Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013

Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013

Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013.Vai trò và giá trị sử dụng của Y học cổ truyền (YHCT) trên khắp Thế giới ngày càng được thừa nhận rộng rãi [77]. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng YHCT trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xác định YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) [30]. Việt Nam có một nền y dược học cổ truyền (YDHCT) lâu đời, cội nguồn của nền YDHCT Việt Nam là những kinh nghiệm dân gian, hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, để ngày một hoàn thiện và khoa học hơn.

Hành nghề y tế tư nhân nói chung, YHCT nói riêng được phép hoạt động ở nước ta từ năm 1989 và được hợp pháp hoá sau khi Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm [31]. Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, cùng với các Nghị định và Thông tư hướng dẫn được ban hành sau đó, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho y tế tư nhân phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện cho khu vực y tế tư nhân nói chung, YHCT tư nhân nói riêng tham gia vào chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Và YHCT tư nhân đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống y tế cũng như trong đời sống của người dân. Nghị quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ về “Xã hội hoá công tác giáo dục, y tế, văn hoá” cũng đã đề cập đến sự phát triển của y tế tư nhân như là một hình thức của xã hội hoá. Y tế tư nhân đóng vai trò là một lực lượng xã hội, tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Khám chữa bệnh bằng YHCT tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, làm thúc đẩy mạnh mẽ công tác xã hội hoá về y tế. Nhưng hiện tại YHCT tư nhân cũng là khu vực đang khó kiểm soát. Ở nông thôn, nhiều người hành nghề YHCT tư nhân là các thầy lang, lương y hành nghề theo kiểu “gia truyền”, không được đào tạo chính quy. Do vậy, sự quản lý nhà nước về hành nghề YHCT tư nhân còn nhiều khó khăn [4]. Mặt trái của hành nghề YHCT tư nhân đã tác động ít nhiều đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh; hành nghề YHCT tư nhân cũng còn bất cập, cần phải có giải pháp quản lý chấn chỉnh để dịch vụ YHCT tư nhân ngày càng có chất lượng hơn.
Hải Dương là một tỉnh có truyền thống lâu đời về YHCT. Là nơi sinh ra và hội tụ nhiều danh y như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Phạm Công Bân… Hệ thống y tế của tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển hoàn chỉnh từ tỉnh đến y tế cơ sở. Bên cạnh hệ thống y tế công lập, y tế tư nhân nói chung, YHCT tư nhân nói riêng đã phát triển đa dạng, số lượng các phòng chẩn trị tư nhân đã không ngừng phát triển, giúp làm giảm gánh nặng cho y tế công lập và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống y tế cũng như trong đời sống của người dân Hải Dương.
Về góc độ quản lý của ngành y tế, vấn đề cần đặt ra là: Hành nghề YHCT tư nhân hiện nay đã phát triển đến mức độ nào? Có những đóng góp cụ thể gì và những mặt hạn chế như thế nào trong việc cung cấp dịch vụ YHCT? Và cần phải có biện pháp gì để tăng cường công tác quản lý, phát huy những mặt mạnh, đồng thời giảm thiểu các thiếu sót nhằm mục đích lớn nhất là nâng cao khả năng tiếp cận cho người dân đến các dịch vụ YHCT tư nhân có chất lượng và giảm gánh nặng về y tế cho Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Mô tả thực trạng hoạt động hành nghề YHCT tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013.
2.    Mô tả công tác quản lý hành nghề YHCT tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013. 
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, để kế thừa và phát huy những thành tự của y học cổ truyền của đất nước, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1.    Đề nghị Sở Y tế Hải Dương tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thầy thuốc y học cổ truyền vì đa số thầy thuốc hành nghề trong lĩnh vực này có trình độ chuyên môn thấp.
2.    Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y học cổ truyền tư nhân cho những người hành nghề và các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân.
3.    Đề nghị UBND các huyện/thị xã/thành phố chỉ đạo Phòng y tế, các ban ngành liên quan và UNBD các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân trên địa bàn. Kịp thời phát hiện các cơ sở hành nghề vi phạm. Đình chỉ và xử lý nghiêm các cơ sở hành nghề vi phạm 
. Tài liệu Tiêng Việt.
1.    Vũ Tuệ Anh (2005), Y học cổ truyền Trung Quốc thu hút được sự ưa thích trên toàn thế giới, Bản tin Dược liệu, số 12, tập IV, tr.382.
2.    Lê Vũ Anh và cộng sự (1999), Giá dịch vụ và tình hình sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc Gia.
3.    Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22/01/2002 về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
4.    Báo cáo chuyên đề “Thực trạng khu vực y tế tư nhân”- Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002.
5.    Phạm Văn Bắc (2005) Xác định lý do sử dụng dịch vụ Y tế tư nhân của người dân tại Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thực hành số 2-2005.
6.    Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/5/2005 về công tác Bảo vệ chăm sóc nhân dân trong tình hình mới.
7.    Bộ Y tế (2012), Quyết định số 2718/QĐ-BYT ngày 02/7/2012 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011-2015
8.    Bộ Y tế (2001), Báo cáo đánh giá 7 năm thực hiện Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân
9.    Bộ Y tế (2011), Hội nghị tổng kết Chính sách quốc gia về Y dược cổ truyền 2003-2010, triển khai kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, Dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020
10.    Bộ Y tế (2010), Niên giám thống kê Y tế
11.    Bộ Y tế – Tổng cục Thống kê (2002), Điều tra Y tế Quốc gia 2001 –
2002
12.    Bộ Y tế (2003), Xây dựng Y tế Việt Nam công bằng và phát triển 
13.    Bộ Y tế – Ban Tổ chức cán bộ chính phủ (1998), Thông tư số 02/1998/TTLB-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của liên Bộ Y tế – Ban Tổ chức cán bộ chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương.
14.    Bộ Y tế (2004), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác YDHCT năm 2004 và triển khai chính sách Quốc gia YDHCT đến 2010
15.    Bộ Y tế (1991)- Thông tư số 11/BYT-TT ngày 23/4/1991 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Điều lệ khám chữa bệnh bằng YHCT ban hành theo Nghị định số 23/NĐ-HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
16.    Bộ Y tế (1993)- Thông tư số 05/BYT-TT ngày 15/5/1993 Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức xét cấp Giấy công nhận đủ trình độ chuyên môn y dược cổ truyền.
17.    Bộ Y tế (1996) – Thông tư số 09/BYT-TT ngày 01/3/1996 của Bộ Y tế về khôi phục vườn thuốc nam và tăng cường các phương pháp day ấn huyệt của YHCT để chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
18.    Bộ Y tế (1999) – Văn bản số 97/YT-YH ngày 23/10/1999 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc phối kết hợp với Chi hội Đông y triển khai khám chữa bệnh bằng YHCT tại Trạm y tế xã, phường.
19.    Hoàng Đình Cầu (1985), Quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nhà xuất bản Y học.
20.    Hoàng Bảo Châu (1991), “Y học dân tộc trong CSSK”. Thông tin YHCT dân tộc số 63, trang 5 và 6.
21.    Chính phủ (2010), Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020
22.    Chính phủ (1999), Chỉ thị số: 25/1999/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền.
23.    Chính phủ (1998), Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 ban hành về hệ thống tổ chức Y tế địa phương
24.    Chính phủ (2004), Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
25.    Chính phủ (2005), Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
26.    Chính phủ (2011), Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
27.    Chủ tịch nước (2003), Lệnh của Chủ tịch nước số 07/2003/L-CTN ngày 10/2003 về công bố Pháp lệnh Hành nghề Y, Dược tư nhân
28.    Danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế ban hành năm 2003
29.    Điều tra Y tế Quốc gia 2001 – 2002, điều tra của Bộ Y tế – Tổng cục thống kê, Nhà xuất bản Y học 2003- tr 186, 550.
30.    Đơn vị Chính sách Y tế (1999), định hướng chiến lược kết hợp YHCT và YHHĐ tại địa bàn xã. Đề tài tiến hành thuộc chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thuỵ Điển.
31.    Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
32.    Phạm Mạnh Hùng, Dương Huy Liệu, Lu Hoài Chẩn và CS (2001), Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả
33.    Malcolm Segall,l Gill Tipping, và Cộng sự (2001), Hành vi lựa chọn chăm sóc sức khỏe của người nghèo: Một số nghiên cứu tại Việt Nam
34.    Nghị định số 103/2003/CP-NĐ của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân.
35.    Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
36.    Nguyễn Liễn (1994), “YHCT Việt Nam với ăn uống trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” , thông tin Y học cổ truyền trang số 65, tr 29- 41.
37.    Pháp lệnh hành nghề Y- Dược tư nhân do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố vào ngày 13/10/1993.
38.    Pháp lệnh Hành nghề dược tư nhân (2003), có sửa đổi bổ sung
39.    Đỗ Nguyên Phương (2001), Báo cáo tại cuộc họp Quốc hội (trích từ báo cáo của Sở Y tế TP. HCM)
40.    Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Dược số 34/2005/QH11, ngày 14/6/2005.
41.    Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ngày 23/11/2009.
42.    Sở Y tế Hải Dương, Báo cáo đánh giá công tác quản lý hành nghề y tế tư nhân năm 2012
43.    Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 1996 – 2000 (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Tr 206 -208, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44.    Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
45.    Thủ Tướng Chính Phủ (2005), Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TƯ ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, (Ban hành kèm theo Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.
46.    Thư của Hồ chủ tịch gửi Hội nghị Cán bộ Y tế ngày 27/2/1955
47.    Thông tư số 01/2004/BYT-TT ngày 6/1/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn hành nghề y, dược tư nhân.
48.    Thông tư 13/BYT – Bộ Y tế về quản lý hành nghề y tế tư nhân về Y – Dược học cổ truyền – năm 1999
49.    Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.
50.    Ngô Văn Toàn (2004), Xu hướng sử dụng dịch vụ Y tế và giá thành khám chữa bệnh tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, Tạp chí Y học thực hành số 6-2004
51.    Thông tư 41/2011/TT- BYT về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB
52.    Tuệ Tĩnh toàn tập (1996) Hội YHCT thành phố Hồ Chí Minh.
53.    Tuyên bố Senegan (1993), Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Trung tâm thông tin YHCT, số 3, tr.16-17.
54.    Trần Thị Thược (2010), Thực trạng các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại quận Lê Chân- Hải Phòng năm 2009
55.    Trường đại học Y Hà Nội- khoa Y học cổ truyền, Bài giảng Y học cổ truyền.
56.    Trường đại học Y Hà Nội, bài giảng bệnh học Nội khoa
. Tài liệu Tiêng Anh.
57. April Harding, Alexander S. Preker (2003), Private Participation in Health Services
58. Bennett, S. (1992), Promoting the private sector: a services in developing country trends. Health Policy and Planning: 7 (2): 97-110
59. Berman P, and Rose L. (1996), The role of private providers in maternal and child health and family planning sevices in developing countries, Health Policy and Planning; 11(2): 142-155
60.    Berman P. (1998), Rethinking health care systems: private health care provision in India, World Development; 26 (8): 1463-1479
61.    Choi K, Zheng X, Zhou H, Chen W, and Mandel J. (1999), Treatment delay and reliance on private physicians among patients with sexually transmitted diseases in China, International Journal of STD & AIDS; 10: 324-7
62.    Connolly A.M, Wilkinson D, Harrison A, Lurie M, and Karim S.S.A. (1999), Inadequate treatment for sexually transmitted diseases in the South African private health sector, International Journal of STD&AIDS; 10:324-7
63.    Frenk. J (1993), The public private mix and human resources for health, Health Policy and Palnning, Vol 8, N04, pp. 315-336.
64.    Jayasuriya DC (1990), A review of legislation concerning medical plants, WHO report, pp. 7-9.
65.    Hursh G, Berman P, Hanson K, Rannan R, Rittman J. (1994), Private Provides Contributions to Public Health in Four African Countries.
66.    Kumaranayake, L. (1997), The role of refulation: influencin private sector activity within health sector reform. Journal of Internationnal Development; 9 (4) 641-49
67.    Liu G, Liu X, and Meng Q (2004), Privatization of the medical market in socialist China: A historical apprpach, Health Policy; 27:157-174
68.    Natori S (1980), Aplication on herbal drugs to health care in Japan, J Ethnopharmacol, Vol 2, N01, pp. 65-70.
69.    Nittayaramphong S, and Tangcharoensathien V (1994), Thailand: Private health care out of control? Health Policy and Planning; 9(1): 31-40
70.    Report on the development of making uses of medicinal plants in PHC (1991), Institute of Traditional medicine, pp. 1-4.
71.    WHO (2005), World Health Organization Traditional Medicine Strategy 2002 – 2005.
72.    WHO (2000), Progress in Essential Drugs and Medicines Policy
1998    –    1999, Health Technology and Pharmaceuticals Cluster,
WHO/EDM/2000.2, pp.12-14.
73.    WHO (1999), Practical handbook for anti-malarial drug therapeutic efficacy testing for the district health workers. Harare: WHO/AFRO.
74.    WHO (1998), Regulatory situation of herbal medicines. A world review WHO/TRM/98.1 (10).
75.    WHO (1996), Traditional Medicine, Fact Sheet N°134.
76.    WHO (1986), Evaluation of the strategy for health for all by the year 2000 “seventh report on the”, World health situation.
77.    WHO (1985), Fifty years of the World Health Organization in the Western Pacific Region (1948 -1998), Chapter 3 Traditional Medicine.
78.    WHO (1978), Đề cao và phát triển Y học cổ truyền, Báo cáo kỹ thuật 662, Geneva.
79.    WHO (2006), The world health report 2006: working together for health, WHO Press, Geneva.
80.    World Bank er al. (2001) Vietnam, Growing Healthy: A review of Vietnam’s health sector.
81.    World Bank (2003), Private Particcipartion in Health Services
MỤC LỤC Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh Hải Dương năm 2013

TT    Nội dung    Trang
Trang phụ bìa Mục lục Danh mục bảng Danh mục hình
Đặt vấn đề    1
Chương 1    Tổng quan tài liệu    03
1.1.    Y học cổ truyền tư nhân trong chăm sóc sức khoẻ ở 03 Việt Nam
1.2.    Sự phát triển YHCT tư nhân tại Hải Dương    11
1.3.    Quản lý hành nghề YHCT tư nhân:    14
Chương 2    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    25
2.1.    Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu:    25
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:    25
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu:    25
2.2.2.    Cỡ mâu nghiên cứu    25
2.2.3.    Nội dung và các biến số nghiên cứu    26
2.2.4.    Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin    31
2.3.    Phương pháp xử lý số liệu    31
2.4.    Khống chế sai số    32
2.5.    Đạo đức trong nghiên cứu    32
Chương 3    Kết quả nghiên cứu    33
Chương 4    Bàn luận    56
    Kết luận    68
    Kiến nghị    70
    Tài liệu tham khảo    
    Phụ lục    
DANH MỤC BẢNG Nội dung
Đặc điểm về tuổi của người hành nghề YHCT tư nhân
Trình độ chuyên môn của người hành nghề YHCT tư nhân
Thâm niên hoạt động hành nghề YHCT tư nhân
Nơi (khu vực hành nghề) người hành nghề YHCT tư nhân đang công tác tại các cơ sở y tế công lập
Nơi khám chữa bệnh của người hành nghề YHCT tư nhân
Hoạt động khám chữa bệnh của người hành nghề YHCT tư nhân
Đánh giá một số kiến thức cơ bản về YHCT của người hành nghề YHCT tư nhân
Đánh giá các kỹ năng về thực hành sử dụng YHCT trong khám chữa bệnh.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh YHCT
Điều kiện trang thiết bị thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh YHCT
Tuổi của bệnh nhân tại cơ sở YHCT tư nhân
Trình độ học vấn của bệnh nhân đến KCB tại cơ sở hành nghề YHCT tư nhân
Nghề nghiệp của bệnh nhân đến KCB tại cơ sở hành nghề YHCT tư nhân 

Lý do người bệnh sử dụng YHCT để phòng và chữa bệnh
Lý do người bệnh chọn cơ sở hành nghề YHCT tư nhân để khám chữa bệnh
Đánh giá của người bệnh về giá cả khám chữa bệnh tại cơ sở hành nghề YHCT tư nhân
Hình thức tổ chức hành nghề y học cổ truyền tư nhân
Tỷ lệ các cơ sở YHCT có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
Thời gian làm việc trong ngày của người hành nghề YHCT tư nhân tại cơ sở
Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân tham gia xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực y dược học cổ truyền
Vi phạm về thông tin, quảng cáo, biển hiệu
Tình hình thực hiện các quy định niêm yết giá KCB
Các cơ sở hành nghề YHCT tư nhân thực hiện một số quy chế chuyên môn trong lĩnh vực y dược cổ truyền
Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân thực hiện quy chế kê đơn thuốc
Đặc điểm cơ sở vật chất của cơ sở YHCT tư nhân
Thực hiện các quy định báo cáo tình hình hoạt động
Tình hình thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề YHCT tư nhân năm 2012 
Bảng 3.28    Ý kiến của người hành nghề YHCT tư nhân về những tổ chức nên tham gia.    53
Bảng 3.29.    Ý kiến của người hành nghề YHCT tư nhân về mục đích tham gia sinh hoạt của các tổ chức trên    54
Bảng 3.30    Tình hình tham gia sinh hoạt với phòng Y tế huyện và Sở Y tế    54
Bảng 3.31    Các nội dung tham gia vào hoạt động y tế địa phương của các cơ sở YHCT tư nhân    55
Bảng 3.32    Ý kiến của cán bộ quản lý về hoạt động YHCT tư nhân    55
DANH MỤC HÌNH
TT    Nội dung    Trang
Hình 3.1.    Đặc điểm về giới tính của người hành nghề YHCT tư nhân    33
Hình 3.2.    Tỷ lệ thầy thuốc YHCT kết hợp với YHHĐ khi hành nghề    34
Hình 3.3.    Thời gian làm việc trong 1 tuần của các cơ sở hành nghề YHCT tư nhân    36
Hình 3.4.    BN đến khám chữa bệnh tại cơ sở YHCT tư nhân theo giới    41
Hình 3.5.    Tỷ lệ cơ sở hành nghề nhân viên có đầy đủ Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền    46
Hình 3.6    Tỷ lệ các cơ sở YHCT có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề    47
Hình 3.7    Tỷ lệ cơ sở YHCT tư nhân thường xuyên được tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các thầy thuốc YHCT.    48
Hình 3.8    Tình hình thực hiện các quy định niêm yết giá KCB    50
Hình 3.9    Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân hành nghề quá phạm vi cho phép    52

Leave a Comment