Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Luận văn Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh.Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Mỹ mỗi năm có khoảng 795.000 người xảy ra đột quỵ, trong đó khoảng 610.000 là lần đầu tiên. Đột quỵ là một trong 20 nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu tại Mỹ. Đột quỵ do thiếu mãu não cục bộ là loại phổ biến nhất, trong đó chiếm khoảng 87%.
Còn tại Việt Nam thì mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ (TBMMN), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động…Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị TBMMN đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.


Nếu những năm 90, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 – 64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%. Đáng lưu ý là những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm.
Một người sau TBMMN bị ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào cơn đột quỵ của họ xảy ra ở đâu trên não và mức độ tổn thương của các tế bào não. Ví dụ, một người bị 1 cơn đột quỵ nhỏ thì chỉ có thể chỉ bị yếu tạm thời của một cánh tay hoặc chân. Những người bị đột quỵ nặng thì có thể bị tê liệt vĩnh viễn ở một bên cơ thể của họ hoặc mất khả năng nói. Một số người hồi phục hoàn toàn từ cơn đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sẽ có một số loại khuyết tật.
Qua những thống kê trên thì ta có thể thấy, bệnh đột quỵ hay còn gọi là TBMMN là một bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại các di chứng nặng nề. Gánh nặng của việc chăm sóc những người sau TBMMN đè nặng lên vaiviii người thân và xã hội. Do vậy, việc giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN vô cùng cần thiết.
Tác động đến việc phục hồi nhanh của bệnh nhân có thể do các phương pháp vật lý trị liệu và chăm sóc tinh thần.
Nhưng thực tế hiện nay trong các cơ sở điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN thì chỉ tập trung vào các phương pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp, kéo nắn, châm cứu… mà ít quan tâm đến những biến đổi tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh nhân sau TBMMN thường phải chịu cả những mất mát về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh tình trạng yếu liệt, giảm cảm giác hay rối loạn về nhận thức, bệnh nhân phải gánh tác động rất lớn về tâm lý. Tâm lý con người có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát sinh bệnh, và cả quá trình phát triển, tiên lượng, điều trị và chăm sóc. Để chấp nhận những tổn thương sau TBMMN, bệnh nhân cần có hiểu biết và thời gian để thích nghi với nó. Tác động của người cán bộ y tế một cách vô tình hay cố ý có thể làm thay đổi sự tiến triển bệnh và kết quả điều trị.
Trên cơ sở đó, ta có thể thấy, quá trình chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho bệnh nhân. Xuất phát từ yếu tố trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………vii
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………………………………… 1
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………………………….. 1
1.1.1 Nước ngoài……………………………………………………………………………….. 1
1.1.2 Trong nước……………………………………………………………………………….. 8
1.2 Cơ sở lý luận …………………………………………………………………………… 13
1.2.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài ………………………………………………… 13
1.2.2 Một số vấn đề lý luận có liên quan đến chăm sóc bệnh nhân TBMMN
………………………………………………………………………………………………. 19
1.2.3 Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân TBMMN…………………………………… 21
1.2.4 Một số phương pháp chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN … 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ………………………………………………………………………. 31
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Ở
MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………. 32
2.1 Thể thức nghiên cứu ………………………………………………………………… 32
2.1.1 Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 32
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 33
2.1.3 Công cụ nghiên cứu …………………………………………………………………. 33
2.1.4 Tiến trình nghiên cứu……………………………………………………………….. 36
2.2 Kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………….. 37iii
2.2.1 Thực trạng nhận thức của các nhóm khảo sát………………………………. 38
2.2.2 Thực trạng đánh giá của các đối tượng về chăm sóc tinh thần cho bệnh
nhân TBMMN:…………………………………………………………………………………… 51
2.2.3 Thực trạng hoạt động chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN .. 53
2.2.4 So sánh sự khác biệt theo các nhóm đối tượng khác nhau trong việc
chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN:…………………………………………. 58
2.3 Đề xuất biện pháp ……………………………………………………………………. 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG II……………………………………………………………………… 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………. 66
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….. 71
Phụ lục 1……………………………………………………………………………………………. 71
Phụ lục 2……………………………………………………………………………………………. 83
Phụ lục 3:…………………………………………………………………………………………… 89
Phụ lục SPSS……………………………………………………………………………………. 1

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu ……………………………………………………… 32
Bảng 2.2Cách đánh giá điểm thang đo 5 mức độ ……………………………………. 37
Bảng 2.3 Cách đánh giá điểm thang đo 3 mức độ …………………………………… 37
Bảng 2.4 Nhận định của nhóm y tế về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
TBMMN (N=13)………………………………………………………………………………… 38
Bảng 2.5. Nhận định của BN&NCS về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân
TBMMN (N=22)………………………………………………………………………………… 40
Bảng 2.6. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện trao đổi, giao tiếp với bệnh
nhân TBMMN (N=13) ………………………………………………………………………… 41
Bảng 2.7. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân TBMMN………………………………………………………………. 42
Bảng 2.8. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện hỗ trợ nhu cầu tâm linh cho
bệnh nhân TBMMN ……………………………………………………………………………. 43
Bảng 2.9. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu
trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN………………………………….. 44
Bảng 2.10. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện trao đổi với bệnh nhân
TBMMN (N=22)………………………………………………………………………………… 45
Bảng 2.11. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân TBMMN………………………………………………………………. 46
Bảng 2.12. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện hỗ trợ tâm linh cho bệnh
nhân TBMMN……………………………………………………………………………………. 47vi
Bảng 2.13. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu
trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN………………………………….. 48
Bảng 2.14. Sự khác biệt mức độ nhận thức giữa nhóm y tế và BN&NCS….. 49
Bảng 2.15. Số lựa chọn đúng về vật lý trị liệu cho bệnh nhân TBMMN ……. 51
Bảng 2.16. Mức độ đồng ý về ý kiến cho rằng bệnh nhân TBMMN được
chăm sóc tinh thần một cách toàn diện ………………………………………………….. 52
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân TBMMN trong việc
được chăm sóc tinh thần………………………………………………………………………. 52
Bảng 2.18. Mức độ hài lòng của nhóm y tế trong việc chăm sóc tinh thần cho
bệnh nhân TBMMN ……………………………………………………………………………. 53
Bảng 2.19. Đánh giá chi tiết sự hài lòng nhóm khảo sát về những biểu hiện
chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ………………………………………….. 54
Bảng 2.20. Đánh giá mức độ cần thiết của các biểu hiện chăm sóc tinh thần
cho bệnh nhân TBMMN theo các nhóm khảo sát……………………………………. 55
Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc chăm sóc tinh thần
và vật lý trị liệu theo các nhóm khảo sát………………………………………………… 57
Bảng 2.22. Sự khác biệt về mức độ hài lòng theoBN&NCS việc chăm sóc tinh
thần cho bệnh nhân TBMMN ………………………………………………………………. 59
Bảng 2.23. Sự khác biệt về mức độ cần thiết của nhóm y tế trong việc chăm
sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN…………………………………………………… 6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment