Thực trạng chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2013 và hiệu quả giải pháp can thiệp

Thực trạng chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2013 và hiệu quả giải pháp can thiệp

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2013 và hiệu quả giải pháp can thiệp . Sức khỏe người lao động luôn là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất lao động; gây ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên hiện nay sức khỏe người lao động đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức [25], [27].

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm có khoảng 337 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên thế giới và 2,3 triệu chết do bệnh liên quan đến lao động [27], [83].
Tại Việt Nam, tỷ lệ người lao động bị thương tật lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và tử vong có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia An toàn lao động và phòng chống cháy nổ Trung ương, trong năm 2011, cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm 6.154 người bị nạn (tăng 16% so với năm 2010), trong đó có 574 người chết [6], [31]. Bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định tính đến cuối năm 2010 là 26.928 trường hợp. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2010 là 8,8% và tỷ lệ nghỉ ốm năm 2010 là 24,7% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo [6].
Tỉnh Đồng Nai có 30 khu công nghiệp lớn với khoảng 400.000 người lao động vào thời điểm cuối năm 2011. Đồng Nai cũng là một trong số ít các địa phương trên cả nước xảy ra nhiều tai nạn lao động và có tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở mức cao. Bình quân mỗi năm xẩy ra 4.383 vụ TNLĐ, làm 4553 người bị nạn với 489 người chết, số vụ TNLĐ tăng 7,95% hàng năm. Mỗi năm có thêm 1.000-1.500 người mắc bệnh nghề nghiệp đưa tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2007 là 23.000 người [29],
[31].
Tại tỉnh Đồng Nai Trung tâm BVSK và MT tỉnh được thành lập khá sớm, songhệ thống CSSK cho NLĐ còn yếu và thiếu về nhân lực và vật lực, khả năng cung cấp dịch vụ CSSK cho NLĐ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, tâm lý của NLĐ muốn giấu bệnh với đồng nghiệp và cơ quan nên NLĐ ít tới hệ thống y tế lao động để được CSSK. Sự phối hợp của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người lao động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Các cơ sở y tế tham gia công tác CSSK chưa đồng đều về chất lượng cũng như chi phí CSSK cho NLĐ dẫn tới nhiều bất cập trong công tác CSSK của NLĐ.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động luôn được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, bằng việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật y tế, ban hành nhiều văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động [36]. Tuy nhiên, sự quan tâm còn chưa đúng mức nên kết quả đạt được còn hạn chế, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng, người lao động vẫn chưa được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013.
2.    Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÔNG BỐ KẾT QUẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Thực trạng chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2013 và hiệu quả giải pháp can thiệp

1.    Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng Lân (2015), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXV, số 8 (168), tr. 523-530.
2.    Phạm Văn Dũng, Đào Văn Dũng, Phạm Văn Thao (2016), “Hiệu quả giải pháp can thiệp về chăm sóc sức khỏe người cho lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Y học cộng đồng, số 35, tháng 11-12/2016, tr. 20-24.
3.    Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Thao, Đào Văn Dũng (2017), “Thực trạng sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp thuộc 7 khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013”, Tạp chí Y học cộng đồng, số 37, tháng 3-4/2016, tr.
…).
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    THỰC TRạNG SứC KHOẻ VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SứC
KHỎE NGƯờI” LAO ĐộNG    3
1.1.1.    Thực trạng sức khỏe người lao động trên thế giới và tại Việt
Namg                            3
1.1.2.    Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại Việt
Nam    10
1.2.    CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƯờI
LAO ĐỘNG ’                                        23
1.2.1.    Quản lý các yếu tố độc hại trong môi trường lao động    23
1.2.2.    Các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất    24
1.2.3.    Các biện pháp bảo vệ cá nhân    25
1.2.4.    Các biện pháp về y tế    25
1.3.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỈNH ĐỒNG NAI    35
Chương 2: ĐỐI TƯợNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU    36
2.1.    ĐỐI TƯợNG, ĐịA ĐIểM VÀ THờI GIAN NGHIÊN CứU    36
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    36
2.1.2.     Chất liệu nghiên cứu    36
2.1.3.    Địa điểm nghiên cứu    36
2.1.4.    Thời gian nghiên cứu    39
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU    39
2.2.1.     Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang    39
2.2.2.     Thiết kế nghiên cứu can thiệp    44
2.2.3.    Phương pháp xử lý số liệu    51
2.2.4.    Kỹ thuật hạn chế sai số    52
2.3.    TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU    52
2.3.1.    Tổ chức thực hiện    52
2.3.2.    Lực lượng tham gia nghiên cứu    53
2.4.    ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    53
2.5.    HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU    53
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1.    THựC TRạNG SứC KHỏE VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SứC
KHỎE NGƯờ LAO ĐộNG TạI 10 DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2013          55
3.1.1.     Một số đặc điểm của NLĐ tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai 55
3.1.2.    Thực trạng sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh
Đồng Nai , năm 2013    60
3.1.3.    Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại 10
doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai, Năm 2013    68
3.2.    HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP VỀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CHO NGƯờI LAO ĐộNG TạI ĐịA BÀN NGHIÊN
CỨU          84
Chương 4:BÀN LUẬN    95
4.1.    VỀ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƯờI LAO ĐộNG TạI 10 DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2013    ’.    .’    .’    95
4.1.1.    Về thực trạng sức khỏe người lao động    95
4.1.2.    Về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại 10
doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai    102
4.2.    VỀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CẢI THIỆN
SỨC KHỎE NGƯờI LAO ĐộNG    .’    .’ 111
KẾT LUẬN    129
1.    Thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013    129
2.    Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe người
lao động tại địa bàn nghiên cứu    130
KIẾN NGHỊ    131 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment