Thực trạng chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt tại các nhà máy nước và hộ gia đình tại thành phố Hà Nội năm 2014
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt tại các nhà máy nước và hộ gia đình tại thành phố Hà Nội năm 2014.Nước sinh hoạt là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người [1].
Ngày nay chúng ta đang đứng trước vấn đề thiếu nước sạch và ô nhiễm nước trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện trên toàn thế giới có 1,8 tỉ người sử dụng nước uống bị nhiễm phân, trong khi đó nước nhiễm bẩn có thể làm lan truyền các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn và bại liệt. Theo ước tính của WHO nước uống bị nhiễm bẩn là nguyên nhân của hơn 500.000 trường hợp chết vì tiêu chảy mỗi năm và tới năm 2025 thì một nửa dân số thế giới sẽ sống trong vùng thiếu nước [2].
Tại Việt Nam, có hơn 80% các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước. Nhiều tác giả đã nghiên cứu chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các khu vực dân cư cho thấy: Tại tỉnh Yên Bái có 65,7% mẫu nước sinh hoạt được xét nghiệm năm 2000 không đạt tiêu chuẩn [3]. Trong một nghiên cứu tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2002 cho thấy có tới trên 40% số mẫu xét nghiệm nước sinh hoạt sử dụng trong các bệnh viện được nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn [4]. Theo báo cáo kết quả giám sát chất lượng nước sinh hoạt năm 2013 của các Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, thành phố, chất lượng nước của các cơ sở cấp nước tập trung cho thấy: Qua 3.655 lượt kiểm tra 2.223 cơ sở cấp nước trên 1000m3/ ngày đêm, tỷ lệ các nhà máy đạt vệ sinh chung là 86,3%; có 16,7% số mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn lý hoá và 8% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh. Qua 9.385 lượt kiểm tra với tổng số 12.709 trạm cấp nước có công suất < 1000m3/ngày đêm, tỉ lệ đạt tiêu chuẩn vệ sinh chung là 79%, có 20,7% số mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn lý hoá và 16% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh [5].
Hà Nội là thủ đô của nước ta, là trung tâm văn hoá, kinh tế và chính trị, đồng thời tập trung đông dân cư, nhiều nhà máy, bệnh viện hàng ngày đang thải vào môi trường nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nước bề mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt và sức khoẻ của người dân. Trong khi đó nước sinh hoạt của người dân Hà Nội chủ yếu được lấy từ các nhà máy nước. Vậy hiện nay chất lượng nước sinh hoạt tại các nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ra sao? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt tại các nhà máy nước và hộ gia đình tại thành phố Hà Nội năm 2014” nhằm trả lời cho câu hỏi liệu nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội có đảm bảo tiêu chuẩn hay không, nếu không đảm bảo thì nguyên nhân do đâu để từ đó có những biện pháp khuyến nghị giúp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt và từ đó cải thiện sức khoẻ người dân trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề tài được thực hiện với ba mục tiêu sau:
1. Mô tả chất lượng nước sinh hoạt tại các nhà máy, trạm cấp nước về một số chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014.
2. Mô tả chất lượng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình sử dụng nước máy từ nhà máy, trạm cấp nước Hà Nội về một số chỉ tiêu vật lý, hóa học học và vi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014.
3. Mô tả các yếu tố liên quan đến ô nhiễm nước tại các nhà máy, trạm cung cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt tại các nhà máy nước và hộ gia đình tại thành phố Hà Nội năm 2014
1. Quốc Hội (2012), Luật số 17/2012/QH13: Luật Tài Nguyên Môi Trường.
2. WHO (2012), Water, truy cập ngày (15/1/2015), tại trang web <http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs391/en/>.
3. Lê Như Mùi (2000), “Đánh giá chất lượng nước uống, sinh hoạt khu vực thị xã Yên Bái – tỉnh Yên Bái năm 1999-2000”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế tỉnh Yên Bái.
4. Đinh Hữu Dung (2003), “Đánh giá tình hình quản lý chất thải bệnh viện, ảnh hưởng của chất thải lên môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đề xuất các giả pháp can thiệp”, Đề tài cấp bộ 2003.
5. Cục quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế (2014), Giám sát chất lượng nước.
6. Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống,QCVN 01:2009/BYT, chủ biên.
7. Chu Văn Thăng (2012), Cung cấp nước sạch, Sức Khoẻ Môi Trường, Nhà xuất bản Y học, 71-91.
8. Phạm Trọng Năm, Nguyễn Thị Băng Thanh và Nguyễn Thị Hương (1994), “Chất lượng vệ sinh các mẫu nước sinh hoạt tại Hà Nam”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch. IV(9 phụ bản), tr. 12.
9. Alice Lorraine Smith (1965), “The microbiology and sanitary control of water”, Principles of microbiology, The C.V. Mosby company(35), tr. 560-569.
10. Vũ Định (1997), “Ô nhiễm nguồn nước- nỗi lo không chỉ riêng ai”, Sức khoẻ đời sống, chuyên đề nước sạch và môi trường. 97(7), tr. 12.
11. Nguyễn Viết Phổ, chủ biên (1998), Những vấn đề bức xúc về môi trường và tài nguyên mới của ta trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Cục Môi trường), Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc 1998, NXB Khoa học kỹ thuật, 412-417.
12. Lê Ngọc Bảo và Nguyễn Văn Bình (1995), “Những thách thức về cung cấp nước uống ở Việt Nam và một số nước khác”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch. IV(2), tr. 67-72.
13. Bộ Y tế, chủ biên (1999), Qui chế quản lý chất thải y tế, NXB Y học, 7, 8, 38, 40.
14. Bộ Y tế – Vụ điều trị (2001), “Đề cương dự án: Xây dựng qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn y tế”, tr. 3-5.
15. Trần Thu Thuỷ (1999), “Chất thải y tế nguy hại và qui chế quản lý chất thải y tế”, Tạp chí Y học thực hành(10), tr. 6-8.
16. Nguyễn Tất Hà và Lê Đình Minh (1997), “Bước đầu điều tra hiện trạng quản lý chất thải ở một số bệnh viện tuyến huyện ở Hà Nội”, Tập san Y học lao động và vệ sinh môi trường. 6(12), tr. 72-76.
17. Lê Thế Thự (1995), Tìm hiểu liên quan giữa chất lượng nước vệ sinh môi trường với bệnh đường ruột ở một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp can thiệp.
18. Phạm Song, chủ biên (1990), Y tế cộng đồng Việt Nam tập II,, ed. Đại học Y khoa Hà Nội, 182-185.
19. Baroudi B.O Halwani J, Wartel M, (1999), “Mitrate contamination of the ground water of the AKKar Plain, in northern Lebanon”, Sante, tr. 219-223.
20. Nguyễn Hoàng Yến và Nguyễn Đức Hưng (1998), “Hiện trạng môi trường Việt Nam-những vấn đề bức xúc (Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Cục Môi trường)”, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc-NXB Kkoa học kỹ thuật, tr. 530-540.
21. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm, chủ biên.
22. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, chủ biên.
23. Bộ Y tế (2006), 15/2006/TT-BYT Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình, chủ biên.
24. Craun GF (1992), “wastes borne diseases outbreaksin USA: cause & prevention”, World Health Statistics, WHO, Geneva 1992. 45, tr. 192.
25. WHO (1984), “Guideline for drinking water quality”, WHO, Geneva. 2, tr. 106-273.
26. Moe Cl, Soblei MD và Samba GP (1991), “bacterial in dicators of risk of diarrhoel diseases from drinking water in the Philippines”, Bulletin of the WHO. 69, tr. 305-317.
27. A. A. Dudarev và các cộng sự., “Food and water security issues in Russia II: water security in general population of Russian Arctic, Siberia and Far East, 2000-2011″(2242-3982 (Electronic)).
28. Yi-Wen Guo Gx Fau – Ju và các cộng sự., “[Assessment of groundwater quality of different aquifers in Tongzhou area in Beijing Plain and its chemical characteristics analysis]”(0250-3301 (Print)).
29. H. Sakai, Kensuke Kataoka Y Fau – Fukushi và K. Fukushi, “Quality of source water and drinking water in urban areas of Myanmar”(1537-744X (Electronic)).
30. C. Mansilha và các cộng sự., “Groundwater from infiltration galleries used for small public water supply systems: contamination with pesticides and endocrine disruptors”(1432-0800 (Electronic)).
31. M. Miranda và các cộng sự., “[State of the quality of drinking water in households in children under five years in Peru, 2007-2010]”(1726-4642 (Electronic)).
32. J. D. Paoloni và các cộng sự., “Arsenic in water resources of the southern Pampa Plains, Argentina”(1687-9813 (Electronic)).
33. A. A. Kashapov Ng Fau – Kazachinin và A. A. Kazachinin, “[Hygienic evaluation of water supply in the Khanty-Mansi Autonomous District–Yugry]”(0016-9900 (Print)).
34. S. F. Tyrrel, E. K. Knox Jw Fau – Weatherhead và E. K. Weatherhead, “Microbiological water quality requirements for salad irrigation in the United Kingdom”(0362-028X (Print)).
35. M. J. Toole và các cộng sự., “Hepatitis E virus infection as a marker for contaminated community drinking water sources in Tibetan villages”(0002-9637 (Print)).
36. C. Bittencourt-Oliveira Mdo và các cộng sự., “Cyanobacteria, microcystins and cylindrospermopsin in public drinking supply reservoirs of Brazil”(1678-2690 (Electronic)).
37. A. K. Krishna và K. R. Mohan, “Risk assessment of heavy metals and their source distribution in waters of a contaminated industrial site”(1614-7499 (Electronic)).
38. A. Iglesias và các cộng sự., “Detection of veterinary drug residues in surface waters collected nearby farming areas in Galicia, North of Spain”(1614-7499 (Electronic)).
39. Nguyễn Đình Sỏi (1994), “Nhận xét về chất lượng vệ sinh nước bề mặt tỉnh Thái Bình 1988-1990”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, 1994. 4(3), tr. 45.
40. Nguyễn Đình Sơn (1994), “Kết quả xét nghiệm hoá nước phục vụ công tác phòng chống dịch tỉnh Thừa Thiên Huế 1983-1993”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch. IV(3, phụ bản quyển I), tr. 51.
41. Phạm Thị Xá và Hà Ngư (1994), “Nhận xét về chiến lược vệ sinh nguồn nước cung cấp cho thị xã Thanh Hoá 1/1990-7/1992”, tạp chí Vệ sinh phòng dịch IV(3, phụ bản quyển I), tr. 20.
42. Trần Huy Bích (1987), Kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống sinh hoạt tại Hải Phòng, Báo cáo của sở y tế Hải Phòng gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội tháng 1 –1987.
43. Vũ Đức Vọng và Phan Thị Hà (1992), “Tình hình nhiễm giun đường ruột tại một số vùng thuộc dân tộc Êđê, M’nông, Bana…ở Tây Nguyên”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch tr. 30-33.
44. Đào Xuân Vĩnh và Nguyễn Thế Vinh (2000), “Một số nhận xét về thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt ở Tây Nguyên”, Tuyển tập công trình NCKH Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 1997-2000.
45. Trương Xuân Liễu và các cộng sự. (1994), “Một số kinh nghiệm chống tả ở thực địa tại TP Hồ Chí Minh”, , ” Tạp chí Vệ sinh phòng dịch. IV(số 3, phụ bản quyển số 2), tr. 7.
46. Nguyễn Thị Loan (2008), “Nghiên cứu chất lượng và tình hình sử dụng nước sinh hoạt ở một số vùng sinh thái Việt Nam “, Thông tin Y dược. tháng 4(4), tr. 19-23.
47. Trần Đắc Phu (2012), “Nghiên cứu nguồn nước sinh hoạt và tình trạng vệ sinh nguồn nước ở hai tỉnh Điện Biên, Nam Định “, Y học Việt Nam. 389(1), tr. 62-64.
48. Trần Đắc Phu và Đặng Tuấn Đạt (2012), “Kết quả giám sát nguồn nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên năm 2010”, Y học dự phòng. 22(3), tr. 144-149.
49. NUSA R&D (2012), Hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Trung tâm quy hoạch và điều tra môi trường nước Quốc gia, truy cập ngày-2015, tại trang web http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1576:hien-trang-o-nhiem-asen-trong-nuoc-ngam-tai-ha-noi&catid=3:tin-trong-nuoc&Itemid=6&lang=en.
50. Bạch Quang Dũng và các cộng sự. (2011), Sơ bộ đánh giá chất lượng một số mẫu nước máy tại khu vực Hà Nội, Hội thảo khoa học Quốc Gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu, chủ biên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
51. Bùi Huy Tùng, Trần Thị Tuyết Hạnh và Nguyễn Việt Hùng (2011), “Ô nhiễm Asen trong nước giếng khoan dùng cho ăn uống và nguy cơ sức khỏe của người dân xã Chuyên Ngoại, Duy Tiên, Hà Nam”, Tạp chí Y học Dự phòng, . 23(4).
52. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2012), Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 theo địa phương, truy cập ngày, tại trang web http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=14632.
53. Alexander van Geen và các cộng sự. (2013), “Retardation of arsenic transport through a Pleistocene aquifer”, Nature. 501(7466), tr. 204-207.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm của các nhà máy trạm cấp nước 42
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhà mày, trạm cấp nước đạt các chỉ tiêu vật lý 43
Bảng 3.3: Hàm lượng trung bình các chỉ tiêu hóa học trong nước của các nhà máy, trạm cấp nước 44
Bảng 3.4: Tỷ lệ nhà máy, trạm cấp nước đạt các chỉ tiêu pH, độ cứng, Clorua, Florua và sắt tổng số 46
Bảng 3.5: Tỷ lệ nhà máy, trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn vi sinh 51
Bảng 3.6: Tỷ lệ các các mẫu nước hộ gia đình đạt chỉ tiêu Clo dư 52
Bảng 3.7: Tỷ lệ các mẫu nước hộ gia đình đạt chỉ tiêu hàm lượng Amoni theo quận 53
Bảng 3.8: Tỷ lệ các mẫu nước hộ gia đình đạt chỉ tiêu vi sinh (Coliform tổng số và Coliform chịu nhiệt) theo quận 55
Bảng 3.9: Tỷ lệ nhà máy, trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh khu xử lý nước. 56
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa công suất của nhà máy nước với tình trạng ô nhiễm Amoni 59
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tình trạng vệ sinh nhà máy/trạm cấp nước với tình trạng ô nhiễm Amoni 60
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nước nguồn của nhà máy/trạm cấp nước với tình trạng ô nhiễm Asen 61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số nhà máy, trạm cấp nước đạt chỉ tiêu Clo dư 47
Biểu đồ 3.2: Số nhà máy, trạm cấp nước đạt chỉ tiêu Amoni 48
Biểu đồ 3.3: Số nhà máy, trạm cấp nước đạt chỉ tiêu Asen 49
Biểu đồ 3.4: Số nhà máy, trạm cấp nước đạt chỉ tiêu permanganate 50
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các mẫu nước hộ gia đình đạt chỉ tiêu hàm lượng Permanganate theo quận 54
DANH MỤC BẢN ĐỒ, HÌNH
Bản đồ 2.1: Vị trí các nhà máy, trạm cấp nước nghiên cứu và 6 quận có hộ gia đình được xét nghiệm nước 35
Hình 1.1: Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm 10
Hình 3.1: Nhà máy nước Lương Yên I 57
Hình 3.2: Đọng nước, bùn tại NMN Pháp Vân 57
Hình 3.3: Nước rò rỉ và có rêu tại NMN Pháp Vân 57
Hình 3.4: Cát để giữa bể lọc và bể chứa. Bể lọc có dấu hiệu rò rỉ (cơ sở 1, NMN Hà Đông) 58
Hình 3.5: Bể chứa nước cơ sở 2 bị nứt, vỡ bên ngoài 58
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nước sinh hoạt 3
1.1.1. Định nghĩa nước sinh hoạt 3
1.1.2. Vai trò của nước đối với cuộc sống con người 3
1.1.3. Các chỉ số đánh chất lượng mẫu nước sinh hoạt 4
1.1.4. Ô nhiễm nước 9
1.2. Các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nước tại các nhà máy, trạm cung cấp nước sinh hoạt 18
1.3. Các nghiên cứu về chất lượng nước trên thế giới 21
1.4. Các nghiên cứu trong nước về chất lượng nước tại Việt Nam 25
1.5. Thực trạng tình hình cấp nước trên địa bàn thành phố hà nội 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 33
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.1.2. Quy trình nghiên cứu 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2.1. Đối tượng xét nghiệm 33
2.3. Địa điểm nghiên cứu 34
2.4. Thời gian nghiên cứu 36
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 36
2.5.1. Phần quan sát 36
2.5.2. Phần xét nghiệm 36
2.6. Nội dung nghiên cứu, biến số/chỉ số nghiên cứu, phương pháp, công cụ thu thập thông tin 37
2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 40
2.8. Sai số và cách khắc phục 40
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 42
3.1. Đặc điểm của các nhà máy/trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội 42
3.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước sinh hoạt của các nhà máy, trạm cấp nước 43
3.3. Kết quả khảo sát chất lượng nước tại hộ gia đình thuộc 6 quận nội thành 51
3.3.1. Chỉ tiêu vật lý 51
3.3.2. Chỉ tiêu hóa học 51
3.4. Kết quả khảo sát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của các nhà máy, trạm cấp nước trong nội thành Hà Nội 56
3.4.1. Tình trạng vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh khu xử lý nước tại các nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội 56
3.4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với chất lượng nước tại các nhà máy trạm cấp nước 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Đặc điểm của các nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 62
4.2. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số chất lượng nước sinh hoạt tại các nhà máy/trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội 63
4.2.1. Chỉ tiêu vật lý 63
4.2.2. Chỉ tiêu hóa học 64
4.2.3. Chỉ tiêu vi sinh 67
4.3. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số chất lượng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình thuộc 6 quận nội thành 68
4.3.1. Chỉ tiêu vật lý 68
4.3.2. Chỉ tiêu hóa học 68
4.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt tại các nhà máy, trạm cấp nước 70
4.4.1. Tình trạng vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh khu xử lý nước tại các nhà máy, trạm cấp nước 70
4.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy trạm cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 71
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NTU Nephelometric Turbidity Unit (đơn vị đo độ đục)
NMN Nhà Máy Nước
TCU True Color Unit (đơn vị đo màu)
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam
TDS Total Dissolved Solids (tổng chất rắn hòa tan)
WHO World Health Organization (tổ chức Y tế Thế giới)