THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN BÁN TRÚ CỦA TRẺ EM HAI TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN BÁN TRÚ CỦA TRẺ EM HAI TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN BÁN TRÚ CỦA TRẺ EM HAI TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Đinh Thị Thùy Linh1, Trương Thị Thùy Dương1, Lê Thị Thanh Hoa1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại hai trường mầm non Phủ Lý và Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên khẩu phẩn ăn bán trú của trẻ em trường mầm non tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang. Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về nhân khẩu học. Sử dụng phương pháp cân đong thực phẩm để thu thập thông tin về mức tiêu thụ thực phẩm. Kết quả nghiên cứu: Phần trăm năng lượng do P, L, G trong khẩu phần ăn bán trú cung cấp đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn bán trú tại 2 trường mầm non (12,8: 17,6: 69,6) chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị (12: 18: 70). Lượng vitamin B1, B2, B3/1000 kcal đáp ứng dư thừa nhiều so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ canxi/ phospho hợp lý. Khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại 2 trường đáp ứng dư thừa về tổng năng lượng (103,1%), protein (109,6%), lipid (101,0%), glucid (102,5%), vitamin C (118,8%) ở mức độ ít so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng protein động vật (169,4%), lipid động vật (169,1%), vitamin B1 (131,0%), vitamin B2 (131,0%), vitamin B3 (156,7%, phospho (216,9%), sắt (151,6%), kẽm (130,2%) cung cấp dư thừa nhiều so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng đáp ứng thiếu so với nhu cầu khuyến nghị: Canci (đạt 96,0%), protein thực vật (đạt 70,2%), lipid thực vật (chỉ đạt 59,7%), vitamin D (chỉ đạt 50,0%) và vitamin A đáp ứng thiếu nhiều nhất (chỉ đạt 24,8%). Kết luận: Khẩu phần ăn của trẻ em 2 trường mầm non tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên còn chưa cân đối, hợp lý.

Trẻ em lứa tuổi mầm non là một trong những đối tượng cần được quan tâm đầy đủ, toàn diện về dinh dưỡng và sức khỏe. Đối với trẻ em mầm non, thời gian ở trường chiếm hầu hết thời gian trong một ngày, vì vậy bữa ăn học đường cần được quan tâm đúng mức.Tình  trạng  dinh  dưỡng  và  một  sốbệnh  vềdinh dưỡng  có  liên  quan  mật  thiết đến  công  tác chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻem ởcác trường mầm non và gia đình. Việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết và cấp bách.Nghiên cứu của Bornhors.C và Cộng sự (2012) cho thấy điều quan trọng nhất của  các  chương  trình  bữa  ăn  tại  trường  là  cải thiện được tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ [9].Tại Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng giảm dần tuy nhiên còn ở mức cao.Đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể cân nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi còn 11,5% và thể thấp còi là 19,6% [7]. Trong khi tỷ lệ thừacân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng như  tăng huyết  áp,  bệnh  mạch  vành,  đái  tháo  đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư ở trẻ em.Như vậy, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng képvề dinh dưỡnggây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập của trẻ. Một trong các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sai lầm trong nuôi dưỡng [4].Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn bán trú chưa được xây dựng đa dạng, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nếu khẩu phần ăn của trẻ em tại trường mầm non đạt chuẩn và khoa học thì cân nặng, chiều cao  của  học  sinh  tại  những  trường  này  cũng được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu của tác giả Hồ  Thu  Mai  và  CS  (2010)  [4],  tác  giả  Nguyễn Mạnh Tuấn (2013) [5], tác giả Trương Thị Thùy Dương  và  CS  (2020)  [3],  đều  cho  thấy  khẩu phần của trẻ chưa có sự cân đối, hợp lý về thành phần các chất dinh dưỡng. Ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của phụ huynh  và  nhà  trường.  Khẩu  phần  ăn  bán  trú chiếm  40,0%  tổng  nhu  cầu  năng  lượng  trong một  ngày  của  trẻ,  do  đó  nó  đóng  một  vai  trò quan trọng, tác động đến tốc độ tăng trưởng và khả năng học tập sáng tạo của trẻ. Nghiên cứu về thực trạng khẩu phần ăn bán trú của trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này ở trường  mầm  non  huyện  Phú  Lương.  Vì  vậy, chúng  tôi  nghiên cứu đề  tài này  với mục tiêu: Đánh giá khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại hai trường mầm non Phủ Lý và Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2021

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trẻ em, khẩu phần ăn, trường mầm non Phủ Lý, trường mầm non Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 
2. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Trí Dũng (2011), “Thừa cân, béo phì và một số đặc điểm dịch tễ học ở học sinh tiểu học tại quận 10 TPHCM năm 2009-2010”, Thời sự Y học số 67, tr. 3 – 6. 
3. Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang (2020), Thực trạng khẩu phần bán trú của học sinh trường tiểu học Đội Cấn tại thành phố Thái Nguyên, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 
4. Hồ Thu Mai, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Hữu Bắc (2010), “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của học sinh 6 -14 tuổi tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số 2, tr. 23 – 31. 
5. Nguyễn Mạnh Tuấn (2013), Đánh giá khẩu phần bữa ăn bán trú và tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, chuyên đề tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 
6. Viện Dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất Y học, Hà Nội. 
7. Viện Dinh dưỡng (2021), Báo cáo đánh giá chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020. 
8. Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment