Thực trạng điều kiện vệ sinh và chất lượng nước tại các trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009-2010

Thực trạng điều kiện vệ sinh và chất lượng nước tại các trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009-2010

Thực trạng điều kiện vệ sinh và chất lượng nước tại các trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009-2010/ Đỗ Thị Sắc. 2012

Nước là nguồn tài nguyên tái tạo đặc biệt quan trọng, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế – xã hội của loài người, ở đâu có nước là ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống, nước chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành. Người ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống được 1 ngày. Ở các nước phát triển, mỗi người mỗi ngày cần 100 – 200 lít nước sạch, các nước chậm phát triển tối thiểu cũng là 40 – 50 lít nước sạch dùng cho sinh hoạt. Mức trung bình có thể đảm bảo cho nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi người, mỗi ngày cần khoảng 60 – 80 lít. Trong số này chỉ có 2,5 – 3 lít nước sạch dùng cho ăn uống. Nước sạch còn đưa vào cơ thể một số chất cần cho sự sống như iot (I), sắt (Fe), Fluo (F), kẽm (Zn), đồng (Cu),… nhưng nước bẩn có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn cũng chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), thạch tín (As), thuốc trừ sâu, các hoá chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và an toàn về chất lượng. [ 2 ]

Theo Báo cáo về nước năm 2003 của Liên Hiệp Quốc : 1/3 các điểm dân cư trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng năm tại các khu vực này có tới 500 triệu người mắc bệnh và 10 triệu người bị chết (chủ yếu là trẻ em). 80% bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển liên quan đến việc thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém. Cung cấp nước sạch đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. [59]

Hải Phòng là thành phố đô thị loại I cấp Quốc gia, có cảng biển và cảng hàng không, nằm trong tam giác phát triển công nghiệp ở khu vực miền Bắc Việt Nam, dân số 1.837.302 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu sử dụng nước sạch rất lớn đặc biệt là các khu vực nông thôn.Từ năm 2000, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hải Phòng đã tiến hành xây dựng các Trạm cấp nước nông thôn tại các huyện ngoại thành, nhằm cung cấp nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn, thay thế các nguồn nước chưa hợp vệ sinh (nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa, nước bề mặt,…), nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng chống dịch bệnh.

Vậy điều kiện vệ sinh tại các Trạm cấp nước nông thôn này như thế nào? Chất lượng nước tại đây ra sao? Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:

1.Mô tả điều kiện vệ sinh tại các Trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009 – 2010;

2.Đánh giá chất lượng nước sau xử lý và mô tả một số yếu tố liên quan tại các Trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009 – 2010;

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nước tại các Trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng.

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment