Thực trạng dạy/học đạo đức y học tại một số trường đại học Y của Việt Nam
Đối với cán bộ ngành y tế, đạo đức y học luôn là một vấn đề cần được quan tâm, một lĩnh vực không thể tách rời chuyên môn. Người cán bộ y tế phải hội đủ các yếu tố: có trình độ chuyên môn tốt, có tay nghề cao và có thái độ đúng trong nghề nghiệp. Từ năm 2002, một trong những hoạt động cốt lõi của Dự án Việt Nam-Hà Lan giai đoạn II “ Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam“ đó là biên soạn cuốn Sách Xanh “ mô tả các kiến thức, thái độ, kỹ năng (KAS) cần thiết cho một bác sỹ đa khoa khi tốt nghiệp. Sách Xanh được xuất bản năm 2006 là kết quả làm việc cẩn trọng và nghiêm túc của tập thể các chuyên gia đầu ngành và các giảng viên của 14 chuyên ngành Lâm sàng và Y tế công cộng ở tám Trường Đại học Y trong cả nước [2]. Các tác giả đã xây dựng 281 chủ đề cần cho đào tạo bác sĩ đa khoa . Mỗi chủ đề đều được liệt kê các tiêu chuẩn về KAS và chủ đề về “Đạo đức người thầy thuốc” được xếp vào phần chủ đề dạy chung ở các chuyên ngành., trong đó có nêu ra KAS cần có về đạo đức người thầy thuốc đối với một bác sĩ đa khoa khi tốt nghiệp.
Trách nhiệm cao cả của các nhân viên y tế là chăm sóc sức khỏe con người, vì lợi ích của cộng đồng và xã hội. Từ khi mới thành lập, các tổ chức quốc tế nói chung và y tế nói riêng trên thế giới như Hội Y học thế giới, Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế đã phê chuẩn, tuyên bố và điều chỉnh nhiều quy định liên quan đến các Nguyên lý và tiêu chí đạo đức trong thực hành y học như Quyền con người, Thực hành y học tốt, Trách nhiệm chuyên môn và Quan hệ với đồng nghiệp của người Điều dưỡng, Quyền của bệnh nhân [8], [10],
[12], [17].
Ở Việt Nam, năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng các cán bộ nhân viên ngành y tế câu nói nổi tiếng “Lương y như từ mẫu”. Ngày 30/6/1989, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân [5] và Bộ Y tế cũng đã đưa ra quy định về việc thực hiện 12 điều y đức [1]. Mặc dù đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của người thầy thuốc được Nhà nước và cộng đồng quan tâm nhưng cho đến nay bên cạnh những thành tựu mà ngành Y tế Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua thì y đức vẫn còn là một vấn đề nổi cộm cần được cải
thiện nhằm đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng. Khả năng thực hành y đức cũng như chuyên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên đào tạo là một trong các yếu tố quan trọng. Để có cơ sở đề xuất những giải pháp tăng cường đào tạo y đức cho sinh viên Y, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng dạy/học đạo đức y học tại một số trường đại học Y của Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng học Đạo đức y học của sinh viên Y đa khoa tại năm trường Đại học Y Việt Nam.
2. Nhận xét của sinh viên về các biểu hiện vi phạm đạo đức y học của nhân viên y tế tại bệnh viện.
Mục lục
TT Nội dung
1. Đặt vấn đề
2 Tổng quan
2.1. Định nghĩa
2.2. Các yếu tố chi phối đạo đức và đạo đức y học
2.3. Sơ lược lịch sử về đạo đức y học
2.4. Xu hướng dạy/học đạo đức y học trên thế giới
2.5. Các kết quả nghiên cứu trong và ngòai nước về thực hành đạo đức y học nói chung và dạy/học đạo đức y học trong các trường đại học y nói riêng
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu Cỡ mẫu và chọn mẫu
Nội dung nghiên cứu, biến số và công cụ nghiên cứu Xử lý số liệu
Đạo đức trong nghiên cứu
4. Kết quả
4.1. Số lượng sinh viên phỏng vấn
4.2. Nguồn thông tin thu nhận kiến thức
4.3. Cách thức đào tạo đạo đức y học ở trường
4.4. Nguyện vọng của sinh viên về đào tạo đạo đức y
học
4.5. Mong muốn của sinh viên học đạo đức y học
4.5. Nhận xét về vi phạm đạo đức y học của nhân viên y tế tại bệnh viện
4.6. Các biểu hiện vi phạm đạo đức y học của nhân viên y tế tại bệnh viện
4.7. Các nguyên nhân dẫn đến vi phạm
4.8. Biện pháp tăng cường đạo đức y học
5 Bàn luận
6 Kết luận
7 Tài liệu tham khảo
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích