Thực trạng đào tạo liên tục cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Thực trạng đào tạo liên tục cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng đào tạo liên tục cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020.Hiện nay, với sự phát triển một cách nhanh chóng của các ngành khoa học kỹ thuật thì nhu cầu đào tạo được cập nhật, bổ sung chuyên môn cùng kỹ năng làm việc cho lực lượng lao động ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế là một ngành có những đặc thù riêng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, do vậy, việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đang nhận được nhiều quan tâm và chú trọng đẩy mạnh. Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [18]

Trên thế giới, vấn đề đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế luôn gắn với lịch sử ra đời và phát triển của ngành y. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế nên việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết. Phần lớn các nước đều có quy định bắt buộc các bác sĩ phải bổ sung kiến thức liên tục, cập nhật những thông tin mới về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, đạo đức y học, giảng dạy lâm sàng và nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ [1]
Tại Việt Nam, các hoạt động đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế được đặc biệt quan tâm và là một trong những yêu cầu để cấp chứng chỉ hành nghề.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập của cán bộ y tế và chỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Để hướng dẫn thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, Bộ y tế cũng đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trong đó2 quy định “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm” [5]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Thanh Hóa, thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt, nhiệm vụ đào tạo được bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa dành sự quan tâm rất lớn. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế trong toàn tỉnh, đào tạo liên tục đã trở thành một trong những trọng tâm của hoạt động đào tạo trong bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Y tế cấp mã đào tạo là C19.01.
Tuy được chú trọng phát triển nhưng cho đến nay, đào tạo liên tục vẫn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập. Ngoài khó khăn chung của toàn ngành, đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa còn gặp một số bất cập riêng như chính sách trẻ hóa cán bộ dẫn đến một bộ phận giảng viên còn non kém về chuyên môn và kỹ năng giảng dậy, học viên được đào tạo chủ yếu theo kinh nghiệm mà chưa có nhiều chương trình đào tạo bài bản phù hợp với nhu cầu xã hội, cơ sở vật chất trang thiết bị và học liệu còn sơ sài… Tại bệnh viện, cũng chưa có các đề tài nghiên cứu về tổng thể thực trạng và đánh giá về kết quả cũng như chất lượng đào tạo liên tục để khắc phục khó khăn trên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đào tạo liên tục cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục cho bác sỹ mới tuyển dụng dưới 5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020.
2. Đánh giá kết quả đào tạo liên tục cho bác sĩ được tuyển dụng dưới 5 năm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………………… 3
TỔNG QUAN …………………………………………………………………………………….. 3
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu………………… 3
1.1.1. Đào tạo liên tục trong ngành Y tế ………………………………………………….. 3
1.1.2. Bác sỹ ………………………………………………………………………………………… 4
1.1.3. Bệnh viện……………………………………………………………………………………. 4
1.1.4. Nhu cầu đào tạo ………………………………………………………………………….. 5
1.1.5. Xác định nhu cầu đào tạo …………………………………………………………….. 5
1.1.6. Khái niệm học tập, đào tạo …………………………………………………………… 5
1.1.7. Nhiệm vụ của người bác sĩ trong cơ sở y tế……………………………………. 6
1.2. Thực trạng công tác đào tạo y khoa liên tục…………………………………… 7
1.2.1. Công tác đào tạo y khoa liên tục trên thế giới…………………………………. 7
1.2.2. Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam ………………………………. 11
1.3. Đánh giá kết quả đào tạo liên tục ………………………………………………… 20
1.3.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………. 20
1.3.2. Một số nghiên cứu về đánh giá kết quả đào đào tạo liên tục …………… 21
1.4. Giới thiệu chung Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ………………….. 23
1.4.1. Giới thiệu chung………………………………………………………………………… 23
1.3.2. Quản lý đào tạo tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa…………………………………… 24
CHƯƠNG 2: …………………………………………………………………………………….. 28
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………… 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn…………………………………………………………………… 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………….. 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 28
Thang Long University Library2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….. 28
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………….. 28
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………… 29
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu …………………………………………………………….. 33
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục …………………………………………………….. 34
2.8. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………… 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 35
CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………………. 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 36
3.1.1 Học viên…………………………………………………………………………………….. 36
3.1.2. Giảng viên ………………………………………………………………………………… 38
3.2. Thực trạng đào tạo liên tục …………………………………………………………. 39
3.2.1. Chương trình và nội dung đào tạo……………………………………………….. 39
3.2.2. Đặc điểm học viên……………………………………………………………………… 42
3.2.3. Đặc điểm giảng viên…………………………………………………………………… 45
3.2.4. Cơ sở vật chất…………………………………………………………………………… 48
3.3. Kết quả đào tạo liên tục và đánh giá của học viên, giảng viên ………. 48
3.3.1 Xếp loại học tập …………………………………………………………………………. 48
CHƯƠNG 4………………………………………………………………………………………. 58
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………. 58
4.1. Thực trạng hoạt động ĐTLT cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5 năm tại
BVĐK tỉnh Thanh Hóa……………………………………………………………………… 58
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………….. 59
4.1.2. Thực trạng tham gia đào tạo liên tục……………………………………………. 60
4.1.3. Về giảng viên…………………………………………………………………………….. 64
4.1.4. Về cơ sở vật chất ……………………………………………………………………….. 664.2. Kết quả và đánh giá đào tạo liên tục cho bác sỹ tuyển dụng dưới 5
năm tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa…………………………………………………………. 67
4.2.1. Kết quả học tập của học viên ………………………………………………………. 67
4.2.2. Đánh giá của học viên và giảng viên về kết quả đào tạo liên tục tại BV
năm 2020 …………………………………………………………………………………………… 68
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 75
1. Thực trạng hoạt động đào tạo liên tục cho bác sỹ mới tuyển dụng dưới
5 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020…………………….. 75
2. Đánh giá về kết quả đào tạo liên tục cho bác sỹ mới tuyển dụng dưới 5
năm tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2020. ………………………………………… 75
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………..
PHỤ LỤC
Thang Long University LibraryDANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: phân bố học viên theo nhóm tuổi và giới tính (n=180)……………… 36
Bảng 3.2: độ tuổi trung bình theo giới tính (n=180)……………………………….. 37
Bảng 3.3: phân bố giảng viên theo nhóm tuổi và giới tính (n=30)…………….. 38
Bảng 3.5: độ tuổi trung bình của giảng viên theo giới tính (n=30) ……………. 38
Bảng 3.6: chức danh khoa học và trình độ của giảng viên (n=30) …………….. 39
Bảng 3.7: mức độ tuân thủ quy định hướng dẫn xây dựng chương trình đtlt tại
thông tư 22/2013/tt-byt (n=8)……………………………………………………………….. 39
Bảng 3.8: cấp độ phê duyệt tài liệu (n=8)………………………………………………. 41
Bảng 3.9: tình trạng việc làm học viên trước khi tham gia học (n=180)…….. 42
Bảng 3.11: lịch sử học tập tại bvđk tỉnh thanh hóa (n=180)……………………… 43
Bảng 3.12: lý do học viên tham dự đào tạo liên tục ………………………………… 44
Bảng 3.13: phân bố học viên theo chương trình đào tạo (n=180) ……………… 44
Bảng 3.14 phân bố học viên theo thời lượng đào tạo (n=180) ………………….. 45
Bảng 3.15. Phân bố giảng viên theo chuyên khoa (n=30) ………………………… 45
Bảng 3.16: thâm niên tham gia giảng dạy của giảng viên (n=30) ……………… 46
Bảng 3.17: các phương pháp được giảng viên áp dụng (n=112)……………….. 46
Bảng 3.18: các phương pháp lượng giá …………………………………………………. 47
Bảng 3.19: cơ sở vật chất trang thiết bị………………………………………………….. 48
Bảng 3.20: xếp loại học tập của học viên (n=180) ………………………………….. 48
Bảng 3.21: học viên nhận định mức độ áp dụng kiến thức sau khóa học
(n=180)……………………………………………………………………………………………… 49
Bảng 3.22: những khó khăn của học viên sau khóa học…………………………… 49
Bảng 3.23: bảng nhận xét của học viên sau khóa học ……………………………… 50
Bảng 3.24. Đánh giá của học viên 07 nội dung thuộc hoạt động đào tạo liên
tục …………………………………………………………………………………………………….. 53
Bảng 3.24: bảng góp ý của giảng viên sau khóa học……………………………….. 55DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.2: Chu trình quản lý đào tạo………………………………………………………. 26
Hình 1.3. Tóm tắt quy trình quản lý đào tạo…………………………………………… 27
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính học viên (n=180)…………………………………….. 37
Biểu đồ 3.2: trình độ học vấn của học viên…………………………………………….. 37
Biểu đồ 3.3. Phân bố thâm niên công tác của học viên (n=180) ……………….. 43
Biểu đồ 3.5. Đánh giá của học viên về 07 nội dung thuộc hoạt động đào tạo
liên tục………………………………………………………………………………………………. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment