Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017.HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1981, sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu.
Sau hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, mặc dù đã có nhiều thành tựu về y học, sinh học và xã hội học về HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫnchưa đủ sức ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của Chương trình phòng chống AIDS Liên hợp quốc, số người nhiễm hiện đang còn sống trên toàn cầu là 36,7 triệu người (dao động từ 34,0 triệu – 39,8 triệu người), 2,1 triệuca nhiễm mới (dao động từ 1,8 triệu – 2,4 triệu người), 1,1 triệu người (daođộng từ 940.000 – 1,3 triệu người) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS [48][49].
Theo thống kê của IHME năm 2016, nếu tính tổng số năm sống mất đi do bệnh tật -DALY (Disability Adjusted Life Years) thì HIV đóng góp 2,41% tổnggánh nặng bệnh tật trên thế giới và 1,52% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [26].
Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị chonhững bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này đã được tăng rõ rệt và chất lượng cuộc sống (CLCS) của họ đã trở thành trọngtâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Chất lượng cuộc sống là một chỉ số đầu ra quan trọng trong đánh giá hiệu quả của các can thiệp và chương trình y tế. Trong nghiên cứu về HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt HIV/AIDS đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài. Do vậy, xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS để cải thiện chất lượng cuộc sống cho2 họ là thực sự cần thiết. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng thực hiện để tìm hiểu về lĩnh vực này, cũng như những thử nghiệm được đưa ra đã giúp cho chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS ngày càng được cộng đồng quan tâm chia sẻ, qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho đối tượng này hơn.
Cho tới nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS còn khiêm tốn, còn nhiều lỗ hổng đặc biệt là việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn hạn chế do HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và khó tiếp cận ở nước ta. Cùng chung thực trạng đó, chất lượng cuộc sống của người HIV/AIDS hầu như chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, Thái Nguyên là vùng núi, có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS/100.000 dân cao, đứng thứ 4 cả nước (tính đến hết
ngày 31/12/2015) [7]. Vậy, câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS hiện tại như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người bệnh HIV/AIDS ở khu vực này. Việc đo lường để biết thực trạng và yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn để làm cơ sở cho các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân HIV và cung cấp bằng chứng so sánh trước và sau khi thực hiện các can thiệp trên nhóm bệnh nhân này. Vì vậy, để trả lời vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, năm 2017.
2. Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm của người bệnh, quá trình điều trị với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………….. iiii
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………….. i
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………….vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………….viii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………. 1
Chương 1 TỔNG QUAN …………………………………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam………………………… 3
1.2. Chất lượng cuộc sống…………………………………………………………………… 7
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS………………………….. 11
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS………… 14
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….. 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………. 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 24
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ………………………………………………………. 25
2.5. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………… 30
2.6. Quy trình thu thập số liệu: ………………………………………………………….. 30
2.7. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………….. 31
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………. 32
2.9. Sai số và hạn chế sai số………………………………………………………………. 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 34
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………….. 34iv
3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại
trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên …………………………………….. 38
3.3. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
………………………………………………………………………………………………………. 48
Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 54
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 66
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….. 68
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………………………… 75
PHỤ LỤC 2……………………………………………………………………………………… 8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu……………………….. 34
Bảng 3.2. Thông tin kinh tế – xã hội của đối tượng nghiên cứu ………………… 35
Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu……………… 36
Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu……………………………. 36
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại thời điểm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 37
Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn
của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………… 42
Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài
chính của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………. 43
Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây
nghiện của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….. 44
Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân
biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………. 44
Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………… 45vii
Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng
của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 46
Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị
ARV của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………. 46
Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm
trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………….. 47
Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm
miễn dịch của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 47
Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa
dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 48
Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế – xã hội với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu……………………………………. 49
Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu……………………………………. 50
Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ thỏa
dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 50
Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức
khỏe của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….. 51viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Sự thay đổi số tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể người
từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Tác động của chương trình
điều trị ARV)……………………………………………………………7
Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu………………….. 38
Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên cứu . 38
Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………. 39
Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu…………… 39
Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu ………