THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018. Tại Việt Nam, năm 2018, 55,4 triệu người thuộc lực lượng lao động tuổi từ 15 trở lên [1], đây chính là lực lượng tạo ra của cải vật chất góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, lực lượng lao động tại nông thôn chiếm đa số (67,4%) [1] và tại các vùng nông thôn hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đóng một vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề phòng chống chấn thương, tai nạn thương tích cho người lao động (NLĐ) tại các làng nghề và khu tiểu thủ công nghiệp là cấp thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Tử vong do tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (2010) và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm (5,6%). Năm 2015, tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích của Việt Nam là 41/100,000 dân. Trong đó, tai nạn lao động (TNLĐ) hay chấn thương nghề nghiệp (CTNN) đứng thứ 5 trong 12 nguyên nhân gây tử vong do tai nạn thương tích [2]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương nghề nghiệp là do người lao động thiếu hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), do tổ chức lao động không hợp lý, các thiết bị không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện và môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn tồn tại và kéo dài trong suốt thời gian làm việc của người lao động, đặc biệt là ở những cơ sở sản xuất tự phát, nhỏ lẻ như ở các làng nghề. Điều này dẫn đến nguy cơ chấn thương có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình lao động. Tại Việt Nam, thống kê năm 2005 cho thấy cả nước có 1450 làng nghề, thu hút hơn 10 triệu lao động, trong đó làng nghề tái chế chất thải và phế liệu chiếm khoảng 6,2% nhưng tập trung ở các tỉnh miền Bắc (miền Bắc chiếm 67,8% tổng số làng nghề tái chế trong cả nước) [3]. Hưng Yên là một trong các tỉnh miền Bắc nổi tiếng với rất nhiều làng nghề, bao gồm các làng nghề tái chế, tại đây đã có những nghiên cứu đánh giá môi trường vi khí hậu và bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề, tuy nhiên nghiên cứu để xác định thực trạng chấn thương nghề nghiệp tại các làng nghề hiện nay còn hạn chế. Hơn nữa, do thiếu hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động đã hạn chế chủ cơ sở trong đổi mới trang thiết bị, cải thiện điều kiện vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động nên tình hình chấn thương nghề nghiệp đang có xu hướng tăng. Việc xác định thực trạng chấn thương nghề nghiệp tại các làng nghề tái chế sẽ giúp đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của người lao động và của cộng đồng dân cư trong khu vực. Vì những lý do trên chúng tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chấn thương nghề nghiệp của người lao động tại ba làng nghề tái chế thuộc tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan, năm 2018” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng chấn thương nghề nghiệp của người lao động tại ba làng nghề tái chế thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2018;

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chấn thương nghề nghiệp của người lao động tại ba làng nghề tái chế thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2018.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment