Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng
Luận án Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng.Khiếm thính ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tàn tật ở trẻ em, do bị mất đi một phần hay toàn bộ sức nghe, có thể do những nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh [83]. Tỉ lệ khiếm thính bẩm sinh dao động từ 0,1¬0,5%, tùy theo báo cáo ở các nơi trên thế giới [66], [117].
Trẻ bị khiếm thính mức độ nặng và sâu nếu không được phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói mà còn có thể dẫn đến điếc câm, gây ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt: thể chất, tâm lí, tình cảm, nhận thức, giao tiếp xã hội…và nhân cách của trẻ [96], [104], [120]. Can thiệp sớm đối với trẻ khiếm thính là một quá trình bao gồm việc phát hiện sớm, chẩn đoán và thực hiện những hỗ trợ cần thiết một cách hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe-nói và giao tiếp hàng ngày, để trẻ có thể học tập và hoà nhập xã hội tốt [45].
Hiện nay phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đã và đang được nhiều nước quan tâm phát triển theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và gần đây hơn là Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật, tập trung mọi nỗ lực nhằm đem lại cho trẻ khiếm thính một tương lai tốt đẹp nhất [55]. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển mà mô hình cũng khác nhau từ quy mô, nội dung, tổ chức thực hiện đến chất lượng dịch vụ [71], [117].
Ở các nước phát triển, can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đã trở thành tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe trẻ em và chương trình mục tiêu quốc gia [117]. Tiêu chuẩn phát hiện sớm và can thiệp sớm được Ủy ban Hợp nhất về Thính lực trẻ sơ sinh Mỹ (The Joint Committee on Infant Hearing – JCIH) khuyến cáo là: Sàng lọc phát hiện sớm cho trẻ sơ sinh trong vòng 01 tháng tuổi, chẩn đoán xác định trong vòng 3 tháng tuổi và can thiệp cho trẻ khiếm thính trước 6 tháng tuổi [89]. Ở Việt Nam, can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính còn là một lĩnh vực non trẻ, vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như: chưa hình thành hệ thống, chưa có đủ các dịch vụ để cung cấp cho nhu cầu của trẻ và gia đình [61]. Thực tế, việc phát hiện trẻ khiếm thính chủ yếu bởi gia đình, thường bị muộn và bị bỏ qua “giai đoạn vàng” để phát triển ngôn ngữ. Do đó, hiệu quả can thiệp còn nhiều hạn chế, tỉ lệ trẻ có thể theo học hoà nhập còn chưa cao [3], [43]. Khác với một số dạng tật khác, bằng việc phát hiện sớm và can thiệp sớm có thể thay đổi hẳn tương lai của trẻ khiếm thính, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, lời nói để học tập và hòa nhập xã hội như trẻ bình thường. Vấn đề được đặt ra là: Tại sao trẻ khiếm thính không được phát hiện sớm và can thiệp sớm?
Trong xu thế phát triển giáo dục hòa nhập giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật hiện nay, việc sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp sớm chính là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả can thiệp và là một khởi đầu sớm cho sự thành công của giáo dục hòa nhập. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dịch vụ can thiệp sớm đảm bảo tính sẵn có để trẻ khiếm thính và gia đình dễ dàng tiếp cận có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam dịch vụ can thiệp sớm chưa phát triển tương xứng với nhu cầu và cũng chưa có nhiều chương trình cụ thể để hỗ trợ sự phát triển dịch vụ này ở các cơ sở mặc dù Đảng, Nhà nước đã có những chính sách định hướng, khuyến khích. Can thiệp sớm đòi hỏi có một đội ngũ chuyên gia phối hợp đa ngành cùng với trang thiết bị sàng lọc, chẩn đoán cần thiết, nhưng sự thiếu hụt trong đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư thiết bị cho việc cung cấp dịch vụ này vẫn chưa được khắc phục và quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp liên ngành và truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác can thiệp sớm cũng chưa được triển khai đồng bộ, rộng rãi [55].
Một câu hỏi nữa là những giải pháp can thiệp nào có thể giúp trẻ khiếm thính được phát hiện sớm và can thiệp sớm trong bối cảnh hiện nay?
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại Hải Phòng năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống cung ứng dịch vụ cho trẻ khiếm thính tại Hải Phòng.
Hi vọng với kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần cung cấp một số bằng chứng khoa học và thực tiễn cho giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ, nhằm giúp trẻ khiếm thính được phát hiện sớm, can thiệp phù hợp, kịp thời.
MỤC LỤC Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 3
1.1.1. Khiếm thính và một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3
1.1.2. Các nghiệm pháp chẩn đoán khiếm thính cho trẻ nhỏ 7
1.1.3. Các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 11
1.2. Hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 16
1.2.1. Khái niệm hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm 16
1.2.2. Các thành tố của hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm 16
1.2.3. Các nguồn lực cho hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm 18
1.2.4. Hệ thống cung cấp dịch vụ trên thế giới và tại Việt Nam 21
1.2.5. Một số nghiên cứu về dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Địa điểm nghiên cứu 39
2.3. Thời gian nghiên cứu 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: 40
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 41
2.4.3. Công cụ nghiên cứu: 44
2.4.4. Phuơng pháp thu thập thông tin 44
2.4.5. Biến số nghiên cứu 45
2.4.6. Các buớc tổ chức thực hiện 47
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 58
2.6. Hạn chế sai số 58
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 59
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
tại Hải Phòng năm 2012 60
3.1.1. Thực trạng nguồn lực của các đơn vị và tính sẵn có của dịch vụ 60
3.1.2. Thực trạng phát hiện và can thiệp sớm của nhóm trẻ truớc can thiệp 67
3.1.3. Một số yếu tố ảnh huởng đến thực trạng trẻ khiếm thính 73
3.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống 77
3.2.1. Kết quả triển khai các nội dung can thiệp 77
3.2.2. Những thay đổi về tính sẵn có của nguồn lực và dịch vụ 81
3.2.3. Những thay đổi về thực trạng trẻ khiếm thính và nhu cầu sử dụng dịch
vụ 86
Chương 4: BÀN LUẬN 98
4.1. Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ CTS cho trẻ khiếm thính tại Hải
Phòng 98
4.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp hệ thống 113
4.3. Cơ sở thực tiễn và tính hợp lý của các giải pháp can thiệp 122
KẾT LUẬN 136
KIẾN NGHỊ 138
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ