Thực trạng, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Luận văn y học Thực trạng, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.Tai biến mạch máu nãolà một trong các bệnh lý mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Bệnh gặp phổ biến ở người cao tuổi và là bệnh lý cấp cứu hay gặp nhất của chuyên khoa thần kinh. Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới tai biến mạch máu não. Bệnh có tỷ lệ tử vong, di chứng và gây tàn phế hàng đầu cho người cao tuổi.
Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh già hóa dân số, các bệnh mạn tính không lây nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng đang gia tăng nhanh chóng và là một trong những gánh nặng cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi [12]. Theo tiến trình lão hóa, một số các cơ quan và các mô ở người cao tuổi suy giảm chức năng đáng kể, bộ máy tiêu hóa giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột, giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn [43].
Do đó, nguy cơ suy dinh dưỡng ở nhóm đối tượng này thường cao hơn hơn so với các nhóm bệnh nhân khác. Trong khi đó, suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện là một vấn đề khá phổ biến ở cả các quốc gia đang phát triển và đã phát triển trên thế giới. Tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng dao động tùy theo các quốc gia và các loại bệnh lý[41],[50]. Tỷ lệ mắc có thể từ 20% cho đến trên 90%.Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện đang là một vấn đề phổ biến và nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiếp tục suy giảm.
Đây chính là một trong những yếu tố góp phần gia tăng thêm nhiều nguy cơ cho người bệnh như nhiễm trùng, loét tỳ đè, thời gian nằm viện kéo dài, tăng nguy cơ tử vong, tái nhập viện và giảm chất lượng cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc chăm sóc sinh dưỡng tốt giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, kết quả điều trị, cải thiện chi2 phí điều trị, quá tải và nằm ghép trong bệnh viện[56]. Đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, ngoài các vấn đề dinh dưỡng thường thấy như ở các nhóm đối tượng khác thì vấn đề khó khăn trong ăn uống đường miệng (do liệt, nuốt khó…) là khá phổ biến gâyảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân[34],[51]. Vì vậy, việc thực hiện các can thiệp chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trong khi nằm viện là rất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục bệnh tốt hơn.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ năm 2014, khoa Dinhdưỡng của bệnh viện được khôi phục, phát triển hệ thống dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế trong bệnh viện, chịu trách nhiệm chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và dần hoàn thiện các hoạt động đầy đủ theo Thông tư 08/2011/TT-BYT của
Bộ Y tế. Khoa Nội Thần kinh của bệnh viện là một trong những khoa lớn, có lưu lượng bệnh nhân đông. Riêngbệnh nhân tai biến mạch máu não mỗi năm có khoảng gần 1.000 người bệnh nhập điều trị.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giátình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tai biến mạch máu nãotại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, năm 2018 – 2019.
2. Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, năm 2018 – 2019
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN…………………………………………………………………. 3
1.1. Một số khái niệm chung và công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng…. 3
1.1.1. Một số khái niệm chung………………………………………………………… 3
1.1.2. Một số kỹ thuật sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh
nhân tại bệnh viện ……………………………………………………………….. 4
1.1.3. Bệnh tai biến mạch máu não………………………………………………….. 8
1.2. Tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện …………………… 11
1.3. Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện ………… 18
CHƢƠNG 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 24
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ……………………………….. 24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………… 24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….. 24
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 25
2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………….. 25
2.2.3. Các chỉ số, biến số và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu …… 27
2.2.4. Một số kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu …………………………….. 27
2.2.5.Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu……………………… 30
2.2.6. Phân tích xử lý số liệu khống chế sai số ………………………………… 32
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………. 32
CHƢƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 34
3.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình …………………………………………………….. 343.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến
mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình …………………… 42
CHƢƠNG 4:BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 50
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình …………………………………………………….. 50
4.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến
mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình …………………… 62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về giới tính và nhóm tuổi của bệnh nhân………………… 34
Bảng 3.2. Thông tin về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bệnh nhân….. 34
Bảng 3.3. Thông tin về thói quen ăn uống của bệnh nhân………………………. 35
Bảng 3.4. Sự thay đổi cân nặng của bệnh nhân trong 3 tháng qua…………… 36
Bảng 3.5. Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của bệnh nhân theo giới
tính và nhóm tuổi……………………………………………………………….. 36
Bảng 3.6. Giá trị trung bình BMI của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
và giới tính………………………………………………………………………… 37
Bảng 3.7. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bêṇ h nhân theo giới tính dựa
vào BMI……………………………………………………………………………. 38
Bảng 3.8. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bêṇ h nhân theo nhóm tuổi
dựa vào BMI……………………………………………………………………… 38
Bảng 3.9. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân đánh giá bằng
phương pháp MNA phân theo giới……………………………………….. 39
Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân đánh giá bằng
phương pháp MNA phân theo nhóm tuổi………………………………. 40
Bảng 3.11. Giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm hóa sinh ……………… 41
Bảng 3.12. Mức độ giảm Albumin huyết thanh của bệnh nhân ………………… 41
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm tra các chỉ số nhân trắc ……………….. 42
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện các hoạt động đánh giá tình trạng
dinh dưỡng………………………………………………………………………… 42
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định, giải thích chế độ ăn……………….. 43
Bảng 3.16. Thông tin về giới tính và nhóm tuổi của người chăm sóc bệnh
nhân . ……………………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.17. Thông tin về trình độ học vấn của người chăm sóc bệnh nhân…. 44Bảng 3.18. Người phụ trách chính việc ăn uốngcủa bệnh nhân tại viện …….. 45
Bảng 3.19. Chế độ ăn thực tế và nguồn cung cấp thông tin về chế độ ăn cho
bệnh nhân …………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.20. Địa điểm cung cấp thức ăn cho bệnh nhân ……………………………. 46
Bảng 3.21. Ý kiến của người nhà bệnh nhân về vấn đề tư vấn dinh dưỡng của
cán bộ y tế ………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.22. Thái độ của người chăm sóc bệnh nhân với sự tư vấn dinh dưỡng
của cán bộ y tế . …………………………………………………………………. 47
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện theo sự tư vấn dinh dưỡng của cán bộ
y tế …………………………………………………………………………………… 48
Bảng 3.24. Đánh giá của người chăm sóc về khả năng bệnh nhân thực hiện
theo sự tư vấn dinh dưỡng của cán bộ y tế ……………………………. 4