Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017

Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017.Đột quỵ (Stroke)còn gọi là tai biến mạch máu não, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là “tình trạng bệnh lý não biểu hiện bởi các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não ”[32]. Khi bị đột quỵ, người bệnh (NB) có thể bị những di chứng nặng nề như viêm phổi, trầm cảm, co cứng các chi, liệt nửa người…. thậm chí tử vong. Do đó, NB đột quỵ cần được chẩn đoán nhanh. chính xác. sử dụng thuốc đúng. đủ, kịp thời và được chăm sóc sức khỏe toàn diện (CSSKTD), đặc biệt ngay từ giai đoạn cấp của bệnh, NB cần được chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN) đúng cách [27]. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, công tác PHCN cho NB còn chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc hạn chế về nhận thức và trong đầu tư về nhân lực. cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chuyên dụng cho công tác này.


Mặt khác, hiệu quả cải thiện tình trạng sức khoẻ của NB nói chung và NB đột quỵ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác chăm sóc PHCN của đội ngũ ĐDV tại bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu tại Việt Nam về thực trạng điều dưỡng với công tác CSSKTD cho NB cho thấy: ĐDV còn thiếu tính chủ động trong chăm sóc NB, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập còn hạn chế, thiếu hướng dẫn và luyện tập PHCN cho NB…. [15], [21], [22]. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm tiến hành tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012 về nhu cầu và thực trạng chăm sóc PHCN cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp, một số nhu cầu quan trọng của NB chưa được ĐDV đáp ứng đầy đủ như: gần 99% NB chưa được hướng dẫn xoa bóp theo khung đại tràng. hơn 90% chưa được hướng dẫn cách cho ăn/ uống để tránh nghẹn, khoảng 70% chưa được hướng dẫn vân động tay. chân. Tỷ lệ ĐDV còn thiếu kiến thức về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ còn chiếm tới gần 30% [25].
Quảng Ninh là một trong 3 tỉnh mũi nhọn phát triển kinh tế của miền bắc Việt Nam. đời sống của người dân đi lên song song với mô hình bệnh tật thay đổi, diện bệnh thay đổi. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhiều vấn đề mới phát sinh gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe nhân dân như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…; cơ cấu bệnh tật thay đổi theo chiều hướng gia tăng các bệnh không lây và nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. [26]. Mô hình bệnh tật tại Quảng Ninh chủ yếu gồm những nhóm bệnh:
⦁    Hô hấp: 25,8%
⦁    Tim mạch (Tăng HA, Tai biến mạch máu não, Huyết áp thấp, Rối loạn thành mạch): 15,1%
⦁    Tiêu hóa: 9,2%
⦁    Cơ xương khớp: 19%
⦁    Thần kinh: 19%
⦁    Truyền nhiễm: 5,3%
⦁    Bệnh chuyển hóa (Đái tháo đường): 1,8%[26]
Tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh, số lượt NB phải nhập viện điều trị do đột quỵ tăng từ 400 người (năm 2015) lên đến 650 người (năm 2016) [1], [2], [3]. Điều này cho thấy nhu cầu lớn trong chăm sóc PHCN của NB đột quỵ tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh. Nhưng chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu PHCN cho NB đột quỵ của ĐDV để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Ban Giám đốc bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả CSSKTD cho NB đột quỵ nói riêng và cho NB nói chung.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017” với các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
⦁    Người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp điều trị tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh có nhu cầu chăm sóc PHCN ở mức nào?
⦁    Điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh đáp ứng như thế nào so với nhu cầu chăm sóc PHCN của NB đột quỵ sau giai đoạn cấp?
⦁    Thực trạng kiến thức chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Xác định nhu cầu của người bệnh và thực trạng đáp ứng của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2017.
Mô tả thực trạng kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp của điều dưỡng viên bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh, năm 2017

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT    v
DANH MỤC CÁC BẢNG    vi
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ    vii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.    3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Tổng quan về Đột quỵ    4
1.1.1.    Một số thuật ngữ liên quan đến đột quỵ:    4
1.1.2.    Đại cương về Đột quỵ:    6
1.1.2.1.    Các thể Đột quỵ:    6
1.1.2.2.    Các dấu hiệu báo động Đột quỵ:     6
1.1.3.    Các biến chứng, di chứng của Đột quỵ    7
1.1.4.    Dịch tễ học:    10
1.1.5.     Yếu tố nguy cơ của Đột quỵ:    10
1.1.6.    Nguyên tắc điều trị và dự phòng:    11
1.2.    Những vấn đề chung về công tác điều dưỡng:     12
1.2.1.    Nghề Điều dưỡng là gì:    12
1.2.2.    Chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Điều dưỡng viên    13
1.2.3.    Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp:..18
1.3.    Một số nghiên cứu về hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng cho người
bệnh của điều dưỡng    21
1.3.1.    Trên thế giới:    21
1.3.2.    Tại Việt Nam:    24
1.4.    Sơ đồ cây vấn đề    28
1.5.    Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu    29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    29
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    29
2.1.1.    Nghiên cứu định lượng:    29
2.1.2.    Nghiên cứu định tính:    29
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    29
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    30
2.4.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    30
2.5.    Phương pháp thu thập số liệu    30
2.6.    Các biến số nghiên cứu    33
2.7.    Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    40
2.8.    Phương pháp phân tích số liệu    42
2.9.    Vấn đề đạo đức của nghiên cứu    43
2.10.    Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số    43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    45
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    45
3.1.1.     Thông tin chung về NB đột quỵ sau giai đoạn cấp    45
3.1.2.    Thông tin chung của điều dưỡng viên tại 2 khoa    47
3.2.    Nhu cầu và thực tế đáp ứng của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức
năng cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp    48
3.2.1.     Mức độ đột quỵ của người bệnh tham gia nghiên cứu theo NIHSS.    48
3.2.2.    Nhu cầu chăm sóc PHCN của NB đột quỵ sau giai đoạn cấp và thực tế đáp
ứng của ĐDV      49
3.3.    Kết quả khảo sát kiến thức của ĐDV về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau
giai đoạn cấp    60
3.4.    Nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp của
ĐDV bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh    64
Chương 4 BÀN LUẬN    71
4.1.    Bàn luận về đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu    75
4.2.    Bàn luận về nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng của người bệnh và thực tế
đáp ứng của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ    75
4.3.    .Bàn luận về kiến thức chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ
sau giai đoạn cấp và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên    81
4.4.    Nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp của
ĐDV bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh:    81
4.5.    Công tác triển khai hoạt động chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ tại bệnh viện Y
dược cổ truyền Quảng Ninh    82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ    86
TÀI LIỆU THAM KHẢO    89
PHỤ LỤC    94
Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu    94
Phụ lục 2: Phiếu đánh giá sự đáp ứng nhu cầu PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn
cấp của điều dưỡng viên    95
Phụ lục 3: Phiếu đánh khảo sát kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc phục
hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp    104
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện Ban Giám đốc bệnh viện    110
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Điều dưỡng trưởng bệnh viện    112
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Khoa, Điều dưỡng trưởng khoa. .114
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Điều dưỡng viên nhóm trưởng điều dưỡng
Image

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:    Cách tính điểm và đánh giá kiến thức của ĐDV    41
Bảng 2:    Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của NB    45
Bảng 3:    Thông tin về tình hình điều trị của người bệnh    46
Bảng 4:    Một số thông tin chung của ĐDV    47
Bảng 5: Phân loại mức độ đột quỵ của NB theo thang điểm NIHSS    48
Bảng 6: Tổng hợp tỷ lệ NB đột quỵ sau giai đoạn cấp có nhu cầu chăm sóc PHCN theo 8 nhóm nhu cầu    49
Bảng 7: Nhu cầu chăm sóc da của NB và đáp ứng của ĐDV    50
Bảng 8: Nhu cầu chăm sóc ăn, uống của NB và đáp ứng của ĐDV    52
Bảng 9: Nhu cầu của NB về chăm sóc đường tiểu, bàng quang và đáp ứng của ĐDV
    53
Bảng    10: Nhu cầu của NB về chăm sóc hô hấp và thực tế đáp ứng của ĐDV    54
Bảng    11: Nhu cầu của NB về chăm sóc phòng ngừa táo bón và đáp ứng của    ĐDV..
    55
Bảng    12: Nhu cầu NB về phòng ngừa tắc mạch và đáp ứng của ĐDV    56
Bảng    13: Nhu cầu của NB về chăm sóc tư thế đúng và đáp ứng của ĐDV    56
Bảng    14: Nhu cầu NB về chăm sóc luyện tập PHCN và đáp ứng của ĐDV    57
Bảng    15: Kiến thức của ĐDV về từng nội dung trong chăm sóc PHCN cho    NB    đột
quỵ sau giai đoạn cấp    60
Bảng 16: Mức độ tự tin về kỹ năng thực hiện các bước chăm sóc theo quy trình điều dưỡng của ĐDV    64
Bảng 17: Những hỗ trợ đã nhận được từ bệnh viện liên quan đến chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp của ĐDV    66
Bảng 18: Mức độ nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp của ĐDV    65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1: Các thể đột quỵ    15
Hình 2: Mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện     12
Hình 3: Cây vấn đề    27
Biểu đồ 1: Mức độ hài lòng của NB đối với đáp ứng chăm sóc PHCN của ĐDV..60
Biểu đồ 2: Kiến thức chung của ĐDV về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ    62
Biểu đồ 3: Mức độ nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ sau giai đoạn cấp của ĐDV    68

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment