THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG.Đảm bảo chất lượng là quá trình thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm, duy trì và cải thiện chất lượng [23]. Theo định nghĩa của Tổ chức Giáo dục đại học ở Anh đã được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) chấp nhận, đảm bảo chất lượng là sử dụng tất cả các hệ thống, nguồn lực và thông tin để duy trì và nâng cao chất lượng và chuẩn mực trong dạy học, nghiên cứu và khả năng học tập của người học. Hệ thống đảm bảo chất lượng thông thường bao gồm 2 phần: Đảm bảo chất lượng bên trong và Đảm bảo chất lượng bên ngoài [125].
Đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động quan trọng và thường xuyên trong các trường đại học, là “một quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu nhằm liên tục cải tiến chương trình đào tạo”[67], là “sự thu thập cẩn thận các thông tin về một chương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình để ra các quyết định cần thiết đối với chương trình” [103]. Ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá chương trình là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm định nhà trường và công nhận chương trình đào tạo. Ở Hoa Kỳ hay Canada, cùng với kiểm định chất lượng nhà trường, hầu hết các chương trình đào tạo đều được kiểm định để đảm bảo rằng nhà trường có thể đào tạo nguồn nhân lực có các kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức đáp ứng chuẩn nghề nghiệp do các hiệp hội kiểm định nghề nghiệp đề ra và đáp ứng các yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội. Trong quá trình kiểm định chương trình, các hoạt động và tiến trình đánh giá chương trình đóng vai trò quan trọng, cung cấp các bằng chứng cần thiết cho việc kiểm định [48]. Liên đoàn giáo dục Y khoa thế giới (WFME) nhận định “đánh giá chương trình giáo dục Y khoa” có vai trò rất quan trọng trong kiểm định giáo dục Y khoa [121].
Ở Châu Âu, người ta thường chú trọng đến cơ chế kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo, còn công việc đánh giá các cơ sở đào tạo dành cho cơ quan nhà nước, tiêu biểu cho mô hình này là ở Hà Lan [23]. Tại khu vực Đông Nam Á, mạng lưới các trường đại học trong khu vực (AUN) cũng có bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình riêng và bắt đầu thực hiện đánh giá chất lượng các chương trình giáo dục từ năm 2007 [23].
Trong bối cảnh chung về Đảm bảo chất lượng Giáo dục ở Việt Nam, hệ thống Đảm bảo chất lượng trong hầu hết các trường Đại học Y vừa mới được hình thành. Hệ thống này còn chưa được kiện toàn, nhân sự hiện còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại kiêm nhiệm nhiều; cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có nguồn kinh phí ổn định dành cho hoạt động này. Bộ Y tế mới chỉ ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng và hướng dẫn thực hiện đánh giá chất lượng tại các trường Cao đẳng và Trung học Y tế [13] và năm 2014 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng [9]. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục đặc thù của ngành Y cho bậc đại học còn chưa được xây dựng và ban hành [21]. Trong khi đó, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đang là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập khu vực và quốc tế là bắt buộc khi Chính phủ nước ta đã ký Thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực Y tế. Theo đó, các nước thành viên cam kết thực hiện, tiến tới cho phép công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp được hành nghề Y ở các nước thành viên. Vì vậy, nhu cầu chuẩn hóa hệ thống đào tạo, chuẩn hóa trình độ đào tạo là hết sức cấp thiết. Hiện nay, đào tạo cử nhân y tế công cộng được thực hiện tại một số trường đại học y như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Tây Nguyên, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Thăng Long,… với chỉ tiêu đào tạo hàng năm từ 30 – 100 sinh viên. Riêng với trường Đại học Y tế công cộng có qui mô đào tạo hàng năm 170 sinh viên. Cho đến hết năm 2015, chưa có trường nào trong cả nước tiến hành đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng, hướng dẫn đánh giá chương trình đào tạo này cũng chưa được xây dựng và phổ biến. Hoạt động đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo còn khá mới với các trường nên việc xây dựng hướng dẫn đánh giá và công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá thực sự cần thiết. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với
MỤC TIÊU:
1. Mô tả thực trạng hệ thống Đảm bảo chất lượng ở một số trường y có đào tạo cử nhân y tế công cộng năm 2013.
2. Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá một số công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng.
MỤC LỤC THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Tổng quan đảm bảo chất lượng giáo dục trên Thế giới và ở Việt Nam 5
1.2.1 Đảm bảo chất lượng giáo dục một số nước trên Thế giới 5
1.2.2 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam 10
1.2.3 Các mạng lưới Đảm bảo chất lượng trên thế giới và khu vực 12
1.2.4 Đảm bảo chất lượng giáo dục Y khoa trên Thế giới 14
1.3. Tổng quan về đánh giá chương trình đào tạo trên Thế giới và ở Việt Nam 17
1.3.1 Mô hình Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo 17
1.3.2 Đánh giá chương trình đào tạo trên thế giới 20
1.3.3 Đánh giá chương trình đào tạo ở Việt Nam 25
1.3.4 Đánh giá chương trình đào tạo Y khoa trên Thế giới và ở Việt Nam 27
1.4. Các công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo 31
1.5. Xây dựng công cụ thu thập thông tin phản hồi phục vụ cho đánh giá 32
1.5.1 Qui trình xây dựng công cụ thu thập thông tin 32
1.5.2 Đánh giá công cụ thu thập thông tin 33
1.6. Một số nghiên cứu về đánh giá chương trình đào tạo 34
1.6.1 Nghiên cứu trong nước 34
1.6.2 Nghiên cứu nước ngoài 36
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu 37
1.8. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 38
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu thực trạng 41
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2 Thời gian, địa điểm 41
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 42
2.1.4 Cỡ mẫu, chọn mẫu 42
2.1.5 Biến số – chỉ số nghiên cứu 42
2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu 43
2.1.7 Phương pháp phân tích số liệu 44
2.2. Giai đoạn 2: Xây dựng và đánh giá một số công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 44
2.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 44
2.2.2 Xây dựng và đánh giá 04 phiếu phản hồi hỗ trợ cho đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 47
2.3. Sai số và khống chế sai số 52
2.4. Đạo đức nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 54
3.1. Thực trạng về hệ thống đảm bảo chất lượng của một số trường đại học Y có đào tạo cử nhân Y tế công cộng 54
3.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị đảm bảo chất lượng 54
3.1.2 Thực trạng các hoạt động đảm bảo chất lượng đã triển khai 57
3.1.3 Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ đơn vị Đảm bảo chất lượng về các hoạt động Đảm bảo chất lượng. 60
3.1.4 Đảm bảo chất lượng trong các mảng hoạt động của nhà trường 63
3.2. Công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 76
3.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá 76
3.2.2 Xây dựng và đánh giá các phiếu phản hồi 84
3.2.3 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của phiếu phản hồi môn học 84
3.2.4 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của phiếu phản hồi thực hành 87
3.2.5 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị phiếu phản hồi Bài giảng lý thuyết 90
3.2.6 Độ tin cậy và tính giá trị phiếu phản hồi của cán bộ, nhân viên về các hoạt động của Nhà trường 93
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 97
4.1. Thực trạng về hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường Y có đào tạo cử nhân Y tế công cộng 97
4.1.1 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong tổ chức, quản lý cán bộ, sinh viên và hành chính 98
4.1.2 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo đại học 101
4.1.3 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong Nghiên cứu khoa học 103
4.1.4 Các hoạt động Đảm bảo chất lượng trong Hợp tác quốc tế 105
4.1.5 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong quản lý tài chính 108
4.2. Bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 110
4.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 110
4.2.2 Các phiếu phản hồi 113
4.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 117
4.3.1 Nghiên cứu thực trạng 117
4.3.2 Công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng 118
KẾT LUẬN 120
KHUYẾN NGHỊ 122
CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 123
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoạt động ĐBCL trong Đào tạo Đại học tại một số trường có Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng, Tạp chí Y học thực hành số 3 (998).
2. Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ đơn vị ĐBCL tại một số trường có đào tạo cử nhân YTCC, Tạp chí Y học thực hành số 5 (1009).
3. Tính giá trị và độ tin cậy của một số công cụ thu nhận phản hồi từ giảng viên và sinh viên, Tạp chí Y học thực hành số 2 (1034).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Thị Tú Anh (2015), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành báo chí – truyền thông ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục Đào tạo – Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, Bộ Giáo dục Đào tạo – Bộ Nội vụ, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Bộ Giáo dục Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2007 ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn số 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2014 ban hành “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định 65 /2007/QĐ-BGDĐT ban hành 61 tiêu chí đánh giá chất lượng trường Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo.
13. Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn thực hiện đánh giá chất lượng tại các trường Cao đẳng và Trung học Y tế Bộ Y tế.
14. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 360/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế.
15. Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Phiếu Khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy.
16. Chính phủ (2003), Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 “Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và Đào tạo”, Chính phủ.
17. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ.
18. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về “Miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015”, Chính phủ.
19. Chính phủ (2013), Nghị định 74/2013/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐH ngày 11/2/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”, Chính phủ.
20. Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục Đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương, Bộ Giáo dục Đào tạo.
21. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế (2011), Báo cáo thực trạng đảm bảo chất lượng tại các trường đại học Y ở Việt Nam, Bộ Y tế.
22. Đại học Huế (2013), Phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Đại học Huế.
23. Đại hoc Quốc gia Hà Nội (2008), Sổ tay thực hiện các hướng dẫn bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Đại học Quốc gia TP HCM (2013), Hội nghị tổng kết đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2009-2013, Đại học Quốc gia TP HCM.
25. Đại học Tài chính – Marketing (2013), Dự thảo Qui định về Khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên của trường Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tài chính – Marketing.
26. Đại học Thái Nguyên (2015), Quyết định số 422/QĐ-ĐHCNTT&TT về việc ban hành “Qui định về công tác lấy ý kiến người học về môi trường học tập và hoạt động giảng dạy của trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông”, Đại học Thái Nguyên.
27. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng, Đảng Cộng Sản Việt Nam.
28. Đinh Tuấn Dũng (2014), Xây dựng bộ tiêu chí và qui trình, phương pháp kiểm định chất lượng chương trình giáo dục các ngành thuộc khối ngành kinh tế và Quản trị kinh doanh trình độ Đại học.
29. Đoàn Hiếu và Lê Mỹ Phong (2011), Báo cáo hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường đại học: hiện trạng về các đơn vị chuyên trách, nhân lực, tài chính và các hoạt động, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tào.
30. Nguyễn Thế Hiển (2016), Thực trạng Đảm bảo chất lượng giáo dục cơ sở đào tạo Bác sĩ Đa khoa, đề xuất và thử nghiệm một số tiêu chí đánh giá chất lượng, Đại học Y Hà Nội.
31. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2010), Phiếu lấy ý kiến phản hồi từ người học (Về giảng dạy các học phần thực hành).
32. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2014), Báo cáo Kết quả lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên học kỳ II năm học 2013 – 2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
33. Sái Công Hồng (2014), Quản lý chất lượng Chương trình Đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL của mạng lưới các trường ĐH khu vực ĐNA (AUN), Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Bùi Thị Thu Hương (2012), Quản lý chất lượng Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại ĐHQG Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Thị Ngọc Phương (2013), “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại trường Đại học Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 28(2013), p. 102-109.
36. Lê Vũ Anh (2011), Đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Đại học Y tế công cộng.
37. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường Đại học An Giang, Đại học An Giang.
38. Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục.
39. Nguyễn Quang Giao (2009), “Đảm bảo chất lượng giáo dục và kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 4(33), p. 120-128.
40. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường đại Bách Khoa TPHCM.
41. Phạm Xuân Thanh (2005), “Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, 115(1).
42. Phạm Xuân Thanh (2006), Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Phan Thị Kim Tuyến (2012), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ internet của công ty viễn thông Thừa Thiên – Huế.”, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, 72B(3), p. 387-396.
44. Phiếu lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
45. Nguyễn Thanh Phong (2011), Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường Đại học Tiền Giang, Đại học Tiền Giang.
46. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT Quy định về “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
47. Thoại Nam (2014), “Kiểm định chất lượng Đào tạo theo chuẩn ABET : lợi ích và thách thức”.
48. Trần Thị Bích Liễu (2008), “Đánh giá chương trình đào tạo: Khái niệm, Nguyên tắc, Quy trình, Loại hình, Phương pháp”.
49. Trần Thị Hoài (2009), Đánh giá thẩm định Chương trình giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
50. Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng (2013), Quy định về công tác khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng.
51. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (2015), Dự thảo Qui định về công tác khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
52. Vũ Thị Phương Anh (2012), “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam với yêu cầu hội nhập”.
TIẾNG ANH
53. Asean University Network Quality Asurance (AUN-QA) (2015), Guide to AUN-QA assessment at programe level version 3.0 3, ed, Asean University Network (AUN), Bangkok- Thailand.
54. WORLD HEALTH ORGANIZATION (WHO) (2001), WHO Guidelines for Quality Assurance of Basic Medical Education in the Western Pacific Region, Manila, Philippines.
55. AACSB, “Standarrd for Accreditation Business Administration and Accounting, guidance for self-evaluation, http:// www.aacsb.edu”.
56. AACSB (2016), ” AACSB, Home page, www.aacsb.edu”.
57. ABET (2016), ” ABET Home page, www.abet.org”.
58. ABET (2016), Accreditation Criteria and Supporting Docs 26/08/2016, http://www.abet.org/accreditation/accreditation-criteria/.
59. ACCM (2016), Accreditation Commission on Colleges of Medicine- ACCM, ACCM, 15/8/2016, http://www.accredmed.org/,.
60. Accreditation in USA (2001), “Origins, developments and future prospects”, International Institute for Educational Planning.
61. AMC (2016), Australian Medical Council, 26/08/2016, www.amc.org.au.
62. APQN (2016), Asia-Pacific Quality Network, http://www.apqn.org/.
63. AQAN (2016), ASEAN Quality Assurance Network, http://www.aqan.org/.
64. ASEAN University Network (AUN) (2015), Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level,, AUN.
65. Australian Goverment (2016), Review of Research Policy and Funding Arrangements,
66. University Of Bahrain (2016), About the Department 12/12/2016, http://www.uob.edu.bh/en/index.php/administration/centers/quality-assur-ance.
67. Brown JD (2001), “Using Surveys in Language Programs”(Cambridge University Press).
68. Bureau of Higher Education Standard (BHES) (2002), Thailand’s Learning Experiences on QA, Bangkok, Ministry of University Affairs, Ministry of University Affairs.
69. Dr Thomas F Burgess (2001), “A general introduction to the design of questionnaires for survey research”, University of Leeds, 1.1, p. 3-17.
70. CACMS (2016), Committee on the Accreditation of Canadian Medical Schools https://www.afmc.ca.
71. CDIO (2016), Vision of the CDIO-based education, 26/03/2016, http://www.cdio.org/cdio-vision.
72. Council for Higher Education Accreditation (CHEA) (2001), “Glossary of Key Terms in Quality Assurance and Accreditation”.
73. EAQAN (2016), The East African Higher Education Quality Assurance Network (EAQAN), 20/10/2016, http://www.iucea.org/EAQAN/index.php/features.
74. J. Eaton (2003), “Accreditation and recognition of qualifications in higher education: the United States”, Quality and Recognition in Higher Education, Paris: OECD.
75. Middle states commission on higher education (2016), Self – study creating a useful process and report, CHE MSA.
76. Office of the Higher Education Commission Ministry of Education (2014), Manual for The Internal Quality Assurance for Higher Education Institutions, Bangkok, Thailand.
77. World Federation for Medical Education (2007), European specifications for WFME global standards for quality improvement in medical education, WFME.
78. Elaine El-Khawas (1998), Quality Assurance in Higher Education: Recent Progress; Challenges Ahead, World Bank, Washington, DC.
79. ENQA (2016), ENQA History, 26/08/2016, http://www.enqa.eu/index.php/about-enqa/enqa-history/.
80. European Network for Quality Assurance in Higher Education (ENQA) (2009), Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area, 3rd, ed, Helsinki, Finland.
81. Flexner A. (1910), Medical Education in the United States and Canada: A report to the Carnegie Foundation forthe advancement of teaching.
82. Frances K. Bailie và các cộng sự. (2005), “Guidelines and suggestions for ABET accreditation”, Journal of Computing Sciences in Colleges archive,, 21(2), p. 83-85.
83. Jr. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006), Multivariate Data Analysis, 6th, ed, Prentice Hall, New Jersey.
84. Harry F.P. Hillen (2010), “Quality assurance of medical education in the Netherlands: programme or systems accreditation? “, GMS Zeitschrift fur Medizinische Ausbildung, , 27(2).
85. IAD-UE (2011), Overview of the Quality Assurance System in Higher Education: The Netherlands
86. Ilija Vujacic và các cộng sự. (2013), Overview of Higher Education and Research Systems in the Western Balkans.
87. INQAAHE (2016), About INQAAHE, 26/08/2016, http://www.inqaahe.org/main/about-inqaahe.
88. Irish Higher Education Quality Network (IHEQN) (2009), Common Principles for Student Involvement in Quality Assurance/Quality Enhancement, IHEQN.
89. Judith S. Eaton (2012), “An Overview of U.S. Accreditation”.
90. Karle H. (2008), ” International recognition of basic medical education programmes”, Med Educ, 42(1), p. 12-17.
91. Karle H. (2006), “Global Standards and Accreditation in Medical Education: A View from the WFME. “, Academic Medicine, 81(12), p. 43-48.
92. Kassebaum DG. (1992), “Origin of the LCME, the AAMC-AMA partnership for accreditation”, Acad Med, 67(2), p. 85-87.
93. Kassebaum DG. (1992), “Origin of the LCME, the AAMC-AMA partnership for accreditation”, Acad Med, 67(2), p. 85-87.
94. Keith G. Diem (2002), “A Step-by-Step Guide to Developing Effective Questionnaires and Survey Procedures for Program Evaluation & Research”, Rutgers Agricultural Research and Extension Center, The State University of New Jersey.
95. LCME (2016), Liaison Committee on Medical Education, http://lcme.org/.
96. Len M. P. (2005), Capacity Buiding in Higher Education and Quality Assurance in the Asia Pacific Region, Paper presented on Asia Pacific Quality Network Meeting.
97. Medha A. Joshi (2012), “Quality assurance in medical education”, Indian J Pharmacol, 44(3), p. 285-287.
98. Mustafa Yunus ERYAMAN Mehmet Gürsel SÖNMEZER (2008), ” A comparative analysis of job satisfaction levels of public and private school teacher”, Journal of Theory and Practice in Education 4(2), p. 189-212.
99. Zaini Abdullah Nilufar Ahsan, David Yong Gun Fie , Syed Shah Alam (2009), “A Study of Job Stress on Job Satisfaction among University Staff in Malaysia: Empirical Study”, European Journal of Social Sciences, 8(1).
100. OCUFA Research Paper (2006), Performance indicator use in Canada, the U.S. and abroad OCUFA Research Paper,.
101. Peter Materu (2007), “Higher Education Quality Assurance in Sub-Saharan Africa: Status, Challenges, Opportunities and Promising Practices”, World Bank Working Papers, 124, p. 48.
102. Namibia: Basic Education Support Project (2007), School Improvement Program School Self-Assessment Buiding Capacity From Within.
103. Public Health and Epidemiology Report Ontario (PHERO) (1997), “Guiding Principles for Program evaluation in Ontario Health Units”, 8.
104. QAA (2009), Handbook for Institutional Audit: England and Northern Ireland.
105. QQA (2016), Quality Assurance Agency for Higher Education, QQA, http://www.qaa.ac.uk.
106. Quality Assurance Agency (2012), Institutional Evaluation Guide for Preparing a Self-Assessment Report (TLQAA pilot evaluation) Libannon.
107. Rebecca Allinson và Göran Melin (2011), “Agencies for international cooperation in higher education; a brief comparative analysis”, Working paper, 14, p. 3-4.
108. Rebecca Allinson và Göran Melin (2011), “Agencies for international cooperation in higher education; a brief comparative analysis”, Working paper, 14, p. 21-22.
109. Rezaeian M. et all (2013), “Necessity of Accreditation Standards for Quality Assuarance of Medical Basic Sciences, ” Iranian J Publ Health, 42, p. 147-154.
110. RMIT University (2016), Teaching with technology Blackboard, 10/12/20162016, http://www1.rmit.edu.au/teaching/technology/blackboard.
111. Robert M. Diamond (2008), Designing and AssessingvCourses and Curricula, Third Edition, ed, ossey-Bass, San Francisco.
112. ISO 19011:2011—Guidelines for auditing management systems (2011), What Is Auditing?, ISO 19011:2011.
113. M. K Tadjudin (2001), Establishing a Quality Assurance System in Indonesia, In International Higher Education.
114. William M.K. Trochim (2006), Measurement Validity Types, Research Methods Knowledge Base.
115. William M.K. Trochim (2006), Reliability, Research Methods Knowledge Base.
116. UniBusiness (2014), “AACSB – Qualification and Participation Guidelines”, University of Northern Iowa.
117. Australian National University (2016), Student Administration System, 12/10/2016, https://services.anu.edu.au/information-technology/software-systems/student-administration-system.
118. Accreditation in the USA (2001), “Origins, development and future prospect, International Institute for Educational Planning, http://unesco.org/iiep”.
119. Van Zanten M. et all (2008), ” Overview of accreditation of undergraduate medical education programmes”, Med Educ, 42(9), p. 930-937.
120. Vroeijenstijn A.I. (1995), “Quality Assuarance in Medical Education”, Academic Medicine, 70(7), p. S59-6.
121. WFME (2016), Accreditation http://wfme.org/accreditation.
122. WHO/WFME (2005), WHO/WFME Guidelines for Accreditation of Basic Medical Education WHO/WFME, Geneva/Copenhagen.
123. World Federation for Medical Education (2003), Basic Medical Education WFME Global Standards for Quality Improvement, WFME Office: University of Copenhagen Denmark.
124. World Federation for Medical Education (WFME) (2012), Basic Medical EducationWFME Global Standards for Quality Improvement, WFME Office, University of Copenhagen.
125. World Health Organization- Regional Office for the Western Pacific (2001), WHO Guidelines for Quality Assurance of Basic Medical Education in the Western Pacific Region Manila, Philippines