Thực trạng hiểu biết về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế tại sáu bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
Kết quả phỏng vấn 203 nhân viên y tế trong 6 bênh viên – 3 bênh viên đã xử lý chất thải (Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng Tháp) và 3 bênh viên chưa xử lý chất thải (Yên Bái, Quảng Nam, Cần Thơ) về thực trạng hiểu biết về chất thải và quản lý chất thải và tình hình thương tích do chất thải y tế trong số đối tượng nghiên cứu cho thấy:
– Cán bô y tế ở cả hai nhóm bênh viên nghiên cứu đều chưa hiểu biết đầy đủ về ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cũng như quản lý chất thải y tế (phân loại, thu gom, xử lý chất thải…)
– Tỷ lê thương tích do chất thải y tế/năm chiếm 19,2 – 20,6%, không có sự khác biệt giữa nhóm bênh viên đã xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải
Từ các kết quả trên các tác giả kiến nghị:
– Mỗi bênh viên cần thành lập môt bô phận chuyên môn được đào tạo trang bị kiến thức cần thiết để đảm nhận viêc quản lý chất thải của bênh viên
– Cần hướng dẫn/đào tạo thường xuyên cho toàn thể cán bô/nhân viên bênh viên về tác hại của chất thải y tế cũng như quy chế quản lý chất thải
– Nghiên cứu thêm hiểu biết của bênh nhân và người nhà để có những hướng dẫn thích hợp nhằm huy đông sự tham gia của họ trong quản lý chất thải của bênh viên.
Năm 1997, Bô Y tê’ ký quyết định số 1895/1997/BYT – QĐ về việc ban hành “Quy chế bệnh viện” trong đó có Quy chê’ công tác xử lý chất thải, Quy chê’ chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Đến năm 1999, “Quy chế quản ỉý chất thải y tế” đã chính thức được ban hành. Song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tê’ từ tuyến Trung ương đến địa phương còn rất yếu, nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý chất thải, môt số’ nơi có nhưng hoạt đông chưa đạt yêu cẩu kỹ thuật. Hơn nữa trong quản lý chất thải, yếu tố con người rất quan trọng, cho dù có hệ thống trang thiết bị, phương tiện đắt tiền, hiện đại nhưng nếu con người không hiểu hết tác hại và tẩm quan trọng của chúng thì hệ thống hoạt đông vần không có hiệu quả… Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: Đánh giá thực trạng hiểu biết về chất thải và quản lý chất thải của cán bô công nhân viên trong các bệnh viện được nghiên cứu. Nhận xét tình hình thương tích do chất thải y tế trong số đối tượng nghiên cứu
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chứng
2. Nôi dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin:
Phỏng vấn trực tiếp cán bô làm việc tại các khoa phòng chuyên môn của bệnh viện (bằng bô phiếu phỏng vấn) để thu thập các thông tin sau:
Hiểu biết tác hại của chất thải y tế’ đối với môi trường và sức khoẻ
Hiểu biết về quản lý chất thải y tế (QLCTYT), bao gồm cả phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích