảng 3.11. So sánh độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ giữa nhóm ĐC    50
và nhóm TN1, TN2    50
Bảng 3.12. Số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị khúc xạ có độ cận thị    51
giảm ở các mức độ sau 2 tháng ở nhóm TN1 và TN2    51
Bảng 3.13. Phân bố thị lực của học sinh cận thị khúc xạ    52
trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu (thị lực không kính)    52
Bảng 3.14. Phân bố thị lực của học sinh cận thị khúc xạ    53
trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm sau 2 tháng (thị lực không kính)    53
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mắt chính thị, cận thị, viễn thị    4
Hình 1.2.Hình ảnh mắt loạn thị (nguồn internet)    5
Hình 1.3. Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc- Nguồn internet    6
Hình 1.4. Các chữ thử tương ứng với các khoảng cách khác nhau    11
Hình 1.5. Một số loại bảng thị lực    12
Hình 1.6. Bảng thị lực theo phương pháp kính lỗ    16
Hình 1.7. Sự điều tiết của mắt người (Nguồn internet)    18
Hình 1.8. Sự điều tiết của mắt (Nguồn internet)    19
Hình 1.9. Góc quy tụ nhãn cầu khi nhìn xa và nhìn gần (Nguồn internet)    20
Hình 1.10. Thủy tinh thể ở trạng thái nghỉ và điều tiết (Nguồn: Internet)    21
Hình 1.11. Cơ chế điều tiết.    22
Hình 1.12. Thủy tinh thể ở trạng thái nhìn xa và điều tiết khi nhìn    23
Hình 1.13. Cơ chế sự điều tiết   Nguồn: Internet    24
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ  tật khúc xạ của học sinh ở các trường nghiên cứu    42
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ học sinh bị các loại tật khúc xạ tại các trường THCS    43
Tp. Đồng Hới    43
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ học sinh bị cận thị của các trường THCS Tp. Đồng Hới    43
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ cận thị gia tăng theo khối ở các trường THCS    44
tại Tp. Đồng Hới    44
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỉ lệ các mức độ cận thị của học sinh    46
thuộc 3 trường nghiên cứu    46
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ ở 3 nhóm    50
Biểu đồ 3.7.  Thay đổi độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ    51
sau 2 tháng thực nghiệm các bài tập của nhóm TN1 và TN2    51
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN1 trước và sau 2 tháng    53
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN2 trước và sau 2 tháng    54
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN1 và 2 sau 2 tháng    54
Biểu đồ 3.11. Độ cận thị tại thời điểm sau 4 tuần ngừng thực hành    55
bài tập thể dục mắt ở nhóm TN1 và TN2    55 

Leave a Comment