Thực trạng chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024

Thực trạng chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024

Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng Thực trạng chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024.Ngủ là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hậu quả của việc thiếu ngủ dẫn đến các vấn đề căng thẳng tâm lý xã hội, rối loạn tâm thần, giảm hiệu quả công việc và khả năng học tập và tăng nguy cơ tai nạn xe cơ giới [1]. Ngoài ra, sự gián đoạn của giấc ngủ còn đi kèm với nhiều tình trạng sinh lý khác nhau như ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, COPD, hen suyễn, sự lão hóa, suy giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ tử vong [1], [2], [3], [4]. Có lí thuyết chỉ ra, hơn 1/3 số người trưởng thành ở các quốc gia phát triển không ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm [2]. Hiện nay, tình trạng phàn nàn về giấc ngủ hay các rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở lứa tuổi sinh viên đại học nói chung, trong đó đặc biệt là sinh viên khối ngành điều dưỡng nói riêng. Có nghiên cứu chứng minh rằng sinh viên điều dưỡng còn thiếu hụt kiến thức về hậu quả của việc thiếu ngủ cũng như các ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chất lượng và an toàn trong chăm sóc người bệnh [5].


Tổng quan các nghiên cứu Y học cho thấy, tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở sinh viên Y khoa tương đối cao đặc biệt là đối tượng sinh viên điều dưỡng. Trên thế giới, nghiên cứu của tác giả Almojali và cộng sự tiến hành năm 2017 tại Ả Rập cho thấy tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở sinh viên Y khoa là 76% [6]. Theo nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kì năm 2017, tác giả Yilamz và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tương tự chất lượng giấc ngủ và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng kết quả 56,1% tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém [7]. Năm 2021 tại Úc, tác giả Bink H và cộng sự tiến hành nghiên cứu kết quả cho thấy có 78% sinh viên điều dưỡng có chất lượng giấc ngủ kém (n=470) [8].
Tại Việt Nam, năm 2022 tác giả Trịnh Mỹ Linh đã tiến hành nghiên cứu trên 367 sinh viên điều dưỡng – kĩ thuật viên tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ SV chất lượng giấc ngủ kém là 53,4% [9]. Tác giả Ngô Thị Huyền tiến hành nghiên cứu trên 220 sinh viên điều dưỡng của Đại học Đại Nam năm 2022 nhằm kiểm tra chất lượng giấc ngủ và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy 55,5% gần một nửa số học sinh có chất lượng giấc ngủ kém [10]. Nghiên cứu tương tự, tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm đã tiến hành nghiên cứu trên sinh viên điều dưỡng tại Đại học Duy Tân năm 2020 kết quả cho thấy 35,4% tỷ lệ SV có chất lượng giấc ngủ kém [11].
Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai là một trong những trường hàng đầu tại Việt Nam đào tạo khối ngành điều dưỡng. Sinh viên được thực tập tại Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt với nhiều trang thiết bị hiện đại và các chuyên ngành trình độ cao. Là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với SV, bởi cùng một lúc họ phải đan xen giữa việc học lí thuyết ở trường và học thực hành lâm sàng trực đêm tại bệnh viện. Khối lượng kiến thức lớn, cùng với lịch trình giảng dạy kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo thực hiện các kĩ thuật chăm sóc an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đề cập đến vấn đề chất lượng giấc ngủ trên SV điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai. Với mong muốn nâng cao hiểu biết của SV về CLGN đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao kết quả sức khỏe, kết quả học tập và chất lượng cuộc sống đối với sinh viên. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu với tên đề tài “Thực trạng chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024” nhằm mục đích: mô tả thực trạng CLGN và khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của SV với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2024

MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………
DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………………………………………..
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………………………..
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………..3
1.1. Giấc ngủ …………………………………………………………………………………………………….3
1.1.1.Một số khái niệm về giấc ngủ ……………………………………………………………………3
1.1.2. Vai trò của giấc ngủ………………………………………………………………………………..3
1.1.3. Các giai đoạn của giấc ngủ ……………………………………………………………………..3
1.1.4. Khái niệm rối loạn giấc ngủ ……………………………………………………………………….4
1.2. Chất lượng giấc ngủ……………………………………………………………………………………….5
1.2.1. Khái niệm chất lượng giấc ngủ …………………………………………………………………5
1.2.2. Hiệu quả của giấc ngủ…………………………………………………………………………….5
1.2.3. Độ trễ của giấc ngủ ………………………………………………………………………………..5
1.2.4. Thời lượng của giấc ngủ…………………………………………………………………………..6
1.2.5. Thức giấc sau khi bắt đầu giấc ngủ……………………………………………………………7
1.3. Giới thiệu về thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ The Pittsburgh Sleep
Quality Index (PSQI) ………………………………………………………………………………………..7
1.4. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên Y khoa và một số yếu tố liên quan qua một
số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam………………………………………………………..9
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………………………….9
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam…………………………………………………………………………….9
1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ trên sinh viên qua một số nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………………….10
1.4.4. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………………………………………….13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………….14
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu …………………………………………….14
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………..14
2.2.1.Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….14
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu ………………………………………………..14
2.3. Thiết kế nghiên cứu: …………………………………………………………………………………14
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ………………………………………………………………………..14
2.4.1.Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………………14
2.4.2.Chọn mẫu……………………………………………………………………………………………..152.5. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………………………………15
2.6. Biến số và chỉ số………………………………………………………………………………………..18
2.7. Quy trình thu thập số liệu …………………………………………………………………………21
2.8. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu………………………………………………….21
2.8.1. Quản lý số liệu ……………………………………………………………………………………..21
2.8.2. Phân tích số liệu …………………………………………………………………………………..21
2.9. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………………….22
2.10. Sai số và cách khắc phục sai số ………………………………………………………………..22
2.10.1. Sai số…………………………………………………………………………………………………22
2.10.2. Cách khống chế sai số …………………………………………………………………………22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….24
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: …………………………………….24
3.2. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu trong một tháng vừa qua……24
3.2.1. Thời lượng ngủ …………………………………………………………………………………….24
3.2.2. Giai đoạn đi vào giấc ngủ ……………………………………………………………………..25
3.2.3. Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen……………………………………………………………25
3.2.4. Sử dụng thuốc ngủ ………………………………………………………………………………..26
3.2.5. Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày………………………………………………….26
3.2.6. Các rối loạn giấc ngủ ……………………………………………………………………………28
3.2.7. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan ………………………………………29
3.2.8. Chất lượng giấc ngủ theo thang điểm PSQI……………………………………………..29
3.3. Thói quen hàng ngày, áp lực học tập và trực đêm, môi trường ngủ của sinh viên. …….30
3.3.1. Tần xuất sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ…………………………………..30
3.3.2. Thời gian sử dụng các các thiết bị điện tử trước khi ngủ……………………………30
3.3.3. Tần suất sử dụng đồ uống chứa caffein trước khi ngủ. ………………………………31
3.3.4. Tần xuất sinh viên hoạt động thể lực trước khi ngủ. ………………………………………32
3.3.5. Áp lực học tập và trực đêm của sinh viên…………………………………………………33
3.3.6. Môi trường ngủ của sinh viên…………………………………………………………………34
3.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên………………………..35
3.4.1. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với đặc điểm cá nhân…………………..35
3.4.2. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với thói quen hàng ngày ………………35
3.4.3. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với áp lực học tập và trực đêm ……..38
3.4.4. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với môi trường ngủ ……………………..39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………..414.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………41
4.2. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….41
4.2.1. Thời lượng ngủ …………………………………………………………………………………….41
4.2.2. Giai đoạn đi vào giấc ngủ ……………………………………………………………………..42
4.2.3. Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen……………………………………………………………42
4.2.4. Sử dụng thuốc ngủ ………………………………………………………………………………..43
4.2.5. Các rối loạn giấc ngủ ……………………………………………………………………………44
4.2.6. Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày ………………………………………………….44
4.2.7. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan…………………………………………..45
4.2.8. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên……………………………………………45
4.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu …….46
4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố khóa học đến CLGN của sinh viên…………………….46
4.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố học lực đến CLGN của sinh viên……………………….47
4.3.3. Mối liên quan thói quen sử dụng TBĐT trước khi ngủ đến CLGN của sinh viên
……………………………………………………………………………………………………………………47
4.3.4. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ uống chứa caffein trước khi ngủ đến chất
lượng giấc ngủ của sinh viên…………………………………………………………………………..48
4.3.5.Mối liên quan thói quen HĐTL trước khi ngủ đến CLGN của sinh viên………..49
4.3.6. Mối liên quan áp lực học tập trước khi ngủ đến CLGN của sinh viên………….50
4.3.7. Mối liên quan tần suất và ảnh hưởng trực đêm đến CLGN của sinh viên …….50
4.3.8. Mối liên quan môi trường ngủ đến CLGN của sinh viên ……………………………51
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….53
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………..55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………..56
BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT…………………………………………………………………………………62
PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ………………………………………….6

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………………………18
Bảng 3. 1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=300)……………………………… 24
Bảng 3. 2. Thời lượng ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=300) ……………….24
Bảng 3. 3. Các giai đoạn đi vào giấc ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=300)
………………………………………………………………………………………………………………………….25
Bảng 3. 4. Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen trong một tháng vừa qua của sinh viên
(n=300)………………………………………………………………………………………………………………25
Bảng 3. 5. Tần suất sử dụng thuốc ngủ trong tháng qua của sinh viên (n=300)…………..26
Bảng 3. 6. Thời gian sử dụng các TBĐT trước khi ngủ trong tháng vừa qua của sinh viên
………………………………………………………………………………………………………………………….30
Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân đến CLGN của sinh viên (n=300)…….35
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ đến CLGN
của sinh viên (n=300)…………………………………………………………………………………………..35
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng đồ uống chứa caffein trước khi ngủ đến
CLGN của sinh viên (n=300) ………………………………………………………………………………..36
Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa thói quen HĐTL trước khi ngủ đến CLGN của SV
(n=300)………………………………………………………………………………………………………………37
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa áp lực học tập đến CLGN trong tháng vừa qua của
SV(n=300) ………………………………………………………………………………………………………….38
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tần suất ảnh hưởng trực đêm đến CLGN trong tháng vừa
qua của sinh viên (n=200)…………………………………………………………………………………….39
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa môi trường ngủ đến CLGN trong tháng qua của SV
(n=300)………………………………………………………………………………………………………………39DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 1. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………13
Biểu đồ 3. 1. Tần suất sinh viên gặp khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo cho các hoạt động
hàng ngày trong tháng vừa qua…………………………………………………………………………….26
Biểu đồ 3. 2. Tần suất sinh viên gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành công việc
trong tháng vừa qua……………………………………………………………………………………………..27
Biểu đồ 3. 3. Tần suất sinh viên gặp các rối loạn giấc ngủ trong một tháng vừa qua …..28
Biểu đồ 3. 4. Tần suất sinh viên có chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan trong
một tháng vừa qua ……………………………………………………………………………………………….29
Biểu đồ 3. 5. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên tính điểm PSQI (n=300) ……29
Biểu đồ 3. 6. Tần suất sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ trong tháng vừa qua của
SV………………………………………………………………………………………………………………………30
Biểu đồ 3. 7. Tần suất sử dụng đồ uống chứa caffein trước khi ngủ trong tháng qua của
SV………………………………………………………………………………………………………………………31
Biểu đồ 3. 8.Tần suất HĐTL trước khi ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên ……..32
Biểu đồ 3. 9. Tần suất ảnh hưởng bởi áp lực học tập trước khi ngủ trong tháng qua của
SV………………………………………………………………………………………………………………………33
Biểu đồ 3. 10. Số buổi trực đêm trong một tháng vừa qua của sinh viên (n= 200) ……….33
Biểu đồ 3. 11. Tần suất ảnh hưởng trực đêm trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=
200)……………………………………………………………………………………………………………………34
Biểu đồ 3. 12. Tần suất CLGN bị ảnh hưởng bởi môi trường ngủ trong tháng vừa qua của SV……3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment