Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định
Luận văn Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định.Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển mãn tính, làm suy giảm nặng nề các chức năng tâm thần, làm cho người bệnh không thể hòa nhập được với cuộc sống gia đình cũng như xã hội nếu không được điều trị tích cực. Bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh vẫn chưa được rõ ràng.
Tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0, 3 – 1,5% dân số[9]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới đang có khoảng 45 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự sát vì tâm thần phân liệt [11].8
Theo thống kê của Chương trình Quốc gia năm 2012, ở Việt Nam tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,47% dân số, bệnh khởi phát ở lứa tuổi 18 đến 40[7]. Theo Trần Viết Nghị tỷ lệ này là 0,3 – 1%[9] .
Theo bộ lao động thương binh xã hội năm 2011 tại Việt Nam hiện nay đang có khoảng hơn 200.000 người bệnh tâm thần phân liệt. Trong khi đó, cả nước chỉ có khoảng 100.000 người bệnh đang được chăm sóc và phục hồi chức năng tại 26 cơ sở bảo trợ xã hội[11]. Như vậy, còn lượng rất lớn người bệnh tâm thần đang sống ở cộng đồng, không ít người trong số đó do gia đình không kiểm soát được đã bỏ nhà đi lang thang. Chính vì thế, các mô hình chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng được coi là một giải pháp tốt, là xu hướng mà thế giới đang đi theo. Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng[2]. Bệnh tâm thần phân liệt là môt trong ba bệnh chính được đưa vào chương trình. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần được nhân rộng từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, đến các trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và trung tâm Y tế xã, phường, thị trấn. Với phần lớn người bệnh tâm thần đang được quản lý tại gia đình và được theo dõi quản lý theo sổ tại trạm y tế xã, phường.
Việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt ngày nay chủ yếu là dựa vào cộng đồng nghĩa là người bệnh không cần phải nằm trong bệnh viện lâu dài mà có thể sinh hoạt bình thường tại gia đình và xã hội nhưng phải được tái khám định kỳ và dùng thuốc duy trì theo hướng dẫn của thầy thuốc. Vì vậy vai chò của người chăm sóc trong gia đình là rất quan trọng. Nếu tại gia đình, người thân chỉ biết sử dụng thuốc cho người bệnh uống đều đặn hàng ngày mà không quan tâm đến việc phục hồi các chức năng tâm lý thì vẫn chưa đủ bởi vì mục tiêu là vừa điều trị vừa giúp cho người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Nam Định là một trong những tỉnh có số lượng người bệnh tâm thần phân liệt tương đối cao. Theo số liệu báo cáo năm 2012, hiện nay toàn tỉnh có 12,353 người bệnh tâm thần đang được quản lý. Trong đó tâm thần phân liệt là 5069 chiếm 41% . Dự án chăm sóc bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến từng đội trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 229 xã, phường, thị trấn tất cả đã được triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh Nam Định vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề9 thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng nhất là ở chính gia đình người bệnh. Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy tâm thần, đánh giá đùng thực trạng chăm sóc, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định” với mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định
Thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại gia đình ở Nam Định