Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai.Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất, có diễn biến phức tạp, với tốc độ phát triển rất nhanh, bệnh được xem là đại dịch ở các nước đang phát triển. Theo ước tính mới nhất của liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) trong năm 2013 có khoảng 382 triệu người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới và đến 592 triệu người vào năm 2035 và vùng Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) sẽ tăng khoảng 46% vào năm 2035 [1].
ĐTĐ là vấn đề sức khỏe cộng đồng của toàn cầu, bệnh gây ra nhiều biến chứng ở não, mắt, tim, thận, mạch máu, thần kinh… ảnh hưởng tới tuổi thọ, chất lượng cuộc sống và đòi hỏi kinh phí điều trị cao trở thành gánh nặng kinh tế cho cá nhân, gia đình, xã hội. Kiểm soát glucose máu chặt chẽ sẽ ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ, giảm được các biến cố tim mạch, tỷ lệ tàn tật và tỷ lệ tử vong. Từ đó giảm được gánh nặng cho gia đình, xã hội và y tế toàn cầu. Nghiên cứu United Kingdom of Prospective Diabetes Study (UKPDS) cho thấy điều trị tích cực giảm được 1% HbAlc làm giảm 21% tỷ lệ tử vong, 37% tỷ lệ các biến chứng thận và mắt, và 14% tỷ lệ nhồi máu cơ tim [2].
Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai Các yếu tố nguy cơ đi kèm ở BN ĐTĐ týp2 thường là tăng huyết áp (THA), thừa cân và béo phì, rối loạn lipid (RLLP) máu.Do đó kiểm soát glucose máu bao giờ cũng phải đi kèm với việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, tạo thành tình trạng kiểm soát đa yếu tố. Việc đánh giá BN ĐTĐ định kỳ bằng các chỉ số này là rất cần thiết, cho phép đánh giá nguy cơ mắc các biến chứng của ĐTĐ, giúp đưa ra các biện pháp và mục tiêu thích hợp cho BN. Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu biến chứng và tỷ lệ tử vong bệnh ĐTĐ. Một số nước trên thế giới quản lý BN ĐTĐ được tổ chức theo mô hình hội BN ĐTĐ, câu lạc bộ BN ĐTĐ, phòng giáo dục tư vấn BN ĐTĐ tại bệnh viện và cộng đồng. Ở Việt Nam, tình hình quản lý bệnh ĐTĐ còn nhiều hạn chế. Mạng lưới y tế quản lý ĐTĐ mới chỉ tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của quốc gia, tại y tế cơ sở số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh ĐTĐ không chỉ thiếu về mặt số lượng mà không còn được phổ cập những kiến thức mới về bệnh ĐTĐ, trang thiết bị để chẩn đoán, theo dõi BN thiếu và lạc hậu, chất lượng điều trị chưa tốt, chi phí điều trị tốn kém. Trong thực tế có rất ít BN được kiểm soát tốt ĐH và các yếu tố nguy cơ. Mức kiểm soát glucose máu và HbA1c còn cao, biến chứng có xu hướng tăng lên. Những khó khăn trong kiểm soát đường máu thường do phát hiện bệnh muộn, BN không tuân thủ điều trị như bỏ điều trị, điều trị không đều, thiếu thuốc và phương tiện theo dõi điều trị. Kết quả nghiên cứu của Diabcare ở khu vực châu Á trong đó có Việt Nam, cho thấy tỷ lệ BN ĐTĐ đạt được mục tiêu ĐH là rất thấp [3],[4].
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát mức độ kiểm soát đa yếu tố: glucose máu đói, HbA1c máu, chỉ số khối cơ thể, huyết áp, lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp2 đến khám lần đầu tại khoa Khám chữa bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh viện Bạch Mai.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát đa yếu tố ở nhóm đối tư ng nghi n cứu trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Chương 1: TỔNG QUAN 14
1.1. DỊCH TỄ HỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 14
1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 15
1.2.1. Định nghĩa 15
1.2.2. Phân loại bệnh ĐTĐ 15
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán 16
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 16
1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 17
1.5. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 21
1.5.1. Các biến chứng cấp tính của bệnh nhân đái tháo đường 21
1.5.2. Biến chứng mạn tính 21
1.6. KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 24
1.6.1. Kiểm soát glucose máu 24
1.6.2. Kiểm soát RLLP máu ở BN ĐTĐ týp 2 36
1.6.3. Kiểm soát huyết áp ở BN ĐTĐ týp 2 37
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KSĐH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ . 39
1.7.1. Trên thế giới 39
1.7.2. Tại Việt Nam 40
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐốI TƯỢNG NGHIÊN CứU 42
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn
mẫu thuận tiện gồm 216 BN ĐTĐ týp 2 43
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu 43
2.2.3. Các thông số nghiên cứu 49
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 49
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 51
3.1.1. Đặc điểm chung 51
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu … 53
3.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ 54
3.2.1. Kết quả kiểm soát ĐH lúc đói và HbAlc 54
3.2.2. Kết quả kiểm soát lipid máu 55
3.2.3. Kết quả kiểm soát huyết áp 56
3.2.4. Kết quả kiểm soát BMI 58
3.2.5. Mức độ kiểm soát đa yếu tố 59
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ 60
3.3.1. Chế độ ăn và luyện tập 60
3.3.2. Dùng thuốc 61
3.3.3. Theo dõi ĐH 66
3.3.4. Khám định kỳ 66
3.3.5. Đặc điểm tuyến điều trị và chuyên khoa của bác sỹ điều trị 67
3.3.6. Một số yếu tố khác liên quan đến kết quả điều trị 68
Chương 4: BÀN LUẬN 74
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG CủA NHÓM NGHIÊN CứU 74
4.1.1. Tuổi, giới 74
4.1.2. Trình độ học vấn 75
4.1.3. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ 75
4.1.4. Tuyến điều trị và chuyên khoa của bác sỹ điều trị 76
4.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ TRÊN BN ĐTĐ TÝP 2 76
4.2.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói 76
4.2.2. Chỉ số HbA1c 77
4.2.3. Kết quả kiểm soát HA 78
4.2.4. Kiểm soát BMI, tỷ số vòng eo/vòng hông 80
4.2.5. Tình trạng kiểm soát Lipid máu 80
4.2.6. Tỷ lệ BN kiểm soát đạt các yếu tố HbA1c, HA, Lipid máu, BMI 81
4.2.7. Nguyên nhân kiểm soát đa yếu tố chưa tốt 82
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỂM SOÁT ĐA YẾU TỐ
Ở BN ĐTĐ TÝP 2 86
4.3.1. Tuổi và giới 86
4.3.2. Thời gian bị bệnh 87
4.3.3. Trình độ học vấn cao nhất và nghề nghiệp 87
KẾT LUẬN 88
KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHảO 90
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai
5. Trần Hữu Dàng (1996). Nghiên cứu bệnh ĐTD ở Huế, trên đối tượng 15 tuổi trở lên, phương pháp chan đoán hữu hiệu và phòng ngừa. Luận án phó tiến sỹ khoa học Y dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1991). Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội. Nội khoa, số chuyên đề Nội tiết, Tổng hội Y dược học Việt Nam, 2-4.
7. Mai Thế Trạch, Đặng Thị Bảo Toàn, Diệp Thị Thanh Bình (1994). Dịch tễ học và điều tra cơ bản bệnh tiểu đường ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí y học, chuyên đề Nội Tiết, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 25-28.
8. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 255-265.
9. Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương (2014). Kết quả hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 và xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ nguy cơ mắc của bệnh đái tháo đường dành cho người Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ 7, Hà Nội, 23.
10. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Đái tháo đường, Bệnh học nội khoa tâp 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2, 322 – 326.
12. Trần Đức Thọ (1998), Bệnh đái tháo đường, Bài giảng bệnh học Nội Khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 269-282.
13. Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 112-198.
19. Đỗ Trung Quân (1998). Bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 28 – 42.
20. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2001). Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 411 – 417.
21. Tạ Văn Bình (2003). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 5 – 49.
22. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khê (1997). Bệnh đái tháo đường, Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, 467-546.
27. American Diabetes Association (2012), Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care, 35, 11- 36.
28. ADA (2006), Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, Tài liệu hội nghị Hội Nội Tiết – đái tháo đường Việt Nam.
30. Nguyễn Thị Bích Đào (2014). Các thuốc đái tháo đường mới – triển vọng mới trong điều trị đái tháo đường. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 18(4), 10-16.
37. Hội Nội Tiết và ĐTĐ Việt Nam (2013). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 chưa có biến chứng – 2013, Tạp chí Hội nghị Hội ĐTĐ và hội Nội Tiết TP Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ VII- 2013, tr. 72-85.
43. Nguyễn Minh Sang (2006). Bước đầu nghiên cứu tình hình kiểm soát glucose máu ở các bệnh nhân đái tháo đường mới vào điều trị nội trú tại khoa Nội Tiết – Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
44. Hoàng Trung Vinh (2007). Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Báo cáo toàn văn đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 339- 344.
45. Vũ Thùy Thanh và cộng sự (2014). Kiểm soát glucose máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ngoại trú tham gia chương trình quản lý đái tháo đường tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai. Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học về nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ 7, tr 32.
48. Hội Tim Mạch Việt Nam (2006). Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010.
49. Trương Quang Phổ (2008). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
50. Phạm Thị Hồng Hoa (2010). Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được quản lý và điều trị ngoại trú. Luận văn Tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
51. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007). Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
52. Trần Thị Thanh Huyền (2011). Nhận xét tình hình kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện lão khoa trung ương. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
53. Tạ Văn Bình (2006). Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại bệnh viện Nội Tiết. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Nội Tiết – Đái tháo đường Việt Nam lần thứ 3: 759 – 764.
54. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010). Nghiên cứu RLLP máu và tình hình kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh -pôn. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
55. Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị Bích Đào (2014). Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến quận. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (4). 44 – 51.
58. Nguyễn Quý Đông (2003). Tìm hiểu tình hình đái tháo đường tại viện lão khoa trong 5 năm từ 1982 – 2002, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Thu Nhạn (2007). Tìm hiểu thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện trung ương Huế. Tạp chí nội tiết và chuyển hóa, nhà xuất bản y học, 8,45- 50.