THỰC TRẠNG KIẾN THỨC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2019

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2019

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2019
Nguyễn Thị Huế1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 148 người bệnh tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định với phương pháp điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức giấc ngủ của người bệnh tăng huyết áp. Kết quả có 49,3% bệnh nhân là nam và 50,7% bệnh nhân là nữ; 68,2% đối tượng từ 60 tuổi trở lên, 75% trình độ học vấn từ trung học cơ sở  trở xuống và 68,2% đối tượng là nông dân. Kiến thức về giấc ngủ của người bệnh còn nhiều hạn chế, trong đó: 4,1% kiến thức mức tốt; 29%  kiến thức mức trung bình và  66,9%  kiến thức mức kém. Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải nâng cao kiến thức về giấc ngủ cho người bệnh tăng huyết áp thông qua các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe khác nhau, từ đó hướng tới mục đích tăng cường chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng này.

Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA). Hậu quả của nó là suy giảm chất lượng cuộc sống và khiến cho tình trạng THA của bệnh nhân trở lên trầm trọng hơn [2, 9]. Suy giảm chất lượng giấc ngủ (CLGN)ở bệnh nhân THA là có thể dẫn tới tăng nguy cơ một  sốbệnh  như  béo  phì,  bệnh  động  mạch vành, rối loạn nhịp thở khi ngủ, hội chứng ngừng thở khi ngủ[4].Xã Nam Phong thành phố Nam Định là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc  triển  khai  phòng  ngừa  và  quản  lý  bệnh không lây nhiễm. Trạm y tế xã Nam Phong đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ bệnh nhân THA, trong đó cải thiện CLGN là một trong những mục tiêu được chú trọng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa từng có nghiên cứu hay khảo sát nào về kiến thức giấc ngủđược tiến hành tại xã Nam Phong. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ bệnh nhân THA tại đây, chúng  tôi đã nghiên cứu đề tài với mục tiêu mô tả thực trạng kiến thứcgiấc ngủ của người bệnh đãđược chẩn đoán mắc THA tại địa bàn nghiên cứu.

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2019

Leave a Comment