Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018

Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018

Luận văn thạc sĩ Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018.Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thuốc là nội dung chi tiêu cao thứ hai sau chi phí nhân sự trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Thống kê chi tiêu toàn cầu cho thấy trong năm 2010 tổng chi tiêu cho thuốc là 887 tỷ đô la Mỹ và ước tính đến năm 2020 thị trường dược sẽ tăng lên khoảng 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ

Số tiền chi cho việc mua thuốc của các nước trên thế giới là rất lớn, từ 40% – 60% toàn bộ ngân sách y tế cho khu vực công [58]. Mặc dù chi tiêu nặng nề như vậy, một phần ba dân số thế giới vẫn đang thiếu thuốc thiết yếu, vấn đề này xảy ra hơn một nửa là tập trung ở các nước Châu Á và Châu Phi [51]. Một lý do chính cho thực trạng này là quản lý tài nguyên có sẵn chưa tốt và ước tính đến 70% thuốc bị lãng phí đối với bất kỳ quốc gia nào có hệ thống quản lý thuốc kém [64]. Do đó, quản lý thuốc hợp lý ngày càng trở nên quan trọng để sử dụng tối ưu nhất ngân sách dành cho y tế.
Đánh giá phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội nghị thương mại – phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), thì Việt Nam là nước đang ở giai đoạn cấp độ 3 (Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc Generic; xuất khẩu một số dược phẩm), tiền thuốc bình quân đầu người dân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, đã tăng đáng kể từ mức 5,4 USD/ người năm 2000, lên mức 38 USD/ người năm 2015, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14%, điều này cho thấy nhu cầu về các sản phẩm dược và dịch vụ y tế sẽ ngày càng tăng và mở rộng [18]. Những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng, chẳng hạn như: Thuốc không thiết yếu (không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin [21]. Việc quản lý cung ứng thuốc được tổ chức theo năm chức năng cơ bản của chu trình quản lý thuốc là: lựa chọn, mua sắm, cấp phát và tồn trữ thuốc, sử dụng thuốc, trung tâm của chu trình này là các yếu tố hệ thống hỗ trợ quản lý, bao gồm: tổ chức, tài chính, quản lý thông tin, quản lý nguồn lực và chất lượng [48].
Bệnh viện quận Thủ Đức là một bệnh viện đa khoa hạng I, được Bộ y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối. Như vậy, bệnh viện thực hiện chức năng là bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, vẫn là bệnh viện tuyến huyện, thực hiện chức năng và hưởng các chế độ có liên quan là bệnh viện tuyến huyện; bệnh viện tự chủ tài chính hoàn toàn về chi thường xuyên chính thức từ năm 2015; nhưng lại tự chủ về đầu tư lại từ năm 2010; với quy mô 800 giường kế hoạch và thực hiện trên 1000 giường nội trú.
Đây là điểm khác biệt của bệnh viện quận Thủ Đức so với các bệnh viện trong cả nước về tự chủ bộ máy, tài chính và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác của bệnh viện. Hàng năm, bệnh viện khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, các vùng lân cận và các tỉnh, thành giáp ranh Thành phố, trung bình khoảng 1.524.670 lượt người/năm. Với số lượt khám chữa bệnh này, bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh ngoại trú đông nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ khi mới thành lập tới nay, công tác khám chữa bệnh và hoạt động đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh trong đó có công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức luôn được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm. Nhưng hiện tại thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quận Thủ Đức như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực tạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quận Thủ Đức hiện nay?. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Mô tả thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018.
2- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………….4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN……………………4
1.2.1. Lựa chọn thuốc ……………………………………………………………………………………………………………… 5
1.2.2. Mua sắm thuốc cho bệnh viện …………………………………………………………………………………… 5
1.1.3. Cấp phát và tồn trữ thuốc……………………………………………………………………………………………. 6
1.1.4. Sử dụng thuốc của bệnh viện …………………………………………………………………………………….. 6
1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN …………………………………………………………………………………………………7
1.2.1. Hoạt động lựa chọn thuốc…………………………………………………………………………………………… 7
1.2.2. Hoạt động mua sắm thuốc ………………………………………………………………………………………….. 8
1.2.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc ………………………………………………………………………… 8
1.2.4. Hoạt động sử dụng thuốc ……………………………………………………………………………………………. 9
1.3. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN………………………….9
1.3.1. Lựa chọn thuốc ……………………………………………………………………………………………………………. 10
1.3.2. Mua sắm thuốc ……………………………………………………………………………………………………………. 11
1.3.3. Cấp phát và tồn trữ thuốc………………………………………………………………………………………….. 12
1.3.4. Sử dụng thuốc ……………………………………………………………………………………………………………… 12
1.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN……………13
1.4.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện………………………………………………………………… 13
1.4.2. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị…………………………………………………………….. 14
1.4.3. Phân loại bệnh tật bệnh viện…………………………………………………………………………………….. 15
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT…………………………………………………………………………..17
1.6. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC…………………………………………18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..19
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng …………………………………………………………………………… 19
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………………. 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….20iii
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..20
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………20
2.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..21
2.6.1. Thu thập thông tin định lượng …………………………………………………………………………………. 21
2.6.2. Thu thập thông tin định tính …………………………………………………………………………………….. 22
2.6.3. Công cụ thu thập dữ liệu …………………………………………………………………………………………… 23
2.7. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………23
2.7.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018………………. 23
2.7.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ
Đức ……………………………………………………………………………………………………………………. 23
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………………….24
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………25
2.10. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………..25
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………………26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………27
3.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức…………………………….27
3.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện …………………………… 27
3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc năm 2018 …………………………………………………………………….. 31
3.1.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc năm 2018 …………………………………………………… 34
3.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện …………………………………………………………………. 37
3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh quận Thủ Đức……41
3.2.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện………………………………………………………………… 41
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất của khoa dược ………………………………….. 44
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….56
4.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2018 …………………………………………………………………………………………..56
4.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện …………………………… 56
4.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc ………………………………………………………………………………………… 59
4.1.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc ………………………………………………………………………. 60iv
4.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện …………………………………………………………………. 61
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh quận Thủ Đức……62
4.2.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện và khoa Dược……………………………………………………….. 62
4.2.2. Cơ sở vật chất của khoa dược ………………………………………………………………………………….. 63
4.2.3. Tình hình nhân lực……………………………………………………………………………………………………… 63
4.2.4. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện …………………………………………………………… 64
4.2.3. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị ……………………………………….. 65
4.3. Hạn chế nghiên cứu………………………………………………………………………………..66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..67
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tỷ lệ và kinh phí chủng loại thuốc trong nước và thuốc ngoại nhập …….29
Bảng 3.2: Tỷ lệ và kinh phí thuốc theo tên generic và tên biệt dược sử dụng……….29
Bảng 3.3: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần……………………………………….30
Bảng 3.4: Cơ cấu danh mục và kinh phí thuốc theo quy chế chuyên môn……………30
Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC …………………………………….33
Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN …………………………………….33
Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III ………………………………34
Bảng 3.8: Mức độ tồn kho dự trữ tại kho dược theo quý……………………………………35
Bảng 3.9: Lượng thuốc tồn trung bình của các nhóm thuốc……………………………….36
Bảng 3.10: Mức độ nhận thức của bệnh nhân về hướng dẫn sử dụng thuốc …………38
Bảng 3.11: Nguồn thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc …………………………………38
Bảng 3.12: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018……………………….42
Bảng 3.13: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018 (tt)………………….43
Bảng 3.14: Cơ cấu nhân lực khoa Dược năm 2018 …………………………………………..44
Bảng 3.15: Cơ sở hạ tầng khoa Dược năm 2018 ………………………………………………47
Bảng 3.16: Trang thiết bị khoa Dược năm 2018……………………………………………….48
Bảng 3.17: Cách thức triển khai hoạt động của HĐT & ĐT ………………………………51
Bảng 3.18: Số lượt khám bệnh năm 2018………………………………………………………..54
Bảng 3.19: Kết quả điều trị năm 2018 …………………………………………………………….54
Bảng 3.20: Cơ cấu phân loại bệnh tật tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018……..5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ danh mục thuốc sử dụng, phân loại theo ATC……………………….28
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thuốc sử dụng trong năm 2018, phân loại theo ATC………………39
Sơ đồ 1.1: Quy trình cung ứng thuốc ………………………………………………………………..4
Sơ đồ 1.2: Hệ thống pháp lý về đấu thầu, mua sắm thuốc……………………………………8
Sơ đồ 1.3: Yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới PLBT ………………………………………15
Sơ đồ 1.4: Khung lý thuyết nghiên cứu ………………………………………………………….17
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT của bệnh viện ………………………27
Sơ đồ 3.2: Quy trình đầu thầu thuốc ……………………………………………………………….31
Sơ đồ 3.3: Quy trình mua sắm thuốc……………………………………………………………….32
Sơ đồ 3.4: Quy trình cấp phát thuốc nội trú……………………………………………………..34
Sơ đồ 3.5: Quy trình cấp phát thuốc BHYT……………………………………………………..35
Sơ đồ 3.6: Quy trình thu thập và xử lý thông tin ………………………………………………37
Sơ đồ 3.7: Vai trò của Đơn vị Dược lâm sàng ………………………………………………….40
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện quận Thủ Đức…………………………………………..41
Sơ đồ 3.9: Sơ đồ tổ chức khoa Dược ………………………………………………………………44
Sơ đồ 3.10: Mô hình Hội đồng thuốc và Điều trị………………………………………………5

Leave a Comment