THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT PHẪU THUẬT NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2021

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT PHẪU THUẬT NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2021

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT PHẪU THUẬT NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2021
Nguyễn Minh An1
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chăm sóc vết phẫu thuật nhiễm khuẩn tại bệnh viện xanh pôn năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hành đúng từng bước của quy trình thay băng vết mổ nhiễm khuẩn và vệ sinh tay thường quy tương đối cao nhưng tỷ lệ thực hành đạt về chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn là 90,3% và tỷ lệ thực hành vệ sinh tay thường quy đạt chiếm 88,9%. – Tỷ lệ thực hành đúng ở các bước 4, 6, 8, 12, 14,16 trong quy trình thay băng vết mổ nhiễm khuẩn đạt, lần lượt là 86,6%; 85,6%; 79,6%; 85,6%; 87,5% và 87%. – Tỷ lệ thực hành đúng ở các bước 1 (90,3%); bước 2 (97,7%); bước 3 (93,5%); bước 5 (96,3%); bước 7 (92,1%); bước 9 (95,8%); bước 10 (91,7%); bước 11 (90,7%); bước 13 (98,6%); bước 14 (98,6%); bước 15 (94%); bước 17 (94,4%) và bước 18 (90,3%). – Tỷ lệ thực hành đúng ở các bước từ bước 1 đến bước 6 của quy trình vệ sinh tay thường quy lần lượt là: 90,3%; 88,9%; 89,4%; 86,1%; 94% và 87,5%. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu quan sát 216 trường hợp chăm sóc vết phẫu thuật nhiễm khuẩn tại bệnh viện Xanh pôn cho thấy: tỷ lệ thực hành đạt về chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn là 90,3% và tỷ lệ thực hành vệ sinh tay thường quy đạt chiếm 88,9%.

Nhiễm  khuẩn  vết  mổ  (NKVM) là   những nhiễm khuẩn tại vịtrí phẫu thuật trong thời gian từkhi  mổcho  đến  30  ngày  sau  mổvới  phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổvới  phẫu  thuật  có  cấy  ghép  bộphận  giả(phẫu thuật implant)[2], [3].Nhiễm  khuẩn  vết  mổ  ảnh  hưởng  xấu  đến tâm  lý  người  bệnh  và  người  nhà  người  bệnh. Ngoài việc làm tăng chi phí điều trị, nhiễm khuẩn vết mổ còn kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh, tăng khả năng nhiễm trùng  chéo,  kháng thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện và làm tăng đau đớn cho người bệnh [2]. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ, trong đó những nguyên nhân liên quan đến quá  trình  chăm  sóc,  điều  trị,  sử  dụng  kháng sinh… có thể được hạn chế tối đa NKVM khi hoạt động của cán bộ y tế theo đúng các qui trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc. Đối với chăm sóc vết mổ nói chung và vết mổ nhiễm khuẩn nói riêng thì vai  trò  của  người  điều  dưỡng  (ĐD)  rất  quan trọng, từ nhận định các yếu tố nguy cơ, nhận định các dấu hiệu lâm sàng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc và can thiệp điều dưỡng phù hợp, phối hợp tốt bác sỹ sẽ hạn chế được tỷ lệ NKVM cũng như ngăn chặn nhiễm khuẩn vết mổ tiến triển nặng hơn [1], [2], [3]. Bệnh viện Xanh Pôn là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với gần 600 giường bệnh, 25 khoa lâm sàng, 967 nhân viên y tế trong đó có một nửa là điều dưỡng. Bệnh viện đón tiếp hơn  1000  lượt  người  bệnh  đến  khám,  điều  trị mỗi ngày, trong đó tỷ lệ người bệnh ngoại khoa và phải can thiệp phẫu thuật khá cao nên vấn đề phòng ngừa cũng như chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn khi xảy ra càng trở nên cấp thiết. Tại bệnh viện  chưa  có  nghiên  cứu  nào  về  vấn  đề  này. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm có những luận cứ khoa  học  về  chăm  sóc  vết  mổ  nhiễm  khuẩn nhóm  nghiên  cứu  đã  tiến  hành  đề  tài: “Thực trạng chăm sóc vết phẫu thuật nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Xanh Pôn năm 2021”.

Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Ngọc Anh (2020). Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ban hành theo quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017. 
3. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Ban hành kèm theo Quyết định số : 3671/QĐ – BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 
4. Bộ Y tế (2012). Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Hà Nội, tr59-60 
5. Phạm Văn Dương (2017). Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
6. Nguyễn Thị Hoan (2017). Đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương sau mổ của điều dưỡng khoa Ngoại và hộ sinh khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng từ 03/5/2017 đến 31/7/2017. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment