THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ TRONG CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ VIÊM PHỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ TRONG CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ VIÊM PHỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH
Nguyễn Thị Thanh Huyền1
1 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 120 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Nam Định đã tham gia phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm viêm phổi chiếm 47,5%. Tỷ lệ bà mẹ biết tác dụng của phản xạ ho là làm tống đờm giúp thông đường thở chiếm 55%. Tỷ lệ các bà mẹ sẽ giảm ho đúng cho trẻ bằng cách dùng thuốc ho đông y và các bài thuốc dân gian lần lượt là 40% và 45%. Kết luận: Kiến thức về chăm sóc trẻ viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là chưa tốt.
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhập viện và gây tử vong ở trẻ < 5 tuổi [1]. Theo số liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),viêm phổi là nguyên nhân gây ra khoảng 19% tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi (khoảng 4 triệu ca), trong đó hơn 70% xảy ra ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam [6].ỞViệt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống NKHHCT, thì trung bình mỗi năm 1 đứa trẻcó thểmắcNKHHCT từ3 –5 lần, trong đó có khoảng 1 -2 lần viêm phổi. Chỉtính riêng trong năm 2011, mỗi ngày có 11 trẻtửvong vì viêm phổi. Tỷlệtửvong do viêm phổi ởtrẻem ngoài diện sơ sinh đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%) cũng như so với tửlệtửvong chung chiếm khoảng 33 –35%. Đặc biệt, viêm phổi cấp tính có khảnăng tiến triển trong thời gian ngắn và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trịkịp thời. Vì vậy, viêm phổi rất ảnh hưởng rất nhiều đến sựphát triển thểchất của trẻ. Bên cạnh đó, còn tác động đến kinh tếgia đình do các thành viên trong gia đình phải dành nhiều thời gian và nỗlực trong quá trình điều trịvà chăm sóc cho trẻ[6]. Trong quá trình chăm sóc trẻviêm phổi, vai trò của người chăm sóc trẻ, chủyếu là người mẹcó ý nghĩavô cùng quan trọng trong việc hạn chếyếu tốnguy cơ như không bú mẹ, không được chủng ngừa đầy đủ, tiếp xúc khói thuốc lá và khói bếp, hayphát hiện và điều trịsớm cho trẻsẽgiảm bớt gánh nặng bệnh tật và tử vong do viêm phổi gây ra. Và khi trẻ xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, các bà mẹ cũng cần có kiến thức xử trí và ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị sớm phòng biến chứng nặng nề. Theo thống kê của UNICEF (2014), có khoảng 28,4% bà mẹhoặc người chăm sóc chính biết được ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi (trẻthởnhanh hơn và/hoặc khó thở), dấu hiệu phổbiến nhất đểđưa trẻtới cơ sởy tếlà “khi trẻbịsốt cao hơn” (90,8%) [2]
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, viêm phổi, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Viêm phổi cấp, Học viện Quân Y – Bệnh viện Quân Y 103. 5
2. Báo cáo Mics Việt Nam (2014). Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014, 101-106.
3. Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang (2012), Khảo sát kiến thức về chăm sóc của các bà mẹ có con bị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
4. Đặng Thị Thu Lệ, Nguyễn Hữu Hiếu, Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi viêm phổi của các bà mẹ tại khoa hô hấp nhi, bệnh viện Xanh Pôn, năm 2014, Tạp chí nghiên cứu khoa học.
5. Trần Thị Ly, Nguyễn Thị Lan, Đinh Thị Thu, Bùi Văn Cường, Nguyễn Thị Thơm (2017), Thực trạng nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi tại khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com