THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH NĂM 2021
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH NĂM 2021
Bùi Thị Huyền Diệu1, Nguyễn Anh Hùng2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một cuộc điều tra cắt ngang thực hiện từ tháng 3-12/2021 nhằm mô tả thực trạng hoạt động của cộng tác viên dân số đang làm việc tại Thành phố Hòa Bình năm 2021. Kết quả cho thấy 1 CTV dân số quản lý 753,1 người dân. Nội dung chủ yếu trong quản lý số liệu là ghi chép ban đầu về dân số (79,9%); 97,7% CTV đang thực hiện công tác truyền thông, vận động và tư vấn người dân. 90,4% CTV đang theo dõi các biện pháp tránh thai tại địa phương. 92,1% cộng tác viên cho rằng thù lao công việc thấp tuy nhiên vẫn có 76,2% mong muốn tiếp tục công việc hiện tại. Cần tăng phụ cấp nghề cho CTV dân số, huy động kinh phí hỗ trợ các hoạt động Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.
Dân số Việt Nam năm 2019 là 96,2 triệu người, đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Tăng thêm 10,4 triệu người sau 10 năm, kể từ năm 2009 (1). Trong bối cảnh tình hình mới, nội dung trọng tâm được ngành dân số xác định: phải chú trọng đầu tư nguồn lực, củng cố tổ chức bộ máy, phát triển mạng lưới đều khắp, đủ năng lực tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó có đội ngũ cộng tác viên dân số ở cơ sở. Tại các địa phương mạng lưới và chất lượng CTV dân số tuy đã được củng cố và từng bước hoàn thiện song còn nhiều bất cập, hạn chế; chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ chất lượng. Mặt khác chế độ, chính sách đối với CTV còn chưa tương xứng với công sức của họ nên thường xuyên có sự biến động, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai công tác DS-KHHGĐ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng tác viên dân số, Hòa Bình, 2021
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương. Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà NộI; 2019.
2. Nguyễn Doãn Tú. Công tác dân số và những nhiệm vụ cấp bách trong tình hình mới. Báo Gia đình & Xã hội. 2020;12–5.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 04 tháng 8 năm 2021, Xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025. 2021.
4. UNFPA – Bộ Y tế. Exploring barriers to accessing maternal health and family planning services in ethnic minority communities in Viet Nam. Hà Nội; 2017.
5. Nguyễn Văn Nam. Thực trạng hoạt động và nhu cầu đào tạo của đội ngũ cộng tác viên dân số tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ năm 2016. Luận văn Cao học Y học dự phòng. Trường Đại học Y Dược Thái Bình; 2016.
6. Nguyễn Mạnh Cường. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình huyện thuộc tỉnh Hà Giang. Tạp Chí Học Thực Hành. 2014;9(914):5–11.
7. Bùi Văn Minh. Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tuyến xã và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế xã tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2021 [Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Sở Y tế tỉnh Hòa Bình.; 2021.
8. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Thu Hiền, Bùi Thị Thu Thanh và cộng sự. Thực trạng cung cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của hệ thống y tế dân số tỉnh Hòa Bình năm 2020 [Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Sở Y tế tỉnh Hòa Bình; 2020.
9. Nguyễn Đình Thanh. Thực trạng hoạt động và nhu cầu đào tạo của cán bộ chuyên trách dân số xã tại tỉnh Thái Bình năm 2014. Luận án BSCKII Quản lý Y tế. Trường Đại học Y Dược Thái Bình; 2014.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com