Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình

Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015.Trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của đất nước, đặc biệt là các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của dân tộc hay còn gọi là làng nghề truyền thống.

Thực hiện đường lối đối mới của Đảng và Nhà nước, các làng nghề truyền thống ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh về số lượng, chất lượng, phong phú về mẫu mã và chủng loại.

Làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thủ công mà còn là môi trường văn hóa – kinh tế – xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Vì vậy việc phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống không những có tác dụng thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân lao động mà còn góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích kinh tế và xã hội mà các làng nghề truyền thống đem lại, thì đang tồn tại những hạn chế của làng nghề truyền thống do sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền và làng nghề mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng nên quy mô nhỏ chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rất hạn chế chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Các cơ sở sản xuất làng nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu rẻ tiền không quan tâm đến việc xử lý chất thải nên không an toàn và gây độc hại, ô nhiễm môi trường lao động và môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người lao động và cả cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Khánh cho thấy hầu hết các làng nghề đều đang bị ô nhiễm nặng: Như ở làng nghề lược, sừng Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, toàn bộ lượng chất thải như dầu mỡ, xương, sừng, da, lông trâu bò đều đố trực tiếp ra cống rãnh quanh làng, chưa có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới mạch nước ngầm [1]. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8% [2].

Chính vì vậy việc xác định tình trạng môi trường làng nghề đặc biệt là ô nhiễm nước tại làng nghề hiện đang là mối quan tâm bức xúc của các ban, ngành nhất là ngành y tế và người dân địa phương.

Làng nghề “da-sừng” huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là một làng nghề thuộc da, làm sừng đã lâu, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải rất cao. Nước thải từ các cơ sở sản xuất được xả trực tiếp từ các xưởng chế biến da, sừng trâu, bò ra môi trường bên ngoài làm nguồn nước như ao, hồ, mương máng, cống rãnh nơi đây ô nhiễm có màu đen kịt, bốc mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở vùng này tác động đến sức khỏe của người dân như thế nào lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng chất lượng các nguồn nước làng nghề da-sừng xã Hòa Bình huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015.

2. Mô tả thực trạng các triệu chứng, bệnh chỉ danh của dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015

1. Trần Duy Khánh (2012), Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ, Luận văn Thạc sỹ ngành: Môi trường trong phát triển bền vững, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Hà nội.

2. Tạp chí Cộng sản (2013), Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo động, truy cập ngày 20-06-2014, tại trang web http://m.nguoiduatin.vn/hien- trang-moi-traong-viet-nam-va-nhung-loi-bao-dong-a87789.html.

3. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, chủ biên, Hà Nội.

5. Vệ sinh dịch tễ, trong Tập I, chủ biên, Nhà xuất bản Y học, 5.

6. Hiến chương Châu Âu về nước.

7. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước, chủ biên, Hà Nội.

8. Trần Minh Yến, chủ biên (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Lê Văn Hải (2009), Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ – Thực trạng và giải pháp.

10. Một số lý luận cơ bản về làng nghề và phát triển kinh tế làng nghề.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NE-CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, chủ biên, Hà Nội.

12. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008: Tổng quan phát triển làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

19. Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm nước nghiêm trọng, Hà Nội, truy cập ngày 18-06-2014, tại trang web

20. Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Khắc Bách và Lê Đăng Tỉnh (2009), Ô nhiễm nước trên thế giới, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

22. Vũ Thị Hồ Vân (2004), Góp phần đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội, Khóa Luận tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật Y học, Trường đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

23. Vũ Hoàng Hoa và Nguyễn Thị Hằng Nga (2010), Thực trạng môi trường nước vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 30.

24. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012: Môi trường nước mặt.

25. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.

26. Phan Hướng Dương (2001), Khảo sát điều kiện lao động và bước đầu áp dụng giải pháp can thiệp tại làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

27. Lê Văn Đỉnh, Trần Đình Bá và Đỗ Thu Hạnh (2001), Hội thảo khoa học: Công tác an toàn-Vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước – Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về môi trường, điều kiện làm việc và sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

28. Quỳnh Trang (2001), Đã có giải pháp khả thi cho các làng nghề lao động.

29. Trường Đại học Y Hà Nội (1996), Báo cáo toàn văn nghiên cứu một số đặc điểm, sự tác dụng và mối liên quan giữa sức khỏe và mô hình bệnh tật của nhân dân ở một số vùng kinh tế quan trọng – Đề xuất các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, Hà Nội.

31. Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước.

32. Hữu Hoài (2014), Báo động môi trường làng nghề, truy cập ngày 21-06¬2014, tại trang webhttp://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Moi truong/673881/bao- dong- o-nhiem-moi-truong-lang-nghe.

33. Chí Kiên (2011), Hãi hùng làng nghề Thụy Ứng, truy cập ngày 21-06¬2014, tại trang web http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Moi- truong/5093 80/hai-hung-lang-nghe-thuy-ung.

35. Nguyễn Hiếu (2007), truy cập ngày 22-06-2014, tại trang web http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Bai-toan-moi-truong-o-lang-nghe- xuong-sung/65096231/147/.

36. Vũ Thị Thanh Hương và Vũ Quốc Chính (2010), Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đến sản xuất đời sống dân cư, Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi.

37. Tổng cục môi trường (2010), Cá bè tiếp tục chết hàng loạt trên sông Đồng Nai, truy cập ngày 20-06-2014,

38. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (cổng giao tiếp điện tử), huyện Thường Tín. http://www.hanoi.gov.vn/web/guest/diachihanoi/- hn/Qnq55IvLejjp/7316/n7226/huyen-thuong-tin.html, truy cập ngày 10/10/2015.

39. Báo tài nguyên môi trường(21/5/2015), Giải pháp nào xử lý ô nhiễm ở làng nghề Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín) ? http://www.baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/201505/giai-phap-nao-xu- ly-o-nhiem-o-lang-nghe-thuy-ung-hoa-binh-thuong-tin-588146/, truy cập ngày 10/10/2015.

40. Trần Thị Thanh Phương (2005), Những kết quả bước đầu của can thiệp nước sạch và vệ sinh môi trường ở ba xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội.

41. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2008 và quý I năm 2009, Hà Nội, 2009.

42. Bộ Y tế(2009), Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01/2009 Byt”, Hà Nội.

43. Bộ Tài nguyên môi trường(2008), Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.

MỤC LỤC Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm chung về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường
nước làng nghề hiện nay 3
1.1.1. Ô nhiễm môi trường 3
1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước 3
1.1.3. Tình hình làng nghề tại nước ta 4
1.1.4. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước 8
1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề tại Việt Nam 13
1.2.1. Thực trạng chung 13
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề 15
1.2.3. Ô nhiễm môi trường làng nghề “Da-sừng” 17
1.3. Những ảnh hưởng của ô nhiễm nước ở nước ta 19
1.3.1. Những ảnh hưởng chung 19
1.3.2. Tác động của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người và sinh vật 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu 24
2.2.3. Biến số và chỉ số 25
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 28
2.2.6. Sai số và phương pháp khống chế sai số 28
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 29
2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Thông tin chung 30
3.1.1. Một số đặc điểm sản xuất da-sừng ở xã Hòa Bình 30
3.1.2. Đặc điếm hộ gia đình được nghiên cứu 31
3.2. Thực trạng môi trường nước làng Thụy Ứng 34
3.2.1. Kết quả điều tra hộ gia đình 34
3.2.2. Kết quả đánh giá chất lượng các nguồn nước tại hộ gia đình 36
3.2.3. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình về tình trạng ô nhiễm nước làng nghề … 37
3.2.4. Kết quả xét nghiệm phân tích các nguồn nước tại làng nghề da-sừng 40
3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe bệnh tật của dân cư
làng nghề da-sừng 43
3.3.1. Kết quả điều tình trạng sức khỏe tra hộ gia đình 43
3.3.2. Kết quả thu thập số liếu sẵn có tại Trạm y tế và phỏng vấn sâu
trưởng trạm y tế 46
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1. Một số đặc điếm chung của làng nghề sản xuất “da-sừng” 48
4.1.1. Giới thiệu về làng nghề “da-sừng” Thụy Ứng 48
4.1.2. Một số đặc điếm chung của dân cư làng nghề “da-sừng” Thụy Ứng . 49
4.2. Thực trạng nguồn nước tại làng nghề “da-sừng” Thụy Ứng 51
4.2.1. Thực trạng nguồn nước qua điều tra hộ gia đình làng nghề “da-sừng” 51
4.2.2. Thực trạng các nguồn nước qua phân tích các chỉ số xét nghiệm 55
4.3. Ô nhiễm nước và sức khỏe của dân cư làng nghề “da-sừng” Thụy Ứng 57
4.3.1. Tình trạng sức khỏe người dân làng nghề 57
4.3.2. Ý kiến của cán bộ trạm y tế về ảnh hưởng của ô nhiễm nước và tình hình sức khỏe người dân làng nghề “da-sừng” Thụy Ứng. .. 59
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến nuôi trồng thủy sản khu vực
thủy lợi Bắc Hưng Hải 20
Bảng 1.2. Số ca mắc bệnh truyền nhiễm liên quan đến ô nhiễm nước 2004 – 2008 21
Bảng 1.3. Tong hợp các loại dịch bệnh thống kê qua các năm khu vực thủy
lợi Bắc Hưng Hải năm 2010 22
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số 25
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ gia đình làm nghề da-sừng 31
Bảng 3.2. Phân bố độ tuổi trong quẩn thể nghiên cứu 31
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn 32
Bảng 3.4. Trình độ học vấn và tình trạng kinh tế của người dân làng nghề
da-sừng 33
Bảng 3.5. Các loại nguồn nước chính người dân sử dụng ăn uống sinh hoạt . 34
Bảng 3.6. Các loại nguồn nước đang được người dân sử dụng để sản xuất
da-sừng 35
Bảng 3.7. Chất lượng các nguồn nước đang sử dụng theo đánh giá của điều
tra viên và hộ gia đình tự đánh giá 36
Bảng 3.8. Kết quả quan sát nguồn nước mặt tại tại làng nghề da-sừng 37
Bảng 3.9. Nguồn nước thải từ sản xuất ngâm da sừng đã được xử lý và
chưa được xử lý 37
Bảng 3.10. Mức độ và thời điếm gây ô nhiễmnước làng nghề do sản xuất da-sừng 38
Bảng 3.11. Tính chất lý học của nguồn nước sinh hoạt 40
Bảng 3.12. Tính chất lý học của nguồn nước bề mặt 41
Bảng 3.13. Tính chất hóa học của nguồn nước sinh hoạt 41
Bảng 3.14. Tính chất hóa học của nguồn nước bề mặt 42
Bảng 3.15. Tỷ lệ người dân mắc bệnh/triệu chứng cấp tính trong 4 tuần qua …. 43 
Tỷ lệ HGĐ có người ốm trong 4 tuần qua 44
Các đối tượng bị ốm theo độ tuổi 44
Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh/triệu chứng cấp tính trong 4
tuần qua 45
Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính của người dân làng nghề da-sừng trong
12 tháng qua 45
Tỷ lệ mắc các loại bệnh theo số liệu tại trạm y tế xã Hòa Bình trong tháng 9 năm 2015 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 7
Diễn biến hàm lượng BOD5, tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007-2011 11
Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc lưu
vực sông Nhuệ, sông Đáy năm 2007-2011 12
Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 3 9 Hiểu biết của người dân những nguồn nước ăn uống được coi là hợp vệ sinh

Leave a Comment