Thực trạng điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.Tai biến mạch máu não (TBMMN) luôn là một thách thức của Y học, một vấn đề thời sự cấp bách khi tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ di chứng vừa và nặng còn khá cao. Tỷ lệ mới mắc ở Hoa Kỳ là 700.000-750.000, tử vong 130.000 [1].
TBMMN là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế (48% liệt nửa người trong đó có 24-53% phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn trong đời sống hàng ngày). Ngày nay với sự ra đời của các đơn vị điều trị TBMMN cấp (Đơn vị đột quỵ não) và ứng dụng nhiều thành tựu Y học tiến bộ mà tỷ lệ tử vong và di chứng đã giảm đáng kể [2]. Bên cạnh sự phát triển của Y học hiện đại (YHHĐ) với nhiều đột phá trong việc tạo ra các chế phẩm dược sinh khả dụng cao, các công nghệ cao trong việc rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh, các thiết bị tối tân trong quá trình theo dõi, đều trị TBMMN ở giai đoạn cấp, chúng ta còn thấy những thành tựu quan trọng của hai ngành Phục hồi chức năng (PHCN), Y học cổ truyền (YHCT) trong cả giai đoạn cấp và giai đoạn phục hồi giúp bệnh nhân trở lại hội nhập xã hội sau thời gian điều trị tại bệnh viện.
Theo xu hướng phát triển nền Y học của nhiều nước trong khu vực và nhu cầu xã hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có một số quan điểm chỉ đạo về việc Phát triển nền đông y Việt Nam, theo đó, quan điểm số 4 đã chỉ ra nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đông y [3]. Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc đã từng bước thực hiện chỉ thị này từ năm 2008 đến nay và đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Nói đến những kết quả này phải kể đến việc số lượng bệnh nhân đến viện khám và điều trị ngày càng tăng đi cùng với chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn qua các năm.
Theo kết quả của đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Bệnh viện, trong 5 năm từ 2007 – 2011 có gần 20% bệnh nhân đến viện điều trị với bệnh lý chính là tim mạch, trong đó gần 75% là bệnh nhân TBMMN và di chứng TBMMN [4]. Trước tình hình đó, Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc đã từng bước đầu tư cả về vật chất và con người nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, đồng thời chú ý nâng cao kỹ năng hồi sức cấp cứu nói chung và bệnh lý tim mạch nói riêng cho cán bộ (CB) công nhân viên trong bệnh viện bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng chú trọng đến việc phối hợp nhiều phương pháp PHCN cho bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp, hạn chế các thương tật thứ cấp, giúp bệnh nhân hòa nhập xã hội tốt hơn. Nhờ đó Bệnh viện đã mở rộng thêm được phạm vi điều trị của mình, từ chỉ PHCN cho các bệnh nhân (BN) TBMMN giai đoạn phục hồi, sang điều trị cả giai đoạn cấp.
Dù vậy, cho đến hiện nay chưa có một đề tài, nghiên cứu nào tại Bệnh viện đưa ra được nhận định mang tính hệ thống, bao quát về tình hình điều trị bệnh nhân TBMMN, do vậy đề tài: “Thực trạng điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc’’ được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1- Mô tả thực trạng điều trị bệnh nhân TBMMN dưới 03 tháng tại Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc giai đoạn từ 03/ 2012 – 03/ 2015.
2- Mô tả một số thuận lợi và khó khăn trong điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não dưới 03 tháng tại các khoa điều trị của bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc.
MỤC LỤC Thực trạng điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tai biến mạch máu não theo quan điểm của YHHĐ. 3
1.1.1. Xuất huyết não 3
1.1.2. Nhồi máu não 4
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ của TBMMN 6
1.1.4. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh 8
1.1.5. Chẩn đoán TBMMN 10
1.1.6. Phân chia giai đoạn TBMMN 11
1.1.7. Điều trị TBMMN 12
1.2. Tai biến mạch máu não theo quan điểm của YHCT 19
1.2.1. Một số quan niệm về trúng phong và nguyên nhân trúng phong 19
1.2.2. Phân loại chứng trúng phong 22
1.2.3. Điều trị 22
1.3. Đôi nét về Bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc 27
1.3.1. Quá trình phát triển 27
1.3.2. Tình hình bệnh nhân điều trị TBMMN tại Bệnh viện 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 33
2.2.2. Kỹ thuật thu thập thông tin 34
2.3. Địa điểm nghiên cứu 34
2.4. Thời gian nghiên cứu 34
2.5. Chỉ tiêu theo dõi 35
2.6. Sai số và khống chế sai số 39
2.6.1. Sai số 39
2.6.2. Khống chế sai số 39
2.7. Xử lý số liệu 39
2.8. Các bước tiến hành 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm chung 42
3.1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 42
3.1.2. Tình hình bệnh nhân tai biến mạch máu não 43
3.2. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong điều trị TBMMN 61
3.2.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực của bệnh viện 61
3.2.2. Nhận định của cán bộ quản lý khoa, bệnh viện, dược về tình hình trang thiết bị và cung ứng dược của bệnh viện. 64
3.2.3. Ý kiến phản hồi của bệnh nhân và người nhà trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện. 65
Chương 4: BÀN LUẬN 66
4.1. Đặc điểm chung 66
4.1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 66
4.1.2. Tình hình bệnh nhân tai biến mạch máu não 66
4.1.3. Tình hình sử dụng thuốc và chi trả viện phí 77
4.2. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong điều trị TBMMN 79
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố BN theo tuổi, giới 43
Bảng 3.2. Phân bố BN theo đối tượng hưởng bảo hiểm 44
Bảng 3.3. Tình hình bệnh nhân vượt tuyến theo khu vực địa lý 45
Bảng 3.4. Tuổi bệnh 46
Bảng 3.5. Phân bố số lần mắc bệnh 47
Bảng 3.6. Tình trạng toàn thân lúc vào viện 48
Bảng 3.7. Phân bố tình trạng dinh dưỡng, cơ tròn lúc vào viện 49
Bảng 3.8. Phân bố tình trạng vận động, cơ khớp, ngôn ngữ lúc vào viện 50
Bảng 3.9. Phân bố thời gian điều trị theo tuổi bệnh 52
Bảng 3.10. Ngày điều trị trung bình tại các khoa 53
Bảng 3.11. Phân bố thời gian điều trị và kết quả điều trị 54
Bảng 3.12. Tình hình bệnh nhân chuyển khoa trong thời gian điều trị 55
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng một số thuốc đông dược tại Bệnh viện 56
Bảng 3.14. Tình hình sử dụng 1 số loại thuốc YHHĐ tại Bệnh viện 57
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp viện phí 10 tháng năm 2012 58
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp viện năm 2013 58
Bảng 3.17. Bảng tổng hợp viện phí năm 2014 59
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp viện phí 3 tháng đầu năm 2015 59
Bảng 3.19. Tình hình nhân lực các khoa lâm sàng 61
Bảng 3.20. Thực trạng đào tạo cán bộ Hồi sức cấp cứu, TBMMN tại các khoa 62
Bảng 3.21. Một số nhu cầu, ý kiến của cán bộ y tế 63
Bảng 3.22. Nhận định của cán bộ quản lý khoa, bệnh viện 64
Bảng 3.23. Ý kiến phản hồi từ phía bệnh nhân về một số nội dung 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các nhóm bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện 42
Biểu đồ 3.2. Phân bố các bệnh kèm theo 51
Biểu đồ 3.3. Tình hình sử dụng các phương pháp không dùng thuốc YHCT 56
Biểu đồ 3.4. So sánh tổng hợp tỷ lệ viện phí giữa các năm 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đăng (2008), “Đại cương về TBMMN, những kiến thức cơ bản trong thực hành, dự phòng TBMMN”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19, 24, 25, 635-644.
2. Nguyễn Văn Thông (2008), “Đơn vị đột quỵ não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 393,395.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (04/7/2008), Phát triển nền Đông y Việt Nam và hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Chỉ thị số 24-CT/TW, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ biên, Hà Nội.
4. Trần Đức Tạo Nguyễn Văn Cường, Lê Đình Học (2012), Khảo sát mô hình bệnh tật tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm (2007 – 2011), Đề tài cấp cơ sở Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc.
5. Hồ Thị Kim Thanh (2012), “Tai biến mạch máu não”, trong Ngô Quý Châu, chủ biên, Bệnh học nội khoa tập 1 Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 479-490.
6. Nguyễn Minh Hiện (2008), “Phân loại tai biến mạch máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 202.
7. Nguyễn Thi Hùng (2008), “Chảy máu não tự phát”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 241.
8. Lê Văn Thành (2008), “Cơ sở giải phẫu chức năng – sinh lý tuần hoàn não “, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 37-40.
9. Nguyễn Văn Đăng (2007), Thực hành thần kinh, các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 637-647.
10. Lê Văn Thính (2008), “Nhồi máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 217-224.
11. Lâm Văn Chế (2008), “Nhồi máu não ổ khuyết”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 237-240.
12. Nguyễn Thanh Bình Lê Trọng Luân, Lê Quang Cường (2002), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 288-294.
13. Lê Đức Hinh (2009), Tai biến mạch máu não, Thần kinh học trong thực hành đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 222-238.
14. Lê Văn Thính (2008), “Nhồi máu não chảy máu”, trong Lê Đức HInh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 225-235.
15. Hoàng Khánh (2008), “Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch mãu não, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 84-107.
16. Lê Quang Cường (2005), “Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não”, trong Nguyễn Văn Thông, chủ biên, Đột quỵ não – Cấp cứu – Điều trị – Dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 26-31.
17. Nguyễn Lân Việt (2007), “Thực hành bệnh tim mạch”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33, tr. 9-15.
18. Nguyễn Lân Việt (2014), Tai biến mạch máu não, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 430-441.
19. Nguyễn Hoàng Ngọc (2005), “Nhồi máu não”, trong Nguyễn Văn Thông, chủ biên, Đột quỵ não – Cấp cứu – Điều trị – Dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 71-98.
20. Nguyễn Văn Chương Lê Văn Thính, Hoàng Quốc Hải (2006), Kết quả bước đầu nghiên cứu 62 trường hợp nhồi máu não, Hội nghị khoa học lần thứ 6, Hội Thần kinh học Việt Nam.
21. Hoàng Đức Kiệt (2008), “Chẩn đoán hình ảnh tai biến mạch máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 140-159.
22. Nguyễn Minh Hiện Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Bệnh học thần kinh tập III, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 7-95.
23. Phạm Minh Thông (2008), “Chụp động mạch não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 175-189.
24. Vũ Thị Bích Hạnh (2011), “Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não”, trong Nguyễn Xuân Nghiên, chủ biên, Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 133-143.
25. Đào Văn Phan (2008), “Một số thuốc đang và sẽ được dùng trong TBMMN “, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 442-463.
26. Nguyễn Văn Triệu Dương Xuân Đạm (2008), “Phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 626-633.
27. Trần Văn Chương (2010), “Phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não”, trong Cao Minh Châu Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương, Vũ Thị Bích Hạnh, chủ biên, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 566.
28. Lương y Nguyễn Tử Siêu dịch (2001), Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 9-283.
29. Khoa Y học cổ truyền- Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Trúng phong, Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 69, 70, 430-440.
30. Nguyễn Bá Tĩnh ( 1998), Tuệ Tĩnh toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 50-53, 450, 495.
31. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2005), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 9.
32. Hoàng Bảo Châu (2006), Trúng phong, Nội khoa học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
33. Hoàng Bảo Châu (2008), “Y học cổ truyền điều trị tai biến mạch máu não”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 595-606.
34. 叶祖光,王金华,等(2003).安宫牛黄丸及其简化方的药效学研究.中国中药杂志,28 (7), 636.
Vương Kim Hoa Diệp Tổ Quang (2003), “Nghiên cứu hiệu lực của An cung ngưu hoàng hoàn và giản phương”, Tạp chí Trung dược Trung Quốc, 27(7), 636, tr. 27(7), 636.
35. Khoa Y học cổ truyền- Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Thuốc đông y – Cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 191-205, 341-361, 401-415.
36. Lý Đào (2005), “Trung Y điều trị chứng trúng phong”, Báo cáo sinh hoạt y học Việt Trung, Cục Quân Y, Viện YHCT Quân đội, Hà Nội 22/8/2005.
37. Nguyễn Nhược Kim (2006), “Phục hồi chức năng vận động do tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền”, Tóm tắt báo cáo khoa học chuyên đề tai biến mạch máu não – Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 43-57.
38. 庄兰英;李妍怡 (2009).”中风病从毒论治研究进展”. 浙江中西医结合杂志 10, 128 – 130
Lý Nghiên Di, Trang Lan Anh (2009), “Những tiến triển trong nghiên cứu biện chứng luận trị bệnh Trúng phong”, Tạp chí Đông y – Tây y kết hợp Chiết Giang, Trung Quốc, tr. 10, 128-130.
39. Nguyễn Tài Thu (2008), “Điều trị chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng tân châm”, trong Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, chủ biên, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 602-616.
40. Nguyễn Tài Thu (2011), “Mãng châm chữa bệnh”, Tóm tắt báo cáo khoa học chuyên đề tư vấn , điều trị và chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân liệt – Bệnh viện Châm cứu Trung ương, tr. 8-31.
41. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Chương 2: Xoa bóp, Bài giảng Y học cổ truyền (tập 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 491-509.
42. Phạm Thúc Hạnh Trần Quang Đạt (2013), “Phương pháp khí công, dưỡng sinh, xoa bóp”, trong Bộ Y tế, chủ biên, Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 271-314.
43. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (24/01/1997), Về việc đổi tên Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Vĩnh Phú, Quyết định số 81/QĐ-UB, chủ biên, Vĩnh Phúc.
44. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (18/9/1999), Về việc đổi tên bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 2314/QĐ-UB, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chủ biên, Vĩnh Phúc.
45. Sở Y tế Vĩnh Phúc – Bệnh viện Y học cổ truyền (2009), Kiểm tra Bệnh viện.
46. Sở Y tế Vĩnh Phúc – Bệnh viện YHCT (2012), Kiểm tra Bệnh viện.
47. Sở Y tế Vĩnh Phúc – Bệnh viện Y học cổ truyền (01/9/2011), Quyết định số 296A/QĐ-BV về việc thành lập Đơn vị Cấp cứu – Điều trị tích cực & tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn, chủ biên.
48. UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Sở Y tế (26/6/2013), Quyết định số 224/QĐ-SYT về việc thành lập Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc, chủ biên.
49. Sở Y tế Vĩnh Phúc – Bệnh viện YHCT (2013), Kiểm tra Bệnh viện.
50. Nguyễn Văn Xuân và cộng sự (2010), Đánh giá tác dụng bài thuốc “Hóa ứ thông mạch thang” trong điều trị tai biến mạch máu não, Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa họcSở Y tế Vĩnh Phúc – Bệnh viện YHCT.
51. Trần Thị Quyên (2005), Đánh giá điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm và viên nén Bổ dương hoàn ngũ. , Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
52. Nguyễn Công Doanh . (2011), Nghiên cứu phục hồi chức năng bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp bằng bài “Thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm. , Luận án Tiến sĩ Y học, , Đại học Y Hà Nội.
53. Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 69, 70, 430 – 40.
54. Nguyễn Bá Anh (2008), Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp., Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Vụ (2005), Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng và Tứ vật đào hồng”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
56. Tôn Chi Nhân (2004), Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm kết hợp thuốc y học cổ truyền nghiệm phương, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y hà Nội.