Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022

Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022.Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương phụ thuộc một phần vào lứa tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra tuy nhiên ít phức tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương bị lão hóa trở nên giòn, dễ gãy nhất là khi ngã.Gãy xương chi dưới thường gặp bao gồm: gãy cổ xương đùi, liên mấu chuyển, thân xương đùi, vùng gối, cẳng chân, vùng cổ chân [2].
Gãy xương chi dưới có thể gây lên các biến chứng cấp tính như: mất máu, đau có thể dẫn đến sốc. Từ gãy xương kín dẫn đến gãy xương hở do cố định không tốt, thăm khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài dẫn đến nhiễm trùng viêm xương.Tổn thương mạch máu thần kinh do đầu xương gãy chọc vào, tổn thương mạch máu có thể làm hoại tử chi, thiếu máu nuôi dưỡng chi. Tắc mạch do mỡ, rối loạn dinh dưỡng, hội chứng chèn ép khoang [6].


Phương pháp điều trị bằng bó bột sau gãy xương vẫn chiếm một phần lớn. Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển, thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêmTuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt sau bó bột thì cần quá trình điều trị, chăm sóc và theo dõi một cách chu đáo [4].
Chức năng của bột là để bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp chấn thương. Nó giúp giữ các xương bị gãy ở trục thích hợp theo giải phẫu bình thường. Từ đó giúp xương lành ở hình dạng thích hợp để thực hiện được các hoạt động thường ngày.Bột cũng có tác dụng làm giảm đau vùng xương hay khớp chấn thương. Bởi vì chúng ngăn cản vận động vùng tổn thương, giúp vùng mô không bị căng quá mức khi di chuyển [1].
Nhìn chung, bó bột là kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt nếu không có thể dẫn đến biến chứng do bó bột. Các biến chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo thời gian bó bột: Loét do tì đè; vết loét có thể xuất hiện trên vùng da dưới vị trí được bó bột; điều này có thể xảy ra do bó bột quá chặt hoặc không vừa vặn, gây áp lực quá mức lên một vùng cơ thể. Hội chứng chèn ép khoang: Đây là một trong những biến chứng chính xảy ra do bó bột quá chặt hoặc quá cứng, từ đó làm co các chi bị sưng; khi áp lực phía dưới chỗ bó bột tăng lên, các cơ, dây thần kinh và mạch máu ở vùng bó bột dễ bị tổn thương; tổn thương này có thể tồn tại vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang: Tê hoặc ngứa ran ở chi bị ảnh hưởng; da lạnh, nhợt nhạt hoặc có màu hơi xanh; cảm thấy bỏng rát hoặc châm chích; đau và sưng nhiều [11].
Về triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên nghiên cứu về công tác chăm sóc NB sau bó bột gãy xương chi dướicòn được ít đề cập. Chính vì vậy để đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị, giảm biến chứng sau bó bột chúng tôi tiến hành chuyên đề:
Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tạiTrung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung chậu ………………………………………………………………3
Hình 2: Khung chậu ………………………………………………………………3
Hình 3: Xương chày……………………………………………………………… 4
Hình 4: Xương chày ………………………………………………………………5
Hình 5: Bó bột đùi cẳng bàn chân …………………………………………………8
Hình 6: Bàn kéo nắn bó bột ………………………………………………………10
Hình 7: Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ………………………15
Hình 8: Người ĐD theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho NB …………………………………….20
Hình 9: Chi bó bột được gác lên khung Braune ………………………………………………21
Hình 10: Kiểm tra bột cho NB ……………………………………………………………………..22
Hình 11: Tập vận động cho NB …………………………………………………………………….23
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố NB theo tuổi ………………………………………………………17
Bảng 2: Phân bố NB theo giới ………………………………………………………17
Bảng 3: Các vị trí gãy xương ………………………………………………………..17
Bảng 4: Kết quả chăm sóc…………………..…………………………………….…19v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………ii
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO ……………………………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………….. iii
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………….. iv
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………. iv
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………….. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1 …………………………………………………………………………………………………. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………………………………………………. 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………………………………………….. 3
1. Giải phẫu chi dưới [3], [7], [16] ………………………………………………………….. 3
2. Triệu chứng gãy xương [2], [5], 12] …………………………………………………….. 5
3. Tiến triển và biến chứng [10], [14] ……………………………………………………… 6
4. Các loại bó bột [9] ……………………………………………………………………………. 7
5. Các biến chứng của bó bột [13]: Bó bột có thể gây ra một số biến chứng
nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương và sức khỏe tổng
thể. ………………………………………………………………………………………………….. 10
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ………………………………………………………………………….. 10
1. Hướng điều trị [8], [15] …………………………………………………………………… 10
2. Nghiên cứu ngoài nước và trong nước. ………………………………………………. 11
3. Quy trình chăm sóc người bệnh chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người
bệnh gãy xương chi dưới …………………………………………………………………….. 13
Chương 2 ……………………………………………………………………………………………….. 15
LIÊN HỆ THỰC TIỄN …………………………………………………………………………….. 16
1. Thông tin chung Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ………….. 16
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2022 …………… 17
Chương 3 ……………………………………………………………………………………………….. 21
BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 21vi
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………… 21
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
năm2022 ……………………………………………………………………………………………… 21
3. Ưu, nhược điểm: ……………………………………………………………………………….. 25
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 27
1. Một số đặc điểm chung của người bệnh ………………………………………………… 27
2. Thực trạng chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi
dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bìnhnăm2022: ……………………………………………………………………………………… 27
3. Một số khuyến nghị nhằm cải thiện công tác chăm sóc 24 giờ đầu sau bó bột
cho người bệnh gãy xương chi dưới tại Khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm Y tế
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: ………………………………………………………….. 27
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP …………………………………………………………………….. 29
1. Đối với bệnh viện ……………………………………………………………………………… 29
2. Đối với khoa phòng …………………………………………………………………………… 29
3. Đối với điều dưỡng viên …………………………………………………………………….. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG KIỂM THỰC HÀNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CHI
DƯỚI SAU BÓ BỘ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment