Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018

Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018

Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018.Trong xu thế phát triển của thế giới, thông tin khoa học đóng vai trò rất quan trọng dẫn đến sáng chế và đổi mới công nghệ được thể hiện qua các ấn phẩm được công bố trên các tập san có bình duyệt. Việt nam chúng ta sau khi chúng ta chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng sự phát triển của xu thế đó. Số lượng bài về các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được công bố khoa học quốc tế góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng của các nghiên cứu, vị thế của nền khoa học và công nghệ Việt Nam trên trường Quốc tế.

Một bài là kết quả của một cá nhân, một nhóm hoặc tập thể các nhà khoa học, là một trong những khâu mấu chốt đánh dấu sự hoàn tất của công trình nghiên cứu khoa học bất cứ lĩnh vực nào.
Có nhiều cách đánh giá chất lượng nghiên cứu thông qua các bài công bốkhoa học, nhưng chỉ số được giới khoa học sử dụng thường xuyên là chỉ số tác động của tạp chí (Impact factor – IF). Những công trình nghiên cứu chất lượng cố gắng đăng lên các tạp chí có chỉ số IF cao và ngược lại. Các tạp chí, tập san có chỉ số IF cao thường được trích dẫn nhiều hơn. Một công trình nghiên cứu sau khi công bố nếu có chất lượng tốt thường được trích dẫn cao hơn những công trình kém chất lượng. Nhưng chất lượng nghiên cứu là một khía cạnh rất khó định lượng. Đọc mỗi bài và đánh giá, nhưng cách làm này phi thực tế và cũng không khả quan với số lượng bài lên tới hàng trăm nghìn thậm trí hàng triệu.
Hiện nay, một trong bốn bảng xếp hạng trường Đại học uy tín thế giới là bảng xếp hạng trường Đại học do Trường Đại học Giao thông Thượng Hải (viết tắt là ARWU) thì 2 tiêu chí dựa trên nguồn dữ liệu Institute for Scientific Information (viết tắt ISI) là:
+ Tiêu chí số lượng bài khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục SCIE và SSCI.
+ Tiêu chí số lượng bài được công bố trên 1 trong 2 tạp chí Nature hoặc Science (2 tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI)  [1].
Trong bảng xếp hạng ARWU hiện chưa có một trường Đại học nào của Việt Nam lọt vào tốp 500 trường uy tín hàng đầu thế giới.
Theo nghiên cứu về thực trạng công bố quốc tế nghiên cứu khoa học về các trường Đại học Việt Nam trên trang Scientometrics for Vietnam (Trắc lượng khoa học Việt Nam, viết tắt là S4VN), một dự án khá uy tín công bố thì trong số 15 trường đại học có số lượng công bố quốc tế ISI cao nhất thì chỉ có hai trường thuộc nhóm ngành Y Dược là trường Đại học Y Hà Nội thứ hạng 13 và trường Đại học Y tế công cộng thứ hàng 14  [2]. Vì vậy, để có đánh giá về các trường Y Dược tại Việt Nam trên Web of Science của Institute for Scientific Information – Viện Thông tin Khoa học, tôi chọn tên đề tài: “Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả thực trạng số lượng, tần suất và xu hướng công bố các bài báo khoa học quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2018.
2.    Phân tích giá trị các bài báo đã công bố quốc tế qua chỉ số ảnh hưởng  (Impact factor) của các tạp chí giai đoạn 1996-2018.

MỤC LỤC Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Một số khái niệm cơ bản    3
1.2. Vai trò của đo lường năng lực công bố quốc tế    4
1.2.1. Lịch sử cơ sở dữ liệu ISI.    4
1.2.2. Thực trạng xuất bản quốc tế trên thế giới    5
1.2.3. Thực trạng công bố xuất bản quốc tế tại Việt Nam    13
1.2.4. Thực trạng công bố xuất bản quốc tế các trường Đại học có đào tạo Y Dược tạiViệt Nam.    16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1. Đối tượng nghiên cứu    20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu    20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    20
2.2. Thời gian nghiên cứu    20
2.3. Phương pháp nghiên cứu    20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    20
2.3.2. Cỡ mẫu    21
2.4. Thu thập số liệu    21
2.4.1. Công cụ thu thập    21
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu    21
2.5. Các biến số chỉ số nghiên cứu    27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    29
3.1. Thực trạng số lượng, tần suất và xu hướng công bố các bài báo khoa học quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2018.    29
3.2. Phân tích giá trị các bài báo đã công bố quốc tế qua chỉ số ảnh hưởng   của các tạp chí giai đoạn 1996-2018.    43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    49
KẾT LUẬN    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách xếp hạng lượng xuất bản 10 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1996-2018    7
Bảng 1.2: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của một số nước đứng đầu Châu Á năm 2014-2018    10
Bảng 1.3: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của các nước trong khối ASEAN từ năm 1991-2018    11
Bảng 1.4: Danh sách 15 trường Đại học có đào tạo Y Dược tại Việt Nam đứng đầu về công bố ISI tính theo số lượng bài    15
Bảng 1.5: Danh sách các trường có đào tạo Y Dược tại Việt Nam    17
Bảng 2.1: Danh sách từ khóa Tiếng anh của các trường    22
Bảng 2.2: Từ khóa tìm tên trường Đại học Y tế công cộng    26
Bảng 3.1: Số lượng bài của các trường Đại học có đào tạo Y Dược của Việt nam theo năm từ 1996-2018    29
Bảng 3.2: Số lượng bài của 15 trường có nhiều bài được xuất bản quốc tế    31
Bảng 3.3: Danh sách 20 trường đại học có đào tạo Y Dược có số lượng bài có tác giả đầu tác giả liên hệ là giảng viên trường    33
Bảng 3.4: Số bài theo thể loại công bố    35
Bảng 3.5: Phân loại số bài theo lĩnh vực    37
Bảng 3.6: Phân loại số bài theo vùng    38
Bảng 3.7: Phân tích sự khác biệt về lĩnh vực giữa các vùng    40
Bảng 3.8: So sánh sự khác biệt về loại công bố giữa các miền    42
Bảng 3.9: Phân loại công bố dựa theo điểm Impact Factor    43
Bảng 3.10: Danh sách 20 tạp chí được đăng nhiều nhất    46
Bảng 3.11: So sánh sự khác biệt về lĩnh vực giữa các nhóm tạp chí    47

 DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về số lượng xuất bản giai đoạn 1996-2018    9
Biểu đồ 1.2: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1991-2018    13
Biểu đồ 3.1: Xu hướng xuất bản quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược Việt Nam 1996-2018    31
Biểu đồ 3.2: Số lượng bài báo và báo cáo qua các năm 1996-2018    36
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ số bài phân chia theo các lĩnh vực    37
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ bài báo giữa các vùng    38
Biểu đồ 3.5: Công bố quốc tế của ba miền theo năm từ 1996-2018    39

 

Leave a Comment