Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2020

Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2020

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2020.Giao tiếp là những hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người chia se thông tin, tình cảm nhằm đạt được mục đích nào đó(1). Thông qua giao tiếp trao đổi thông tin, tình cảm mà con người sẽ hiểu được tâm tư tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác.
Giao tiếp đóng vai trò thực sự quan trọng trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong công cuộc khám chữa bệnh của ngành y tế nói riêng. Y tế là một chuyên ngành đặc biệt, có chức năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi người. Do đặc thù công việc của điều dưỡng là trực tiếp chăm sóc người bệnh: thay băng, tiêm truyền, giáo dục sức khỏe…nên điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn bác sỹ. Giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc điều dưỡng và ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người bệnh. Vì thế, giao tiếp là một kĩ năng nghề nghiệp mà chúng ta cần phải rèn luyện và có thể rèn luyện được. Giao tiếp của điều dưỡng hướng đến sự hài lòng của người bệnh là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện(2).


Tại Việt Nam, Bộ Y Tế (BYT) cũng đưa ra các nghị định, văn bản quy định về giao tiếp y tế đối với người như: 12 điều y đức được ban hành kèm quyết định 2088/QĐ-BYT ban hành ngày 6/11/1996(3), thông tư 07/2014-TT/BYT ban hành ngày 25/2/2014(4),quy định về chế độ giao tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh(5). Các văn bản này đều quy định về giao tiếp của nhân viên y tế (NVYT) với người bệnh. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp của NVYT nói chung và điều dưỡng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập về nội dung và thái độ giao tiếp với người bệnh.
Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan và cộng sự tại Bệnh viện 354 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng giao tiếp thiếu chủ ngữ vị ngữ khi giao tiếp với người bệnh là 55,2%(6), nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành về chất lượng chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Hòa Bình cho thấy người bệnh chưa hài lòng về thái độ giao tiếp của y tá, kĩ thuật viên(7).
Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu về tình hình giao tiếp của điều dưỡng và người bệnh như: nghiên cứu của Saravannan và cộng sự có kết quả 17,9% khiếu nại của người bệnh về nội dung giao tiếp và 10,9% khiếu nại về thái độ giao tiếp của NVYT(8). Nghiên cứu của Zabra Jilili tại một trung tâm y tế ở Iran cho thấy thái độ và kiến thức giao tiếp của nhân viên còn thấp chiếm 36,9% và 34,6% nên tỷ lệ hài lòng còn thấp(9).
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (BNĐTƯ) là một viện tuyến cuối về các bệnh truyền nhiễm. Năm 2006 viện có thêm một cơ sở tại huyện Đông Anh với quy mô 500 giường bệnh. Bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải như năm 2018 số lần khám bệnh ngoại trú tăng 21,2%, số người bệnh điều trị nội trú tăng 41,3% so với năm 2017. Theo báo cáo của phòng Kế Hoạch Tổng Hợp: phản ánh của người bệnh không hài lòng về giao tiếp của điều dưỡng tăng lên 25% so với năm trước. Trước tình hình người bệnh ngày càng đông để nâng cao chất lượng điều trị cần nâng cao chất lượng chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh. Vì vậy, việc đánh giá giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh là hết sức cần thiết.
Bệnh viện BNĐTƯ đã dành mối quan tâm rất lớn đến vấn đề giao tiếp với người bệnh của NVYT cũng như điều dưỡng tại Bệnh viện. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm phản ánh thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2020”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh tại Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới Trung ương năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến giao tiếp của điều dưỡng và người bệnh
tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2020

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………. i
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………………..v
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………………….. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………….. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….4
1.1. Các khái niệm liên quan đến giao tiếp và giao tiếp trong bệnh viện ………….4
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp…………………………………………………………………………………………… 4
1.1.2. Khái niệm giao tiếp trong bệnh viện ……………………………………………………………………….. 4
1.2. Khái niệm điều dưỡng và vai trò của giao tiếp điều dưỡng- người bệnh trong
chăm sóc sức khỏe………………………………………………………………………………………..5
1.2.1. Khái niệm điều dưỡng …………………………………………………………………………………………… 5
1.2.2. Vai trò giao tiếp của điều dưỡng và người bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ……… 7
1.3. Các thông tư, văn bản quy định về giao tiếp trong y tế …………………………….7
1.4. Các nghiên cứu về giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh……………………8
1.4.1. Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh………………………………………………… 9
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của điều dưỡng và người bệnh………………………….. 11
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương …………………………….14
1.6. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………………14
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………18
2.1.Đối tượng nghiên cứu: ………………………………………………………………………….18
HUPHiii
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….18
2.2.1. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………………………………………… 18
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………………………………… 18
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………18
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu…………………………………………………………………………….19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………….19
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu………………………………………………………………………………………. 20
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu…………………………………………………………………………………….. 22
2.6. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………………22
2.7. Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………25
2.7.1. Các khái niệm…………………………………………………………………………………………………….. 25
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………………………………. 25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu………………………………………………………………26
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………………….26
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số………..26
2.10.1. Những hạn chế của nghiên cứu……………………………………………………………………….. 26
2.10.2. Những sai gặp phải ………………………………………………………………………………………. 26
2.10.3. Phương pháp khống chế sai số ……………………………………………………………………….. 26
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………28
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..28
3.2. Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng……………………………………………………..31
3.2.1. Thực trạng thái độ giao tiếp của điều dưỡng………………………………………………………….. 31
3.2.2. Thực trạng về nội dung giao tiếp của điều dưỡng. ………………………………………………….. 34
3.2.3. Thực trạng giao tiếp chung của điều dưỡng …………………………………………………………… 35
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp……………………………………………………….38
3.3.1. Các yếu tố cá nhân của điều dưỡng ………………………………………………………………………. 38
HUPHiv
3.3.2. Các yếu tố về công việc của điều dưỡng ………………………………………………………………… 42
3.3.3. Các yếu tố về mối quan hệ của điều dưỡng…………………………………………………………….. 45
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….48
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..48
4.2. Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng và người bệnh về thái dộ và nội dung
giao tiếp……………………………………………………………………………………………………..50
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trang giao tiếp của điều dưỡng và người
bệnh52
4.3.1. Yếu tố cá nhân điều dưỡng…………………………………………………………………………………… 52
4.3.2. Yếu tố các mối quan hệ của điều dưỡng…………………………………………………………………. 53
4.3.3. Yếu tố môi trường, quy định của bệnh viện…………………………………………………………….. 54
4.3.4. Sự chỉ đạo của Bộ Y Tế………………………………………………………………………………………… 55
4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục. ………………….56
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..57
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………..58
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………..59
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..64
Phụ lục 1: Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu ……………………………………….64
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát cuộc hội thoại của điều dưỡng với người bệnh65
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng……………………………………………….67
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện và chủ tịch công đoàn …..70
Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn sâu điều dưỡng trong khoa lâm sàng ………………..72
Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn sâu người bệnh trong khoa lâm sàng ………………..74
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA CÁC GÓP Ý ĐỀ CƯƠNG/LUẬN
VĂN/LUẬN ÁN/CHUYÊN ĐỀ LUẬN ÁN ………………………………………………….7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.2. Số người bệnh trung bình/ điều dưỡng chăm sóc trong 1 ngày.
Bảng 3.3. Số giờ làm việc trung bình của điều dưỡng/ngày.
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hiện các hành vi, cử chỉ thể hiện thái độ giao tiếp của điều
dưỡng.
Bảng 3.5. Thực trạng thái độ giao tiếp của điều dưỡng theo các mối quan hệ của
điều dưỡng tại nơi làm việc.
Bảng 3.6. . Tỷ lệ thực hiện các nội dung giao tiếp của điều dưỡng
Bảng 3.7. Thực trạng nội dung giao tiếp của điều dưỡng theo các mối quan hệ của
điều dưỡng tại nơi làm việc.
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thái độ giao tiếp và yếu tố cá nhân của điều dưỡng.
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nội dung giao tiếp và yếu tố cá nhân của điều dưỡng.
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thái độ giao tiếp và yếu tố công việc của điều dưỡng.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nội dung giao tiếp và yếu tố công việc của điều
dưỡng.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ giao tiếp và các mối quan hệ của điều dưỡng
tại nơi làm việc.
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nội dung giao tiếp và các mối quan hệ của điều
dưỡng tại nơi làm việc.
HUPHvii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đạt yêu cầu về thái độ giao tiếp của điều dưỡng.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đạt yêu cầu về nội dung giao tiếp của điều dưỡng.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ và nội dung giao tiếp đạt theo từng khoa.
Biểu đồ 3.4. Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment