Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019

Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019.  Đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy [5]. Đau gây ra cảm giác khó chịu, gây lo lắng sợ hãi cho người bệnh và gia đình, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm lý, đời sống xã hội. Mặt khác, đau còn gây ra hàng loạt các rối loạn tại các hệ thống cơ quan khác nhau như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, miễn dịch [21]. Chính vì vậy, điều trị đau đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) coi là quyền con người [19], trong khi ở nhiều trung tâm đau được xem xét như là dấu hiệu sinh tồn thứ năm (fifth vital sign) sau mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ [46],[47]. Đau sau phẫu thuật cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vị trí của tổn thương thực thể, tâm lý, xã hội và tín ngưỡng [25].


Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc sau mổ kết hợp xương chi dưới của điều dưỡng viên cũng đóng góp một phần quan trọng, đặc biệt là việc quản lý và đánh giá đau sau phẫu thuật, đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người điều dưỡng [1]. Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người điều dưỡng phải đánh giá đúng mức độ và bản chất của đau, ngoài ra cần phải tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh. Tuy nhiên đau là cảm nhận chủ quan, đồng thời chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trên thực tế việc đánh giá mức độ đau không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác nếu chỉ dựa vào thông báo từ người bệnh [49]. Do đó ngoài cảm nhận chủ quan của người bệnh cần xem xét đến các yếu tố khác.
Theo kết quả nghiên cứu của Eyerusalem H (2015) được tiến hành ở Ethiopia với cỡ mẫu là 416 người bệnh, kết quả có tới 90,4% người bệnh đau sau phẫu thuật ngoại khoa [26]. Ngay ở các nước có nền y học phát triển vẫn có tỷ lệ người bệnh chịu đau sau phẫu thuật ngoại khoa là khá cao, theo một khảo sát của Mayda A.S và các cộng sự (2014) ở Mỹ gồm 300 người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa, kết quả có 86% bị đau sau phẫu thuật, trong đó có 75% người bệnh phải chịu đựng đau vừa
2
cho đến rất đau sau phẫu thuật và 74% vẫn còn gặp những mức độ đau khác nhau sau khi xuất viện [37].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Hữu Tú và cộng sự cho thấy 59% người bệnh ở tuần đầu tiên sau phẫu thuật, 22% ở tuần thứ hai, và 7% ở tuần thứ ba phải chịu mức độ đau từ nhiều đến rất đau [15]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Quyên về 150 người bệnh bị gãy xương chi dưới ở Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018 cho thấy người bệnh có mức độ đau trung bình chiếm tỷ lệ cao (86,7%). Trong khi đó số lượng người bệnh còn đang chịu tình trạng đau nặng chiếm tỷ lệ 13,3% [12]. Bộ Y tế cũng đã đưa công tác chống đau trở thành một trong những nhiệm vụ chính bên cạnh các công tác khác như tiền mê, gây mê, hồi sức, hồi tỉnh [1].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là Bệnh viện Đa khoa hạng I có quy mô 600 giường với 7 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng trong đó khoa Chấn thương gồm có 24 nhân viên 04 Bác sĩ, 20 điều dưỡng . Hiện nay, ở Nam Định cũng như cả nước cùng với sự phát triển kinh tế, sự bùng nổ của các phương tiện giao thông tăng lên cả về số lượng và quy mô. Vì vậy trong những năm gần đây số lượng tai nạn giao thông ngày càng tăng cộng thêm tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt làm cho khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình trở nên quá tải vì thế việc đánh giá và quản lý đau sau mổ kết hợp xương chi dưới chưa được thường xuyên và quan tâm đúng mức. Đã có một số đề tài y học nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của gãy xương chi dưới. Tuy nhiên hiện nay tại Khoa chưa có đề tài nghiên cứu nào của điều dưỡng đánh giá về thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới.
Do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi và đánh giá tốt hơn về tình trạng đau của những người bệnh nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019” với hai mục tiêu:
3
MỤC TIÊU
1. Đánh giá mức độ đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………ii
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………iv
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………..v
DANH MỤC HÌNH VẼ …………………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU ……………………………………………………………………………………………….3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….4
1.1. Đại cương về gãy xương chi dưới (GXCD)……………………………………………4
1.2. Định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến đau sau phẫu thuật …………….8
1.3. Một số phương pháp đánh giá đau sau phẫu thuật …………………………………13
1.4. Khung nghiên cứu……………………………………………………………………………16
1.5. Các nghiên cứu về đau sau phẫu thuật gãy xương chi dưới trong và ngoài
nuớc…………………………………………………………………………………………………….18
1.6. Vai trò điều dưỡng trong đánh giá và quản lý đau …………………………………21
1.7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu …………………………………………….21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………23
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….23
2.4. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………….23
2.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………….24
2.6. Phương pháp thu thập số liệu. ……………………………………………………………24
2.7. Các biến nghiên cứu…………………………………………………………………………25
2.8. Thang đo, tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu………..27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………30
2.10. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………….31
2.11. Hạn chế của nghiên cứu. …………………………………………………………………31
2.12. Sai số và biện pháp khắc phục sai số. ………………………………………………..31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………33
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ……………………………………………33
3.2. Đặc điểm lâm sàng…………………………………………………………………………..35
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..44
4.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu………………..44
4.2. Mức độ đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ đầu……….46
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới
trong 72 giờ đầu…………………………………………………………………………………….49
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………53
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..54
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………55
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 2: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI BỆNH Phụ lục 3: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ LÂM SÀNG
Phụ lục 4: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO LẮNG CỦA NGƯỜI BỆNH Phụ lục 5: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬ

 DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố về giới…………………………………………………………………………..33
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi…………………………………………………………………………33
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân……………………………..34
Bảng 3.4. Các bệnh kèm theo ……………………………………………………………………..35
Bảng 3.5. Tiền sử phẫu thuật ………………………………………………………………………35
Bảng 3.6. Thời gian cuộc phẫu thuật và chiều dài vết phẫu thuật………………………37
Bảng 3.7. Thể trạng của người bệnh phẫu thuật kết hợp xương chi dưới…………….37
Bảng 3.8. Thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới…………….37
Bảng 3.9. Mức độ lo lắng của nhóm đối tượng nghiên cứu ………………………………38
Bảng 3.10. Mức độ đau của người bệnh tại thời điểm đánh giá…………………………38
Bảng 3.11. Mức độ đau nhiều nhất của nhóm đối tượng nghiên cứu ………………….38
Bảng 3.12. Mức độ đau đau ít nhất của nhóm đối tượng nghiên cứu………………….39
Bảng 3.13. Mức độ đau đau trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu…………….39
Bảng 3.14. Tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới …….39
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tuổi với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết
hợp xương chi dưới trong 72 giờ…………………………………………………..40
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính với tổng điểm đau trung bình sau phẫu
thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ. …………………………………….40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lo lắng sau phẫu thuật với tổng điểm đau trung bình
sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ…………………………41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chiều dài vết phẫu thuật với tổng điểm đau trung
bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ………………….41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian cuộc phẫu thuật với tổng điểm đau trung
bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ………………….41
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thể trạng với tổng điểm đau trung bình sau phẫu
thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ. …………………………………….42
vi
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa bệnh kèm theo với tổng điểm đau trung bình sau
phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ………………………………42
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nguyên nhân gãy xương với tổng điểm đau trung
bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ………………….43
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa vị trí gãy với tổng điểm đau trung bình sau phẫu
thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ. …………………………………….4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment