Thực trạng điều kiện lao động và một số yếu tố liên quan tới bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân chế biến thủy sản
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng điều kiện lao động và một số yếu tố liên quan tới bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân chế biến thủy sản Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long năm 2013/ Phạm Thị Nhài. 2014.Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu… [9], [13], [24]. Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện sớm, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động.
Những nghiên cứu quy mô lớn trên thế giớ i cho thấy khoảng 30-40% dân số trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch ở nhiều mức độ. Hàng năm, các nước phát triển tiêu tốn hàng tỷ USD cho việc điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu Edinburgh về tĩnh mạch ở Anh, tiến hành trên 1.500 b ệnh nhân tuổi từ 18 đến 64, cho thấy tỷ lệ giãn tĩnh mạch thay đổi theo tuổi ở nam giới là 39,7% và ở nữ giới là 32,2%, trong đó khoảng 40% có tĩnh mạch giãn to khi khám bệnh nhưng gần như không thấy đau hay khó chịu ở chân. Trái lại, 45% bệnh nhân than phiền có triệu chứng đau ở chân phù hợp với bệnh tĩnh mạch nhưng không bị giãn tĩnh mạch [51], [53].
Tuy SGTMCD không phải là một nguyên nhân chính gây tử vong nhưng lại là một nguyên nhân gây giảm chất lượng cuộc sống và gián tiếp gây tử vong khi có biến chứng thuyên tắc phổi. Tuy vậy, SGTMCD chưa được chú ý và quan tâm đúng mức, nhất là ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa (Đại học Thái Nguyên) trên 275 giáo viên đại học, số người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch tỷ lệ thuận với thời gian công tác và cường độ giảng dạy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 57,7%, ghi nhận ở nhóm giáo viên có thời gian công tác trên 16 năm với cường độ cao (khoảng 5-8 giờ/ngày) [13], [28], [31].
Hải Phòng là thành phố biển với nhiều cảng biển và các nhà máy chế biến thủy sản. Công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản tuy không quá nặng nhọc nhưng gò bó, đòi hỏi cường độ lao động và độ tập trung cao, thời gian làm việc liên tục nhiều giờ, thời gian làm việc trung bình là trên 8giờ/ ngày, nhiều khi người lao động phải làm việc tăng ca, có khi tới 10 -12 giờ/ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn và cs (2004) cho thấy: Môi trường lao động và điều kiện bảo hộ lao động tại các công ty chế biến thuỷ sản Hải Phòng chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đã tác động tới cơ cấu bệnh tật và sự phát sinh một số bệnh tật có tính chất nghề nghiệp ở công nhân chế biến thuỷ sản như bệnh viêm mũi xoang dị ứng, bệnh xạm da, viêm da tiếp xúc và dị ứng, bệnh thần kinh cơ – xương – khớp và bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới [23].
Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu quy mô lớn nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới trên đối tượng công nhân chế biến thủy sản, phần lớn công nhân không biết mình bị SGTMCD nên không đi khám và điều trị sớm đúng cách. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên c ứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng về điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản thuộc Công ty đồ hộp Hạ Long năm 2013.
2. Xác định tỷ lệ mắc bệnh, các mức độ suy giãn tĩnh mạch chi dưới và một số yếu tố liên quan tới suy giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân chế biến thủy sản thuộc Công ty đồ hộp Hạ Long năm 2013.
KHUYÊN NGHỊ
•
Qua nghiên c ứu điều kiện lao động và tỷ lệ mắc bệnh SGTMCD c ủa công nhân CBTS, Công ty đồ hộp Hạ Long chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh suy giãn TMCD ở công nhân chiếm 83% là khá cao. SGTMCD tuy không phải là một nguyên nhân chính gây tử vong nhưng lại là một nguyên nhân gây giảm chất lượng cuộc sống và gián tiếp gây tử vong khi có biến chứng thuyên tắc phổi. Cần có các biện pháp tư vấn, giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức về bệnh cho các đối tượng bị mắc bệnh. Tư vấn để bệnh nhân biết cách dùng thuốc, đi tất áp lực khi làm việc và phòng tránh các yếu tố nguy cơ, đề phòng huyết khối tĩnh mạch chi dưới trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Bộ môn ngoại Học viện quân y (2008), “Bệnh tĩnh mạch chi dưới”, Bệnh học ngoại khoa, NXB Quân đội nhân dân, tr.796 – 811.
2. Nguyễn Huy Cường (2002), “Phân loại BMI cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương (WHO 2000)”. Béo phì, Bệnh nội tiết. Nhà xuất bản Y học, HàNộ i;tr. 186-18.
3. Nguyên Văn Dư (2004), “Điều kiện lao động trong một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh”, Tạp chíLĐ & XH, (246), tr 10 – 11.
4. Vũ Văn Đài (2004), “Vai trò y tế biển đảo đối vớ i sự phát triển kinh tế ngành thủy sản”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về phát triển y tế biển đảo Viêt Nam lần thứ nhất, nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 28 – 29.
5. Đặng Hanh Đệ (2011), “Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới”, Bệnh lý mạch máu cơ bản, Tài liệu d ịch, NXB Giáo dục Viêt Nam, Tr. 112 – 116.
6. Phạm Thị Minh Đức (2007), “Sinh lý hệ tuần hoàn”, Sinh lý học. NXB Y học, Hà Nội; tr.152 – 199.
7. Phan Thị Hồng Hà (2004), Khảo sát đặc điểm bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính ở người trên 50 tuổi tại Thành phổ Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Võ Ngọc Huy (2005), Phát hiện và phân tích một số đặc điểm suy tĩnh mạch mạn tính ở người cao tuổi tại phường Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
9. Đinh Thị Thu Hương (2007), “Suy tĩnh mạch”. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện tim mạch – Phòng chỉ đạo tuyến, tr.652- 666.
10. Đinh Thị Thu Hương (2009), “Giá trị của siêu âm doppler chẩn đoán sớm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới”, Tạp chí y học lâm sàng, trang 17- 18.
11. Lê Gia Khải (1998), Sinh lý lao động lạnh, Tâm lý lao động và Ecgônômi, NXB Y học Hà Nội, tr 87-92.
12. Phương Khánh (2003), “Môi trường trong chế biến thủy sản – những vấn đề đặt ra” Tạp chí biển Việt Nam, (1) tr 14-16.
13. Phạm Khuê, Phạm Thắng (1998), Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới, NXB Y học, Hà Nội; tr 47- 107.
14. Phạm Khuê, Phạm Thắng (2010), Suy tĩnh mạch chi dưới ở người cao tuổi, NXB Y học, tr 47 – 107.
15. Lê Phi Long, Văn Minh Trí, Nguyễn Hoài Nam(2008), “Kết quả điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới”, Tạp chí nghiên cứu y học, y học TP Hồ Chí Minh, trang 22- 23.
16. Phương Minh (2006), “Thực trạng môi trường trong chế biến thủy sản và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí Biển Việt Nam, (5), tr 36- 37.
17. Hoàng Tích Mịch và cs (1973), Vệ sinh lao động, NXB Y học, Hà Nội, trang 259-264.
18. Nguyễn Hoài Nam và cộng sự (2011), Bệnh tĩnh mạch, NXB Y học, Hà Nội.
19. Nguyễn Bạch Ngọc (1998), Yếu tổ tâm lý trong tai nạn lao động, Tâm lý lao động và Ecgônômi, NXB Y học Hà Nội, trang 115-120.
20. Nguyễn Thị Ngân (2007), Đặc điểm điều kiện lao động, cơ cấu bệnh tật và một số bệnh có tính ch ất nghề nghiệp của công nhân thu ộc hai cơ sở ch ế biến thủy sản tại Hải Phòng năm 2005-2006. Luận văn thạc sỹ y học trường Đại hoc Y Hải Phòng.
21. Nguyễn Thị Ngân, Trần Thị Quỳnh Chi và cộng sự (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới của công nhân Công ty May Hai, Hải Phòng” Tạp chíy học Việt Nam, tập 243, trang 233 – 241.
22. Nguyễn Quang Quyền (1996), “Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới” Bài giảng giải phẫu học (tập 1), NXB Y học, tr 88 – 165.
23. Nguyễn Trường Sơn và cs (2004), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của công nhân ngành chế biến thuỷ sản Hải Phòng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học (Đại hội lần 1 thành lập Hội Y học biển Việt Nam Tháng 8/2004), tr 332 – 341.
24. Văn Tần (2001), “Suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch nông”, Tài liệu giảng dạy tim mạch sau đại học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr 56-66.
25. Cao Văn Thịnh, Văn Tần, Huỳnh Thanh Hiệp (1998), “Nghiên cứu tác dụng của Daflon 500 trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính”, Thời sự Y dược học Thành Phổ Hồ Chí Minh, tập 2, số 4, tr211-215
26. Bùi Minh Thành (2001), Nghiên cứu ứng dụng phâu thuật Stripping trong điều trị ngoại khoa bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y dược Huế
27. Trịnh Chí Tín (2002), Nghiên cứu, khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, đề nghị bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thủy Sản
28. Nguyễn Lệ Thuỷ (2011), Khảo sát tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Khoa Hà nội
29. Lê Trung (1990), Bệnh nghề nghiệp tập 2 (trang 130 -147), NXB Y học, Hà Nội
30. Lê Trung (1994), Bệnh nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội
31. Nguyễn Lân Việt (2007), “Suy tĩnh mạch mạn tính”, Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học, tr 634 – 643.