Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tuyến huyện của 6 tỉnh/thành phố Yên Bái,Hà Nam,Đắc Lắc,Tiền Giang,Hải Phòng và Cần Thơ năm 2008

Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tuyến huyện của 6 tỉnh/thành phố Yên Bái,Hà Nam,Đắc Lắc,Tiền Giang,Hải Phòng và Cần Thơ năm 2008

Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tuyến huyện của 6 tỉnh/thành phố Yên Bái,Hà Nam,Đắc Lắc,Tiền Giang,Hải Phòng và Cần Thơ năm 2008.Sức khỏe luôn luôn được coi trọng, luôn luôn được xem như “vốn quý nhất của mỗi người”. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế – xã hội nào. Xã hội càng hiện đại và phát triển thì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe (CSSK) và bảo vệ sức khỏe (BVSK) càng được quan tâm và càng có cơ hội, điều kiện để thực hiện. Đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho phát triển lâu dài, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội [13].

Chăm sóc sức khỏe là vấn đề luôn luôn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi trọng. Tháng 9/1978, tại Alma Ata (thủ đô nước Cộng hòa Kazắcxtan), WHO phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Quốc tế có đại biểu của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị đã nhấn mạnh vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), mở đầu một thời kỳ mới trong công tác CSSKBĐ cho người dân. Hội nghị đề cập đến nhiều khái niệm, nội dung, nguyên lý, những yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến việc thực hiện CSSKBĐ cho cộng đồng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) – là nội dung quan trọng số một, nội dung trọng tâm có liên quan đến mọi nội dung khác của CSSKBĐ. Vàchính từ hội nghị này những khái niệm cơ bản về nâng cao sức khỏe (NCSK) cũng đã được đề cập đến [27],[29],[31].

Năm 1986, tại cuộc họp ở Canada, Hiến chương Ottawa về nâng cao sức khỏe của WHO ra đời, càng nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng của nội dung về CSSKBĐ [20].

Như vậy, CSSKBĐ là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác của ngành y tế, nhằm đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho mọi người. Trong CSSKBĐ, WHO đã xác định nội dung số một là TT-GDSK. Hoạt động TT- GDSK là nội dung quan trọng của y học dự phòng hiện đại, được thực hiện cho cả cá nhân và cộng đồng, cho cả người ốm và người khỏe. TT-GDSK mang lại cho cá nhân và cộng đồng kiến thức, hiểu biết, cách nhìn nhận vấn đề bệnh tật sức khỏe đúng đắn, loại bỏ các nhận thức sai trái về sức khỏe, bệnh tật, những mê tín dị đoan, phong tục tập quán lạc hậu có hại và thực hành các hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe.

Việt Nam đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu của Tuyên ngôn Alma-Ata 1978. Năm 1980, Chính phủ chỉ đạo Ngành Y tế triển khai thực hiện Chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngày 12/9/1980, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 817/BYT-QĐ thành lập Nhà Tuyên truyền bảo vệ sức khỏe , sau này được đổi tên thành Trung tâm TT-GDSK – Bộ Y tế. Trung tâm TT-GDSK tỉnh, thành phố chính thức được thành lập tại Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của liên Bộ Y tế và Ban TCCB Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/CP. Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập Trung tâm TT-GDSK. Theo Nghị định số 172/2005/NĐ-CP, Trung tâm TT-GDSK, Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn thành lập Phòng TT-GDSK thuộc Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) huyện [12].

Như vậy, mạng lưới TT-GDSK ở Việt Nam dù đã được thành lập nhưng còn rất mới mẻ, đặc biệt là Phòng TT-GDSK của các Trung tâm YTDP huyện còn đang trong quá trình thành lập, nhiều huyện còn chưa thành lập. Với tổ chức mới hình thành, chức năng nhiệm vụ còn mới mẻ, thiếu cán bộ, thiếu cơ sở vật chất, chưa có kinh nghiệm trong chỉ đạo và hoạt động… thì việc đánh giá thực trạng hoạt động TT-GDSK của Phòng TT-GDSK huyện, những khó khăn cũng như những thuận lợi trong hoạt động là rất cần thiết. Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện tại 6 tỉnh/thành phố: Yên Bái, Hà Nam, Đắc Lắc, Tiền Giang, Hải Phòng và Cần Thơ năm 2008.

2. Phát hiện những điểm yếu/khó khăn và những điểm mạnh/thuận lợi trong hoạt động TT-GDSK ở các huyện nghiên cứu

 

Leave a Comment