Thực trạng điều kiện vệ sinh tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020
Thực trạng điều kiện vệ sinh tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020
Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Thu Thuỷ, Cáp Minh Đức1
1 s:45:”Trường Đại học Y Dược Hải Phòng”;
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 59 bếp ăn tập thể tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh tại các bếp ăn tập thể. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bếp ăn đạt các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ 71,2% – 100%, có 21 bếp ăn đạt cả 11 tiêu chí (chiếm 35,6%); 45,7% bếp ăn đạt yêu cầu về thủ tục hành chính; 72,9% bếp ăn đạt tiêu chí dụng cụ chế biến và phân phối thức ăn; tỷ lệ các bếp ăn đạt tiêu chí lưu mẫu thực phẩm là 89,8%. Tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện chung về vệ sinh an toàn thực phẩm là 25,4%. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các bếp ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh trong quá trình hoạt động.
An toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đây là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng. Bảo đảm an toàn thực phẩm không chỉ làm giảm bệnh tật, tăng cường sức lao động mà còn nâng cao sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của mỗi quốc gia. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian qua đã được xã hội quan tâm nên đã có những chuyển biến tích cực,1 tuy nhiên còn gặp nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất độc hại trong thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng…2Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016, trung bình có khoảng 668.673 trường hợp mắc bệnh do thực phẩm, 21 trường hợp tử vong mỗi năm. Ngoài ra, trong cùng thời gian đã xảy ra 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.335 vụ đã được báo cáo.3Mặc dù những năm gần đây các bếp ăn tập thể nói chung và bếp ăn tại các trường mầm non nói riêng đã có chuyển biến tích cực trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho bếp ăn bán trú… nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội, tuy nhiên tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Khuê tại các bếp ăn mầm non quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2016 cho thấy tiêu chuẩn vệ sinh dụng cụ đạt ở mức cao (97,3%), nhưng các tiêu chuẩn chung với cơ sở hạ tầng (24,0%), vệ sinh trong chế biến bảo quản (33,3%) còn rất thấp, tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện an toàn thực phẩm rất thấp ở cả nhóm đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chỉ có chỉ có 13,3% bếp ăn đạt tất cả các điều kiện an toàn thực phẩm
Tài liệu tham khảo
1. Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/05/2016 chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, 2016.
2. Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, 2014.
3. WHO. Food safety in Viet Nam, access date 10/09/2020, at website https://www.who.int/vietnam/health-topics/food-safety, 2020.
4. Phạm Minh Khuê, Vũ Thị Lượng, Nguyễn Thị Thắm và cộng sự. Thực trạng điều kiện vệ sinh tại các bếp ăn mầm non quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2016, Tạp chí Y học dự phòng 2021; 31 (1): 98-103.
5. Lê Lợi, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Thanh Bình. Thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học thành phố Nam Định năm 2016-2017, Tạp chí Y học dự phòng 2017; 27(8): 422.
6. Bộ Y tế. Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, Hà Nội, 2012.
7. Bộ Y tế. Thông tư số 15/2012/TT-BYT, ngày 12/09/2012, Quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, Hà Nội, 2012.
8. Nguyễn Văn Phúc. Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2016, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 2016.
9. Hoàng Thị Thuận, Phạm Minh Khuê, Phạm Thanh Hải và cộng sự. Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường mầm non thành phố Ninh Bình năm 2017, Tạp chí Y học dự phòng 2018; 28 (9): 260-266.
10. Trần Quang Trung. Kiến thức và thực hành của người chế biến thực phẩm tại các trường mầm non quận Ba Đình, Hà Nội năm 2013, Tạp chí Y học dự phòng 2014, XXIV (3): 70.
Thực trạng điều kiện vệ sinh tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020