Thực trạng cung ứng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 trạm y tế xã tỉnh Hòa Bình năm 2014
Thực trạng cung ứng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 trạm y tế xã tỉnh Hòa Bình năm 2014/ Trịnh Hoàng Cung. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiện nay ngày càng được quan tâm và phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 7,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết trên toàn thế giới, chủ yếu là ở các nước đang phát triển [1]. Khoảng 40% trẻ em tử vong dưới 5 tuổi xảy ra trong thời kỳ sơ sinh [2]. Các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là viêm phổi, biến chứng vì đẻ non, tiêu chảy, ngạt thở khi sinh và sốt rét. Một nghiên cứu cho thấy khi người nghèo tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế, mà kết quả của nó đem lại chậm hoặc không đem lại kết quả, có thể là một yếu tố quyết định tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Trẻ em ở các nước có thu nhập thấp có khả năng tử vong trước 5 tuổi cao hơn 18 lần so với trẻ em ở các nước có thu nhập cao [1]. Từ khi kết thúc giai đoạn sơ sinh đến khi 5 tuổi, nguyên nhân chính gây tử vong là viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét. Suy dinh dưỡng là yếu tố đóng góp chính cho trên 1/3 tất cả tử vong trẻ em, khiến cho trẻ dễ bị cảm nhiễm hơn với bệnh nặng. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sự sống còn của trẻ (MDG4) nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em xuống 2/3 vào năm 2015 từ mức của năm 1990.
Việt Nam đang trên lộ trình đạt tới Mục tiêu Thiên Niên kỷ 4 – MDG4. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi, trẻ nhỏ và tỷ lệ suy dinh dưỡng đều đang giảm. Trên toàn quốc, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 53/1.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống 16/1.000 trẻ sinh sống vào năm 2011 [1].
Trạm Y tế xã là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản và là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với trẻ em, người dân ở các huyện, xã vùng sâu vùng xa. Trạm y tế xã nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ CSSK ban đầu, phát hiện sớm các dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi bệnh tật, do đó rất cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe ngay từ những thời điểm ban đầu. Vì vậy đánh giá được thực trạng cung ứng dịch vụ KCB cho người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người dân.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tập trung nhiều dân tộc cùng chung sống. Tỉnh lỵ là Thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm Thủ đô Hà nội 73 km. Tỉnh có diện tích 4.608,7 km2, dân số trung bình là 808,2 nghìn người, với mật độ dân số là 175 người/km2. Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi tại địa phương năm 2012 là 17,7%0, cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước là 15,4%0 [3].
Nhận thấy tình hình CSSK trẻ em tại địa phương còn khó khăn, các nghiên cứu về CSSK trẻ em chưa nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: thực trạng cung ứng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 5 tuổi ở 30 TYT xã tỉnh Hòa Bình năm 2014.
Mục tiêu chung: Thực trạng cung ứng một số dịch vụ CSSK trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 xã tỉnh Hòa Bình năm 2014.
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả khả năng cung cấp dịch vụ của 30 TYT xã miền núi tỉnh Hòa Bình năm 2014
2. Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn kiến thức CSSK trẻ em dưới 5 tuổi ở một xã tỉnh Hòa Bình năm 2014.
Tài liệu tham khảo
1. Văn phòng đại diện WHO Việt Nam. Sức khỏe trẻ em (2010). Truy cập ngày 15-4-2015; Tại trang web: http: //www.wpro .who .int/vietnam.
2. UNICEF, Tình hình trẻ em Thế Giới 2008.
3. Tổng Cục Thống Kê. Dân số và lao động (2012). Truy cập ngày 13-5-2015; Tại trang web: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
4. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Xã hội học, ed. Nhà Xuất Bản Thế Giới1994.
5. Trần Thị Kim Liên, Trẻ em và quyền trẻ em – Vấn đề lỹ luận và thực tiễn, Hội thảo khoa học về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2011- Trường Đại học An Giang 2011.
6. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 2004. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. Trần Thị Phương Mai (chủ biên), Bài giảng bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2004.
8. Bộ Y tế Việt Nam và nhóm đối tác y tế (2012), Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, in Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, 12/2012.
9. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2010). Đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trong sự bình đẳng. Tại trang web:
http: //www.vnsocialwork.net/wp- content/uploads/2010/11 /MDG4 Vn.pdf
10. Nguyễn Thị Trang Nhung, Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt nam, 2011, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
11. Bộ Y tế-Tổ chức y tế thế giới, Quản lý y tế,2001, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
12. Bộ Y tế-Tổ chức y tế thế giới chủ biên (2001), Quản lýy tế, Nhà xuất bản y học Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Thị Kim Lý (2008), Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại xa Iakhươi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, Huyện Chưpah tỉnh Gia Lai, Luận văn chuyên khoa cấp 1, Đại học y dược Huế.
14. The Health System Assessement Approarch (2012). The Health System Assessement Approarch. A How to Manual. Truy cập ngày 21 -2-2014; Tại trang web:
http: //www.healthsystems2020. org/userfĩles/fĩle/Chapter 8. pdf.
15. D.David and others Mc.Anita B.Onil, chủ biên (2008), Innovation Health Service Delivery Models of Low- and Middle-Income Countries.
16. World Health Organization (2012). Health Service Delivery Profile of Viet Nam. Truy cập ngày 21-2-2014; Tại trang web: http://www.wpro.who.int/health services/service delivery profile viet nam.pdf.
17. Lê Hoài Nam (2012), Thực trạng nhân lực và hoạt động của trạm y tế xã thuộc huyện Quỳnh Giao tỉnh Nghệ An năm 2008 và 2011. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. World Health Report (2006), The world health report 2006: working together for health, , World Health Organization, Geneva.
19. Bộ Y tế Việt Nam và nhóm đối tác y tế (2010). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010: Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015,. Truy cập ngày 27-2-2014; Tại trang web: http://iahr.org.vn/downloads/JAHR2010-VN.pdf
20. Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận (2013), Báo cáo: Công tác phát triển Y dược học cổ truyền tỉnh Ninh Thuận.
21. Nguyễn Hoàng Thanh (2011), Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Nam . Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
22. Song Hà (2012). Trạm y tế xã căng mình giữ “chuẩn “. Truy cập ngày 21-2-2014; Tại trang web: http: //www.i4ra.vn/VTF/Y -te/T ram-v-te-xa- cang-minh- giuchuan/channel3 8/article275637/V iew.htm.
23. Vũ Văn Hoàn và cộng sự Nguyễn Bạch Ngọc (2008), Nghiên cứu xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về xã và phát huy hiệu quả hoạt động của bác sĩ tuyến xã, Bộ Y tế.
24. Bộ Y tế – Viện chiến lược và chính sách y tế (2012), Báo cáo kết quả nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và duy trì cán bộ y tế tuyến cơ sở ở một số tỉnh miền núi.
25. Nguyễn Đăng Vững Nguyễn Hoàng Long, Dương Đức Thiện và các cộng sự. (2009), Báo cáo nghiên cứu: Thực trạng và các giải pháp đổi mới hoạt động của nhân viên y tế thôn bản.
26. Bộ Y tế (2011). Quyết định: Về việc ban hành bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Truy cập ngày 15- 2 – 2014; Tại trang web:
https://docs.google.cOm/document/d/1ucJ7twO79e2YtuesPMivOKEvI7
ZZkak9lLofEKURAgo/edit.
27. Lê Thị Hồng Lê (2011), Thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại các Trạm y tế xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ năm 2010, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
28. K.D Bailey (1982), Methods of Social Research , The Free Press, New York, America.
29. Mai Phương Thanh (2010), Thực trạng nhân lực và hoạt động trạm y tế xã môt số huyện của Tỉnh Quảng Ngãi 2008. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa khóa 2004-2010, Trường Đại học Y Hà Nội.
30. Nguyễn Đình Dự (2007), Mô tả sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
MỤC LỤC
Danh mục bảng Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm về trẻ em 3
1.1.1. Khái niệm trẻ em 3
1.1.2. Đặc điểm phát triển của trẻ em dưới 5 tuổi 4
1.1.3. Mô hình bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi 5
1.1.4. Chiến lược quốc gia về CSSK trẻ em dưới 5 tuổi 8
1.2. Cung ứng dịch vụ y tế 8
1.2.1. Dịch vụ y tế: 8
1.2.2. Cung ứng dịch vụ y tế 9
1.3. Trạm y tế xã trong công tác CSSK trẻ em dưới 5 tuổi 11
1.3.1. Chức năng: 11
1.3.2. Nhiệm vụ: 11
1.3.3. Nguồn nhân lực 12
1.3.4. Về năng lực chuyên môn: 13
1.3.5. Cơ sở vật chất- Trang thiết bị 14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16
2.2. Thời gian nghiên cứu: năm 2014 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 16
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 16
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 17
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin 17
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 18
2.7. Khống chế sai số và cách khắc phục 20
2.8. Đạo đức nghiên cứu 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Khả năng cung ứng dịch vụ CSSK ở các TYT xã 22
3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vự tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em
dưới 5 tuổi 24
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 28
4.1. Khả năng cung ứng DVYT của các TYT xã 28
4.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn kiến thức CSSK trẻ em dưới 5 tuổi tại
một xã tỉnh Hòa Bình 30
KẾT LUẬN 33
KHUYẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình cung ứng dịch vụ y tế theo Massoud 10
Bảng 3.1. Tình hình cơ sở vật chất tại các TYT xã 22
Bảng 3.2. Tình hình trang thiết bị tại các TYT xã 23
Bảng 3.3. Thống kê về tài liệu/phác đồ chuyên môn 23
Bảng 3.4. Một số dịch vụ CSSK tại TYT xã 23
Bảng 3.5. Một số chỉ số về tỉ suất chết của trẻ tại địa phương 24
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng DVYT khi trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cấp tính .. 24
Bảng 3.7. Hiểu biết của bà mẹ về hiệu quả tiêm chủng 25
Bảng 3.8. Tỉ lệ các bà mẹ đưa con đi khám khi có các triệu chứng lâm sàng về hô hấp 26
Bảng 3.9. Tỉ lệ các bà mẹ đưa con đi khám khi có triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy 27
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Phân bố tử vong dưới 5 tuổi trên toàn Thế giới 6
Biểu đồ 1.2. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng kinh tế – xã hội năm 2011 .ĩ. .. 7
Biểu đồ 3.1. Tình hình nhân lực tại các TYT xã 22
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của bà mẹ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 26