THỰC TRẠNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO TẠI TỈNH TÂY NINH NĂM 2020

THỰC TRẠNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO TẠI TỈNH TÂY NINH NĂM 2020

THỰC TRẠNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO TẠI TỈNH TÂY NINH NĂM 2020
 Học viên: Đặng Lê Trí
 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trí Dũng
Nghiên cứu thu thập số liệu trong tháng 6 năm 2020, sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính. Thông tin định lượng được thu thập thông qua phỏng vấn 72 nhân viên y tế và 285 người bệnh, người nhà người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Thông tin định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu đại diện Sở Y tế, người bệnh (7 cuộc) và thảo luận nhóm với các Hội nghề nghiệp tuyến tỉnh, đại diện cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tuyến huyện và xã, Ban trị sự các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo và nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền của các tổ chức tôn giáo (12 cuộc). Kết quả chỉ ra, có 3 tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh có hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền. Các cơ sở này khám, phát thuốc, chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền miễn phí tới tất cả các đối tượng có nhu cầu vào tất cả các ngày trong
tuần. Chủ yếu người bệnh đến các cơ sở này để chăm sóc phục hồi sức khỏe sau tai biến, điều trị suy nhược cơ thể và các bệnh mạn tính. Đa số đối tượng sử dụng dịch vụ đánh giá cao các cơ sở này về chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần phục vụ. Để hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền của các tổ chức tôn giáo tiếp tục phát triển đúng giá trị về khoa học và nhân văn, các cơ quan quản lý nhà nước các tuyến cần phải rà soát, xem xét điều chỉnh một số vấn đề chính sách phát sinh. Bản thân tổ chức tôn giáo cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cho đội ngũ nhân viên.

 

Leave a Comment