Thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyển Thái Bình năm 2021
Luận văn thạc sỹ điều dưỡng Thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyển Thái Bình năm 2021.Từ năm 1990 đến nay hệ thống y tế Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, cùng với sự phát triển đó các dịch vụy tế cũng phát triển và đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe. Mô hình bệnh tật cũng có nhiều sự thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Theo báo cáo thực trạng điều dưỡng năm 2020 của WHO (The State of the World’s Nursing 2020) các điều dưỡng chiếm hơn một nửa số nhân viên y tế trên thế giới cung cấp các dịch vụ quan trọng trong toàn hệ thống y tế. Tổ chức y tế thế giới đánh giá “dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống y tế” [20]. Với đặc thù nghề nghiệp là thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc người bệnh. Đặc điểm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, và lặp đi lặp lại dễ gây ra sự nhàm chán, ngoài thời gian làm việc ban ngày cán bộ điều dưỡng, còn có trách nhiệm trực đêm, trực ngày nghỉ, ngày lễ, sự vất vả do quá tải người bệnh và thiếu nhân lực là hiện tượng phổ biến ở các bệnh viện [1].
Động lực làm việc được định nghĩa là sự khao khát và tự nguyện của người lao độngđể tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mụ tiêu của tổ chức [29]. Nghiên cứu hậu quả của việc thiếu động lực làm việc của nhân viên y tế trong các bệnh viện ở Jordan và Georgia cho thấyvấn đề thiếu động lực làm việc ở cán bộ y tế có thể được thể hiện bằng nhiều cách, nhưng sự biểu hiện phổ biến có thể gồm: thiếu cử chỉ lịch sự với người bệnh, cung cấp dịch vụ kém chất lượng, không tuân thủ đúng các quy trình, sai sót trong chăm sóc, điều trị vv…[21],[2]. Vì vậy việc tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế trong đó có điều dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả cung ứng các dịch vụ y tế cho người bệnh, đồng thời trực tiếp nâng cao uy tín cho bệnh viện đặc biệt trong bối cảnh các bệnh viện đã, đang và sẽ được giao quyền tự chủ toàn bộ về tài chính, về nhân sự [3].2
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng các yếu tố về động lực làm việc rất quan trọng để duy trì nguồn nhân lực của một cơ sở chăm sóc sức khỏe [22]. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động của cán bộ y tế gồm quản lý tốt, giám sát và hỗ trợ từ người quản lý, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, mặt khác đối xử bất công, quản lý kém và sự thiếu đồng cảm là yếu tố giây giảm động lực lao động [23]. Kết quả nghiên cứu tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Lào Cai cho thấy động lực lao động ở cán bộ y tế bị tác động bởi cả yếu tố tài chính và phi tài chính [24].
Kết quả nghiên cứu động lực làm việc trên thế giới và Việt Nam cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động bao gồm: các vấn đề về quản lý, quá tải công việc, điều kiện làm việc, tài chính, thiếu sự đồng cảm, lợi ích, chính sách nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, sự ghi nhận thành tích [22], [23], [24].
Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình là bệnh viện tuyến đầu của tỉnhtrong lĩnh vực khám, điều trị Y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại. Bệnh viện tự chủ hoàn toàn 100% về chi thường xuyên. Điều dưỡngngoài công việc phối hợp với bác sĩcòn có rất nhiều các nhiệm vụ độc lập khác nên khối lượng công việc nhiều, hầu hết các dịch vụ kỹ thuật thực hiện cho người bệnh đều do điều dưỡng thực hiện. Động lực làm việc tác động trực tiếp đến chất lượng công việc của mỗi điều dưỡng. Vậy động lực làm việc của điều dưỡng đang ở mức độ nào? Những yếu tố nào liên quan đến động lực làm việc?
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyển Thái Bình năm 2021.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………… ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ………………………………………………………….. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 4
1.1. Các khái niệm liên quan đến động lực làm việc ……………………………… 4
1.2. Các nghiên cứu về động lực làm việccủa nhân viên y tế………………….. 7
1.3. Một số học thuyết liên quan đến động lực làm việc ………………………. 11
1.4. Các yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng …………… 15
1.5. Các công cụ tạo động lực cho người lao động ……………………………… 17
1.6. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………. 20
1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ……………………………………………… 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………. 22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………. 23
2.5. Công cụ thu thập số liệu …………………………………………………………… 24
2.6. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………….. 26
2.7. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………….. 27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………….. 34
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………. 35Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………… 36
3.2. Động lực làm việc của điều dưỡng …………………………………………….. 39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng ………. 47
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 55
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………… 55
4.2. Động lực làm việc của điều dưỡng …………………………………………….. 57
4.3. Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng ………. 60
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 67
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG,
KỸ THUẬT VIÊN
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
Phụ lục 3: KẾT QUẢ XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BỘ
CÔNG CỤ CHO NGHIÊN CỨU
Phụ lục 4: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 5: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………….. 36
Bảng 3.2. Cam kết với tổ chức …………………………………………………………… 39
Bảng 3.3. Bản chất công việc …………………………………………………………….. 41
Bảng 3.4. Lợi ích trong công việc ……………………………………………………….. 43
Bảng 3.5. Quan hệ trong công việc ……………………………………………………… 44
Bảng 3.6. Đánh giá chung về động lực làm việc của điều dưỡng ……………… 46
Bảng 3.7. Các yếu tố bản thân ……………………………………………………………. 47
Bảng 3.8. Yếu tố tiền lương và các khoản thu nhập ………………………………. 48
Bảng 3.9. Yếu tố người quản lý trực tiếp ……………………………………………… 49
Bảng 3.10. Yếu tố quản trị và điều hành của tổ chức ……………………………… 50
Bảng 3.11. Yếu tố quan hệ với đồng nghiệp …………………………………………. 51
Bảng 3.12 Yếu tố trang thiết bị làm việc ……………………………………………… 52
Bảng 3.13. Yếu tố ổn định và an toàn của công việc ……………………………… 53
Bảng 3.14. Yếu tố chế độ chính sách của bệnh viện ………………………………. 54v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức điều dưỡng, bệnh viện ………………………………. 21
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % điều dưỡng có động lực làm việc với yếu tố cam kết với
tổ chức …………………………………………………………………………. 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % điều dưỡng có động lực làm việc với yếu tố” bản chất
công việc”……………………………………………………………………… 42
Biểu đồ 3.3. tỷ lệ % điều dưỡng có động lực làm việc với yếu tố” lợi ích trong
công việc”……………………………………………………………………… 44
Biểu đồ 3.4. tỷ lệ % điều dưỡng có động lực làm việc với yếu tố” quan hệ
trong công việc” …………………………………………………………….. 45
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % chung về động lực làm việc của điều dưỡng …………… 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com