THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Lê Thúy Hường1, Hoàng Thị Thu Hiền1, Trương Thị Thu Hương1, Nguyễn Thị Nhung1, Phạm Thị Thắm1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1/Mô tả thực trạng đánh giá điểm thường xuyên tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ năm 2016-2019. 2/Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá điểm thường xuyên. Phương pháp: nghiên cứu mô tả ngang qua khảo sát ý kiến 144 giảng viên giảng dạy các học phần giai đoạn 2016-2019 tại Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Kết quả: 98.6 %  giảng viên đã phổ biến công khai tỷ lệ, hình thức đánh giá điểm thường xuyên trong đề cương chi tiết; Hình thức đánh giá điểm thường xuyên: bài kiểm tra viết 15 phút: 94.4%; Kết quả thảo luận nhóm: 56.9%; Trả lời câu hỏi trên lớp: 34.7%; đánh giá kết quả tự học: 23.6%; Số lần kiểm tra thường xuyên: 1 lần: 40.3%; hai lần trở lên: 59.7%. Cách tính điểm thường xuyên giữa các giảng viên: tính điểm trung bình cộng giữa các lần kiểm tra: 88.9%: chỉ lấy điểm cao nhất: 4.2%; lấy điểm bài kiểm tra cuối cùng 4.2%; lấy điểm ngẫu nhiên: 2.8%; Giảng viên phổ biến đáp án, thang điểm, chữa bài sau khi kiểm tra: 86.1%; trả bài cho SV sau khi kiểm tra: 70.8%; 90.3 % giảng viên cho rằng: cần thiết ban hành quy định đánh giá điểm thường xuyên.

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy  học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình giáo trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh kết quả dạy học [1]. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả  của  kiểm  tra  đánh  giá  là  cơ  sở  đểđiều chỉnh hoạt động dạy -học và quản lý giáo dụcMột trong những hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập làkiểm tra thường xuyên, hình thức  đánh  giá  này  được  xem  là  đánh  giá quá trình học tập vì sự tiến bộ của người học (đánh giá quá trình) bởi đây là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho cả  thầy  và  trò  nhằm  mục  tiêu  cảithiện  hoạt động giảng dạy, học tập. Mục đích của kiểm tra thường  xuyên  nhằm  thu  thập  các  minh  chứng liên  quan  đến  kết  quả  học  tập  của  người  học trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho người học và giảng viên biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học.Để thực hiện tốt các yêu cầu trong kiểm tra đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học[2]  việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt đượcchuẩn đầu ra. Đặc biệt cần công  khai tới người họccác quy định về đánh giá kết quả học tập (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số,cơ chế phản hồivà các nội dung liên quan). Để đáp ứng yêu cầu trên cần có quy định chung, thống nhất về đánh giá điểm điểm học phần, trong đó có quy định cụ thể về đánh giá điểm thường xuyên. Bởi nếu không có quy định  chung,  thống  nhất  về  thời  gian,  phương pháp, cách tính điểm, cơ chế phản hồivà các nội dung  liên  quan  đến  kiểm  tra  đánh  giá  điểm thường xuyên sẽ dẫn tới sự khác biệt trong đánh giá giữa các giảng viên. Khi có sự khác biệt sẽ khiến cho kết quả đánh giá không đảm bảo công bằng và khách quan. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng quá trình đánh giá điểm thường xuyên tại trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương,  xác định những khó khăn, tồn tại, mong muốn  của giảng  viên và sinh viên trong quá trình đánh giá điểm thường xuyên… từ đó đề  xuất  các  giảipháp  để  nâng  cao  hiệu  quả quản lý quá trình đánh giá điểm thường xuyên.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiểm tra, đánh giá, điểm thường xuyên, giảng viên, sinh viên, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Tài liệu tham khảo
1. Hội nghị trung ương 8 khóa XI. Nghị quyết 29 
2. Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học 
3. Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH 
4. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng đề thi trắc nghiệm khách quan học phần học kỳ II năm học 2018 – 2019 
5. Quyết định Số: 17/VBHN-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment