Thực trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019.Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ĐTĐ typ 2 chiếm 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2025 thế giới sẽ có khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu nhưng điều đáng quan tâm là bệnh sẽ tăng nhanh ở khu vực các quốc gia ghèo – các nước đang phát triển. Theo dự báo tỷ lệ bệnh ĐTĐ sẽ tăng 48%, số người mắc bệnh sẽ tăng 170% ở các nước đang phát triển trong khi các nước phát triển trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ bệnh tăng 27%, số người ĐTĐ tăng 42%. Ở Mỹ, theo thông báo của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ), trong hai năm (2003-2005) tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng 14%, số người mắc bệnh từ 18,2 triệu người lên 20,8 triệu người. Bệnh ĐTĐ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ [1].
Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 – 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh [2]. Theo số liệu của IDF (Liên đoàn đái tháo đường quốc tế), năm 2015 Việt Nam có 3,5 triệu người mắc ĐTĐ trong độ tuổi 20 – 79, sự gia tăng này cho thấy sự bùng nổ của bệnh ĐTĐ đã trở thành gánh nặng cho chăm sóc y tế , làm tổn hại đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội.
Rối loạn Glucose huyết lúc đói (IFG: Impaired Fasting Glycaemia) và rối loạn dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolarance) là tiền đề của bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch trong tương lai gần. IGT hiện nay được coi như là “tiền đái tháo đường”[3]. Số người có IGT trên toàn cầu cao hơn nhiều so với người ĐTĐ và thường được ví như phần chìm của tảng băng, vì vậy phát hiện những người IGT là vấn đề quan trọng cần ưu tiên trong quản lý sức khỏe cộng đồng hiện nay.
Việt Nam là một đất nước đang trong thời kì đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa do vậy các thói quen sống thay đổi theo, gia tăng các thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh, hậu quả dẫn đến gia tăng các bệnh không lây nhiễm như thừa cân béo phì, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa…Nghiên cứu của Viện nội tiết Trung Ương cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tại nội thành của 4 thành phố lớn tại Việt Nam là 4,9% [4], năm 2014 tỷ lệ ĐTĐ là 5,7%. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh ĐTĐ khi đã có biến chứng là phổ biến. Tình trạng bệnh tật và chi phí y tế là một gánh nặng đáng kể làm nghèo hóa một tỷ lệ nhất định các hộ gia đình.
Cùng với tỷ lệ bệnh ĐTĐ được phát hiện, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ chưa được phát hiện đặc biệt tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose máu (tiền ĐTĐ) rất lớn điều này được thể hiện rõ ở nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tỷ lệ ĐTĐ và rối loạn dung nạp Glucose đều ra tăng cùng với tuổi, thói quen sinh hoạt ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa…Bên cạnh đó những vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức thể hiện ở những bệnh nhân ĐTĐ đến khám khi đã có nhiều biến chứng và biến chứng nặng nề gây khó khăn cho việc điều trị và chi phí.
Vấn đề tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường nhằm hạn chế sự gia tăng tỷ lệ mắc mới của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm tỷ lệ chết, giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và cho toàn xã hội là vấn đề có tính cấp thiết trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia.
Huyện Kim Sơn là một trong những huyện của Ninh Bình có tốc độ phát triển nhanh do đó tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng cũng ngày càng tăng. Để đánh giá tình hình mắc bệnh nhằm huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào công tác phòng chống ĐTĐchúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019”.
Với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệĐái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường và rối loạn dung nạp Glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Khái niệm về đái tháo đường 4
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học 4
1.1.2. Phân loại 8
1.1.3. Biến chứng 10
1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 11
1.2.1. Nguyên nhân 11
1.2.2. Yếu tố nguy cơ 12
1.3. Điểm qua một số nghiên cứu về đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu trên thế giới, Việt Nam và tại Ninh Bình 18
1.3.1. Trên thế giới 18
1.3.2. Tại Việt nam 20
1.3.3. Tại Ninh Bình 21
1.4. Dự phòng đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose 21
1.4.1. Sàng lọc phát hiện bệnh sớm 22
1.4.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe để giảm yếu tố nguy cơ 23
1.4.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu 27
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu 27
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.2.5. Các biến số, chỉ số 33
2.2.6. Xử lý số liệu 35
2.2.7. Sai số và biện pháp khắc phục 35
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng nghiên cứu 43
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ĐTĐ và rối loạn dung nạp Glucose 45
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Xác định tỷ lệ ĐTĐ và tiền đái tháo đường phát hiện qua sàng lọc 55
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55
4.1.2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường 56
4.1.3. Tỷ lệ phát hiện ĐTĐ và tiền đái tháo đường 58
4.2. Xác định mối liên quan giữa đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố nguy cơ 61
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn đoán ĐTĐ theo quyết định 3319-BYT 10
Bảng 1.2. Bảng phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể (BMI) áp dụng cho người Châu Á – Thái Bình Dương 14
Bảng 2.1. Phân loại thể lực theo chỉ số khối cơ thể (BMI) áp dụng cho người Châu Á – Thái Bình Dương 31
Bảng2.2: Bảng phân loại tăng huyết áp theo Hội Tăng huyết áp Việt Nam 2013 33
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.3. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.4. Tiền sử và yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới ở đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.6. Liên quan thừa cân, béo phì và vòng bụng 40
Bảng 3.7. Liên quan thừa cân, béo phì và tỷ lệ vòng eo/vòng hông 41
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện tăng huyết áp 42
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IFG bằng đo glucose máu lúc đói 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ĐTĐ và IGT bằng nghiệm pháp gây tăng đường máu 43
Bảng 3.11. Tỷ lệ chung ĐTĐ và rối loạn dung nạp Glucose được xác định bằng đo glucose máu lúc đói và sau làm nghiệm pháp gây tăng đường máu 44
Bảng 3.12. Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo nhóm tuổi 45
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp 46
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có kèm rối loạn chuyển hóa lipid 46
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ 47
Bảng 3.16. Liên quan giữa tỷ lệ đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose theo giới 48
Bảng 3.17. Liên quan giữa tình trạng bệnh và thừa cân theo BMI tiêu chuẩn Châu Á 48
Bảng 3.18. Liên quan đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose với WHR 50
Bảng 3.19. Liên quan tỷ lệ bệnh theo tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường 50
Bảng 3.20. Liên quan tình trạng bệnh và tiền sử bệnh tim mạch bản thân 51
Bảng 3.21. Liên quan ĐTĐ với WHR và BMI 52
Bảng 3.22. Liên quan WHR và BMI với nhóm rối loạn dung nạp đường huyết 52
Bảng 3.23. Tương quan ĐTĐ và rối loạn lipid máu 53
Bảng 3.24. Tương quan ĐTĐ và tăng huyết áp 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu 36
Biểu đồ 3.2: Nhóm tuổi của đối tượng được nghiên cứu 37
Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa tỷ lệ thừa cân béo phì và vòng bụng 40
Biểu đồ3.5: Tình trạng thừa cân béo phì liên quan tới tỷ lệ eo/hông 41
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện tăng huyết áp 42
Biểu đồ 3.7: Phân bố tình trạng phát hiện ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo giới 44
Biểu đồ 3.8: Phân bố tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 45
Biểu đồ 3.9. Liên quan tình trạng bệnh và BMI 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bàng (2003), “Béo phì và tăng huyết áp”, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, 27-35.
2. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam – Các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống, NXB Y học, Hà Nội.
3. Tạ Văn Bình và CS (2002), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn ở Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 34-56.
4. Tạ Văn Bình và CS (2004), “Thực trạng bệnh Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn của Việt Nam”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa(NXB y học), 512-528.
5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu, NXB y học, Hà Nội.
6. WHO (2001), Plan of action for the Western Pacific declaration on diabetes 2000-2005, Geneve, 5-22.
7. Gojka Roglic and Ala’din AlwanHilary King (2001), “The Middle East”, The Epidemiology of diabetes mellitus an international perspective, John Wiley & Sons(New York), 217-221.
8. Marie U. Beall and John KitzmillerSiri L. Kjos (2009), “Pre-exsting Diabetes and pregnancy”, Manual of Endocrinology and metabolism, Lippincott Williams & Wilkins(NewYork).
9. Campbell R K. (2009), “Typ 2 diabetes: where we are today: an overview of disease burden, current treatments, and treatment strategies”, Journal of the Amerian Pharmacists Association. 1(3-9).
10. Hoàng Kim Ước, Tạ Văn Bình, Nguyễn Minh Hùng và CS (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3(Hội nội tiết – ĐTĐ Việt Nam).
11. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và CS (2007), “Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh Đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành Nội tiết và chuyển hóa(NXB Y học Hà Nội), 317-320.
12. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 Dự án Phòng chống Đái tháo đường Quốc gia, hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốttài liệu nội bộ.
13. Lê Quang Toàn, Tạ Văn Bình và CS (2003), “Nghiên cứu theo dõi bệnh nhân ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám điều trị tại bệnh viện Nội tiết”, Tạp chí Y học thực hành. 3.
14. Bộ Y tế (2017), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2, số 3319/QĐ-BYT.
15. Lê Đức Trình, Lương Tấn Thành và CS (1995), Chẩn đoán sinh học một số bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội.
16. Ronald Kahn (2000), “Atlas of diabetes”, Science Press.
17. WHO (2003), Screening for typ 2 DiabetesGeneve.
18. Nguyễn Quốc Hùng, CS Nguyễn Hoài Nam (2005), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, điều trị, chăm sóc và phòng chống bệnh đái tháo đường tại cộng đồng dân cư Hải Phòng năm 2005.
19. United Kingdom Prosoective Diabetes Study (UKPDS) (1993), Intensive blood glucose on the developpenzynmt and progession of long term complicationN Eng J Med 1993.
20. United Kingdom Prosoective Diabetes Study (UKPDS) (2003), Glycemia control with diet, sulfonulurea, metfomin or insulin in paitients type 2 diabetes mellitus: Progestive requireenzynmt for multiple therapies (UKPDS 49JAMA.
21. United Kingdom Prospective Diabetes study (UKPDS) (2005), Association of glycemia with macrovaccular and microvascular complication of type 2 diabetes (UKPDS 35) prospective observation studyBMJ(21)
22. The ADVANCE Collaboratio group (2008), “Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with type diabetes 2”, New England Journal of medicine 2008.
23. Internatinal Deabetes Federation (2009), “Deabetes in the young: a global perspective”.
24. Hoàng Trung Vinh,Khăm Pheng Phun Ma Keo (2006), “Nghiên cứu mức độ kiểm soát một số chỉ số ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 được điều trị tại một số bệnh viện ở Viêng Chăn – Lào”, Tạp chí Y học thực hành, 126-130.
25. Hoàng Trung Vinh,Khăm Pheng Phun Ma Keo (2006), “Nghiên cứu mức độ kiểm soát một số chỉ số ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 được điều trị tại một số bệnh viện ở Viêng Chăn – Lào”, Tạp chí Y học thực hành, 179-184.
26. Lê Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu cường Insulin, rối loạn chuyển hóa Lipid và HbA1c ở người đái tháo đường typ 2, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
27. Phạm Thị Tuyết Nga và CSNguyễn Hải Thủy (2005), “HbA1C và các yếu tố liên quan cân bằng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học(Đại hội nội tiết và ĐTĐ quốc gia Việt Nam lần thứ 3 tại thành phố Huế).
28. Phan Huy Anh Vũ (2001), “Thu thập và đánh giá kết quả điều trị ngoại trú của bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học(Đại hội Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam lần thứ 1).
29. Tạ Văn Bình (2014), Nghiên cứu can thiệp lối sống ở cộng đồng để phòng, chống ĐTĐ typ 2 tại Ninh Bình từ năm 2011-2014, Dự án D-Star.
30. Thái Hồng Quang (2003), Bệnh học nội tiết, NXB Y học, Hà Nội, 257-362.
31. Nguyễn Thị Lý (2001), Nghiên cứu kiến thức, thực hành bênh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế Gia Lâm, Hà Nội năm 2001, Luận văn Thạc sỹ Đại học y tế công cộng.
32. Pal S Das M, Ghosh A (2010), “Association of metabolic syndrome with obessity measures, metabolic profiles, and intake of dietary fatty acids in people of Asian Indian origin”, J Cardiovasc Dis Res.
33. Nguyễn Bá Trí (2016), Thực trạng bệnh Đái tháo đường ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum.
34. Trần Minh Long (2010), Mô tả một số yếu tố liên quan ĐTĐ typ2 và tiền ĐTĐ ở 30-39 tuổi tại tỉnh Nghệ An năm 2010, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
35. Tạ Văn Bình và CS (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định năm 2003”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa(NXB Y học), 738-749.
36. Nguyễn Quốc Việt và csNguyễn Quang Vinh (2014), “Kết quả hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 82-86.
37. Trần Hữu Dàng (2011), “Tiền đái tháo đường”, Tạp chí nội khoa. 4(NXB Tổng hội Y Dược học Việt Nam), 17.
38. Vũ Thị MùiNguyễn Quang Chúy (2007), Đánh giá tỷ lệ bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tuổi tại tỉnh Yên Bái năm 2003Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.
39. Ronal A. Codario (2011), “Typ 2 diabetes, Pre-diabetes and Metabolic syndrome”, Humana Press.
40. Phan Long Nhơn và CS (2012), “Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, Bình Định”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. 1(NXB Thuận Phát).
41. ĐỗThanh Bình và CS (2014), “Đánh giá về kết quả tư vấn bệnh nhân tiền đái tháo đường tại Quảng Bình năm 2012-2013”, Tạp chí Y học thực hành. 929, 930.
42. Cao Mỹ Phượng và CS (2007), Tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi thuộc tỉnh Trà VinhBáo cáo toàn văn các đề tài khoa học, NXB Y học, Hà Nội.
43. Hồ Văn Hiệu và CS (2007), Điều tra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An năm 2005Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.
44. Kusama K Le DS, Yamamoto S (2006), “A community-based picture of type 2 diabetes mellitus in Vietnam”, J Atheroscler Thromb, 49-63.
45. Lê Minh Sứ (2007), Thực trạng bệnh Đái tháo đường ở Thanh HóaHội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam.
46. Tan LS Tan JT, Chia KS, Chew SK et al (2008), “A family history of type 2 diabetes is associated with glucose intolerance and obesity-related traits with evidence of excess maternal transmission for obesity-related traits in a South Eats Asian population”, Diabetes Res Clin Pract. 2008 Nov.
47. Yuan J Xin Z, Hua L, Ma YH (2010), “A simple tool detected diabetes and prediabetes in rural Chinese”, J Clin Epidemiol. 2010 Sep.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com