Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên

Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên

Tên đề tài: Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên.
– Mã số:ĐH2017-TN05-08
– Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Văn Tuấn
– Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
– Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018

Hiện nay, đột quỵ não vẫn đang là một vấn đề lớn của Y học các nướctrên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhaugây ra, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng
nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối vớingười bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ [1],[19]. Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đột quỵ não lànguyên nhân gây tử vong hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch [9],[13]. Hiệphội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính hàng năm Hoa Kỳ có trên 700.000 người mắc
đột quỵ não, trong đó có hơn 160.000 người chết vì đột quỵ não với khoảng 4,8 triệu người sống sót sau đột quỵ não. Sau đột quỵ não 3 tháng, 20% sốbệnh nhân đột quỵ não vẫn phải nằm viện, 15 – 30% tàn tật vĩnh viễn. Tổngchi phí chung ở Hoa Kỳ cho đột quỵ não là 53,6 tỷ đô la/năm [50].
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng donhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh về tim,chuyển hóa, đột quỵ não có tỷ lệ tử vong cao, nếu bệnh nhân sống sót sau độtquỵ não thường để lại di chứng nặng nề: liệt nửa người, nói khó, khó khănvận động, di chuyển [2]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu [30] ở HảiDương (2005), tỷ lệ tử vong trong một năm đầu là 40%, trên 50% sống sótsau đột quỵ não bị tàn tật ở mức độ nặng và vừa. Tại miền Nam, theo báo cáocủa Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh(1995), tỷ lệ tử vong 28%, số bệnh nhân sống sót sau tai biến có di chứng vừavà nhẹ 68,42% [10].
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của y học, nhiều phương tiệnchẩn đoán và phương pháp điều trị hiện đại đã giúp cho việc dự phòng, điềutrị có hiệu quả cao hơn, cải thiện đáng kể tiên lượng của người bệnh nhưng
như thế cũng có nghĩa tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật do đột quỵ não cũngsẽ tăng. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu cho thấy sau đột quỵ não người bệnh xuất viện trở về cộng đồng thì tỷ lệ tàn tật rất cao, phần lớn người bệnhcó nhu cầu phục hồi chức năng [6],[8],[15],[27] để giảm mức độ tàn phế,thương tật thứ cấp nhằm giúp họ có thể tự thực hiện được các chức năng sinhhoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng. Đâylà một trong những nội dung quan trọng trong chương trình phục hồi chứcnăng dựa vào cộng đồng của ngành phục hồi chức năng Việt Nam [24],[25].Thái Nguyên là một tỉnh trong những năm gần đây đã có nhiều pháttriển về kinh tế – xã hội, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển về kinh tế – xã hội thì tại tỉnh đã xuất hiện nhiều bệnh tậtảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của nhân dân, đặc biệt trong những năm gầnđây tỷ lệ đột quỵ não ngày càng tăng với mức độ di chứng để lại rất nặng nềtrong khi kiến thức về dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng có hiệu quả vàcải thiện di chứng cho bệnh nhân sau đột quỵ não còn hạn chế [5],[18],[21].
Để cải thiện những di chứng cho bệnh nhân sau đột quỵ não, chương trìnhphục hồi chức năng và sự tham gia của các kỹ thuật viên vật lý trị liệu tại cáccơ sở y tế có ý nghĩa rất to lớn trong những ngày đầu của bệnh, nhưng sau khira viện việc đáp ứng về PHCN cũng rất quan trọng vì thời gian này còn dàihơn thời gian nằm viện. Mục tiêu quan trọng của phục hồi chức năng sau khira viện là khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chínhvì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạthàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp sau phục hồi chức năngtại nhà ở Thành phố Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày củabệnh nhân sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại Thành phốThái Nguyên.
2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau độtquỵ não
2. Mục tiêu
 Mô tả thực trạng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thái Nguyên.
 Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau đột quỵ não.
3. Tính mới và sáng tạo
Chương trình phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh sau đột quỵ não để cải thiện khả năng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày là chương trình luyện tập với các bài tập có chọn lọc và kết hợp với một số dụng cụ đơn giản nhằm cải thiện chức năng thực hiện các chức năng tự chăm sóc bản thân ở những bệnh nhân sau đột quỵ não trên cơ sở khuyến khích tính chủ động của bệnh nhân trong quá trình tập luyện. Đặc biệt, rất phù hợp với điều kiện kinh tế và tâm lý điều trị của người dân tại TP Thái Nguyên
4. Kết quả nghiên cứu
* Thực trạng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thái Nguyên
– Tỷ lệ bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng sau đột quỵ não trong nghiên cứu là 49,7%
– Mức độ độc lập các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não có 15,8% là độc lập hoàn toàn chức năng sinh hoạt hàng ngày
– Tuổi bệnh nhân càng cao thì mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày càng kém
– Người bệnh liệt càng nặng thì mức độ độc lập càng kém.
– Các yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày: có 47,9% số bệnh nhân cần trợ giúp về ăn uống, 78,4% cần trợ giúp về mặc quần áo; 89,5% bệnh nhân cần hỗ trợ về di chuyển trong sinh hoạt hàng ngày
* Hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau đột quỵ não
– Có sự khác biệt rõ giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở tỷ lệ bệnh nhân có mức độ phụ thuộc hoàn toàn và mức độ độc lập (p<0,01).ix
– Tại thời điểm sau 3 tháng, không còn bệnh nhân nào có mức độ giảm khả năng nặng ở nhóm can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bình thường tăng lên 43,3%, cao hơn ở nhóm chứng (13,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01).
– Không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở các mức độ phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng (p < 0,05).
5. Sản phẩm
a. Sản phẩm khoa học:4 bài báo
1. Nguyễn Hoa Ngần, Trần Văn Tuấn, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Thị Phương Sinh, Bế Thu Hà, Trương Mạnh Hà (2017), “Đánh giá thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, 12 (số đặc biệt 10/2017), tr. 388-394.
2. Nguyễn Hoa Ngần, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Phương Sinh, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn,Trương Mạnh Hà (2018), “Thực trạng KAP về phục hồi chức năng tại cộng đồng của người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, 13 (số 4-2018), tr. 131-137.
3. Phạm Thị Kim Dung, Trần Văn Tuấn, Hoàng Quốc Hải, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Lê Thị Quyên (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có đái tháo đường”, Tạp chí Y học Việt Nam, 472 (số đặc biệt 11/2018), tr. 131-138.
4. Nguyễn Hoa Ngần, Trần Văn Tuấn, Hoàng Khải Lập, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Phương Sinh, Lê Thị Quyên, Phạm Thị Kim Dung, Bùi Thị Huyền, Đàm Văn Hùng, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2018). “Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 471 (số đặc biệt 10/2018), tr. 279- 287.
b. Sản phẩm đào tạo: 01 nghiên cứu sinh
– Nguyễn Hoa Ngần (2015), Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên.
c. Sản phẩm ứng dụng
– Chuyển giao quy trình tập phục hồi chức năng cho Trung tâm Y tế TP Thái Nguyên.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động, lợi ích của nghiên cứu
– Chuyển giao quy trình tập phục hồi chức năng cho cán bộ Y tế
– Địa điểm: Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
– Lợi ích của nghiên cứu: tăng khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân đột quỵ nã0

MỤC LỤC Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………………..3
1.1. Đại cương về đột quỵ não ……………………………………………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não……………………………………………………………..3
1.1.2. Phân loại…………………………………………………………………………………. 3
1.1.3. Tình hình dịch tễ đột quỵ não ……………………………………………………. 3
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gâyđột quỵ não……………………………………………. 5
1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến đột quỵ não…………………………………….. 9
1.1.6. Tình hình di chứng và tàn tật sau đột quị não…………………………….. 13
1.2. Mức độ độc lập sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân đột quỵ não……….. 13
1.2.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………. 13
1.2.2.Đánh giá mức độ độc lập sinh hoạt hàng ngày ……………………………. 13
1.2.3.Một số nghiên cứu về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của
người bệnh sau đột quỵ não ……………………………………………………………… 14
1.3. Phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não…………………….. 14
1.3.1. Mục đích phục hồi chức năng người bệnh sau đột quỵ não …………. 14
1.3.2. Nguyên tắc phục hồi chức năng người bệnh sau đột quỵ não ………. 16
1.3.3. Chương trình PHCN người bệnh sau đột quỵ não………………………. 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….. 24
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………….. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 25
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………. 25
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………….. 25
2.2.3. Nội dung can thiệp …………………………………………………………………. 26
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………………….. 27v
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………… 32
2.3.1.Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………. 32
2.3.2.Đánh giá hiệu quả can thiệp……………………………………………………… 33
2.3.3.Các thang điểm đánh giá trong nghiên cứu ……………………………….. 34
2.3.4.Thời điểm đánh giá kết quả………………………………………………………. 35
2.4. Phương pháp khống chế sai số……………………………………………………. 35
2.5. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………….. 35
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………….. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………..37
3.1. Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của BN ĐQN…… 37
3.2. Đánh giá hiệu quả PHCN sinh hoạt hàng ngày của BNsau ĐQN ……. 42
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………48
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………..48
4.2. Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau ĐQN …………………….48
4.3. Các yếu tố liên quan đến PHCN sau đột quỵ não……………………………………….51
4.4. Kết quả phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não của bệnh
nhân ở các thời điểm sau khi ra viện và sau 3 tháng………………………………..51
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………59
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………60
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………..61
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………………65vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………….32
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….37
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu ………………………………………………37
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ liệt của đối tượng nghiên cứu theo giới…………………………………..38
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân được phục hồi chức năng sau đột quỵ………………………………38
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày theo
chỉ số Barthel …………………………………………………………………………………………………………………………………………….38
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày theo tuổi ……………..39
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng độc lập chức năng sinh hoạt hàng
ngày theo mức độ liệt……………………………………………………………………………………………………………………….39
Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân ……………………………………………………………………………………………………………………………40
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng vận động của
bệnh nhân sau đột quị não…………………………………………………………………………………………………………41
Bảng 3.10. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm can thiệp và đối chứng……………….42
Bảng 3.11. Phân bố mức độ liệt của bệnh nhân và các thể đột quị não …………………42
Bảng 3.12. Kết quả mức độ phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày sau
đột quỵ não ở hai nhóm theo chỉ số Barthel………………………………………………………….43
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả mức độ cải thiện khả năng tự chăm sóc sau đột
quỵ não theo thang điểm Rankin …………………………………………………………………….. .43
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kết quả mức độ phục hồi chức năng sinh hoạt
hàng ngày sau đột quỵ não với giới ………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kết quả mức độ phục hồi chức năng sinh
hoạt hàng ngày sau đột quỵ não với nhóm tuổi ……………………….45
Bảng 3.16. Kết quả phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ
não theo vị trí liệt ………………………………………………………………………………………………………………………………46
Bảng 3.17. Kết quả mức độ phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày theo
thể tổn thương………………………………………………………………………………………………………………………….. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment