Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng

Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm 2006-2012/ Vũ Hồng Văn. 2014.Dự phòng và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề được quan tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dịch HIV/AIDS được đánh giá là một đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người [42]. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, sự phát triển nòi giống của loài người. Theo UNAIDS, ước tính trên thế giới mỗi ngày có khoảng 14.000 người mới nhiễm, trong đó 95% người mới nhiễm thuộc các nước đang phát triển [60], có khoảng hơn 30 triệu người đã tử vong [61].

Ở Việt Nam, lây nhiễm HIV/AIDS đã trở thành một vấn đề y tế được xã hội quan tâm hàng đầu. Từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1998 dịch đã lan khắp 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ước tính đến ngày 31/3/2012, số nhiễm HIV còn sống là 201.134 trường hợp, 61.579 trường hợp tử vong do AIDS [15].

Trên thế giới, thuốc kháng vi rút (ARV) đầu tiên zidovudine được thí nghiệm năm 1985, đến năm 1987 được chấp nhận chính thức là thuốc điều trị nhiễm HIV/AIDS. Từ đó đến nay đã có nhiều loại thuốc kháng vi rút ra đời và được áp dụng trong điều trị. Tại Việt Nam, việc áp dụng điều trị thuốc ARV bắt đầu thực hiện năm 1995, năm 2005 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV” [5]. Điều trị ARV đặc biệt khác với các loại điều trị khác, bệnh nhân được lựa chọn và điều trị phải theo một quy trình nhất định. Tuân thủ điều trị là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Tại Hải Dương tính đến ngày 31/10/2012 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là 6.343 người, trong đó 2.270 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 1.159 trường hợp đã tử vong do AIDS. [42].

Cẩm Giàng là huyện Đồng bằng nằm ở phía Tây Thành phố Hải Dương, diện tích tự nhiên 163,49 km2, dân số khoảng 132.500 người. Trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều khu du lịch, mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộ đều phát triển, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cũng là yếu tố làm gia tăng tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS. Huyện Cẩm Giàng tính đến 31/12/2012 có tổng số lũy tích là 395 trong đó tử vong do AIDS là 120 người, số người nhiễm HIV còn sống 275 người. Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng tổ chức điều trị thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS từ năm 2006. Các hoạt động truyền thông, tư vấn, chăm sóc hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS còn có những hạn chế [43].

Xuất phát từ thực tế cấp bách trên, để có kinh nghiệm hơn trong phòng chống nhiễm HIV và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, cải thiện hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng , Hải Dương năm 2006 – 2012 với các mục tiêu sau:

1.    Mô tả thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ của người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng – Hải Dương năm 2012.

2.    Mô tả kết quả điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) của người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng – Hải Dương từ năm 2006 đến 2012. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng kiến thức, hành vi nguy cơ, kết quả điều trị thuốc kháng vi rút của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Cẩm Giàng , Hải Dương năm 2006 – 2012

1.    Barlen J.G (2001), HIV- Nhìn lại sau 20 năm nghiên cứu Bản tin HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số 127, Tr. 2- 5.

2.    Bộ Y tế – Ban phòng chống AIDS (1998), Sổ tay chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 9-10.

3.    Bộ Y tế (2001), Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, Hà Nội, Tr.17- 52.

4.    Bộ Y tế (2002), Báo cáo đánh giá chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 1/1996- 6/ 2001, Hà Nội, Tr. 19.

5.    Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV, Hà Nội.

6.    Bộ Y tế (2006), Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Hà nội, Tr. 9.

7.    Bộ Y tế (2007), Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV(ARV), Nhà xuất bản Y học, Hà nội, Tr. 36.

8.    Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, Tr. 40.

9.    Lưu Thị Minh Châu, Trần Như Nguyên, Mai Thu Hiền, Mitchell Wolff, và cộng sự (2005), “Tỷ lệ nhiễm và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội”, Hội nghị báo cáo khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ III, Tr. 16, 36.

10.    Nguyễn Trọng Chính (2002), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS”, Tạp chí Y học Quân sự, Cục quân Y (3).

11.    Vũ Văn Công (2007), Nhận xét một số trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV và đánh giá nhận thức, thái độ của gia đình, bệnh nhân đối với quá trình điều trị tại thành phố Hải Phòng năm 2006, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành y tế công cộng, trường Đại học Y Thái Bình.

12.    Cục phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam (2005), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/ AIDS năm 2005, Hà Nội.

13.    Cục phòng, chống HIV/AIDS (2007), Báo cáo tổng kết công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS năm 2007, Hà Nội.

14.    Cục phòng, chống HIV/AIDS (2008), “Tương lai dịch HIV ở Châu Á: mại dâm sẽ là nguyên nhân chính”, AIDS và cộng đồng (114), Tr. 12- 13.

15.    Cục Phòng chống HIV/AIDS (2009), “ Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011”.

16.    Dự án Quỹ Toàn cầu HIV/AIDS tại Việt Nam, Bệnh án ngoại trừ quản lý và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Tr. 16.

17.    Nguyễn Bích Đào, Trần Quốc Tuấn (2006), Kinh nghiệm quản lý, chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Đống Đa, Báo cáo Hội nghị Quốc gia về ARV tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2006, Tr.

45.

18.    Lê Trường Giang và cộng sự (2006), Hoạt động mô hình phòng khám ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Hội nghị Quốc gia về ARV tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2006, Tr. 35-48.

19.    Tạ Hồng Hạnh (2005), Mô tả thực trạng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại quận Đống Đa – Hà Nội tháng 4/2005, Luận văn thạc sĩ Y tế cụng cộng, Tr. 57-69.

20.    Nguyễn Đức Hiền, Cao Thanh Thủy, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn

Kính (2006), Tài liệu tập huấn điều trị ARVdự án Quỹ toàn cầu HIV/AIDS,

Tr. 23-25.

20.    Học viện Quân Y (1997), Vi sinh vật y học, Hà nội, Tr. 192- 210.

21.    Học viện Quân Y ( 2002), “ Công trình nghiên cứu Y học Quân sự”, Hà Tây, Tr. 15- 18.

22.    Học viện Quân Y (2004), “Bệnh học truyền nhiễm ” Hà Nội, Tr. 54- 55.

23.    Lê Diễm Hồng (1995), “Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam, nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở, lâm sàng và phòng chống” Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 7- 23.

24.    Trịnh Quân Huấn (2002), “Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

25.    Phạm Mạnh Hùng (2007), “ Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác phòng chống HIV/AIDS và cộng đồng”, (Số chuyên đề năm thứ 9 ), Tr. 32.

26.    Nguyễn Văn Kính (1995), “ Quản lý lâm sàng và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống”, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 160- 167.

27.    Trịnh Thị Minh Liên, Lê Đăng Hà và cộng sự (2003), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (421), Tr. 89-91.

28.    Nguyễn Thị Thời Loan (2006), “Điều trị kháng Retrovirus(ARV)”, Bệnh học cơ bản STDs và HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

29.    Hoàng Thuỷ Long và cộng sự (1999), “Giám sát dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS1997-1999, Bộ Y tế 4/ 2000, Tr. 5- 11.

30.    Nguyễn Thanh Long (2004), “Dịch tễ học HIV/AIDS và các đáp ứng”, Tạp chí thông tin y dược, Bộ y tế (12), Tr. 13.

31.    Vũ Thị Năm, Phùng Đức Nhật (2010), “ Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ năm 2009.

32.    Trần Xuân Nhĩ (1996), “Tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục-Đào tạo và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống HIV/AIDS”, Hội thảo nguy cơ đại dịch AIDS với tuổi trẻ và tuổi trẻ Việt Nam phòng chống AIDS- Quỹ hỗ trợ hoạt động phòng chống AIDS (FAFA) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức Y tế và giáo dục Thiện – Nguyên (Mỹ), Hà Nội tháng 9/1996, Tr. 50.

33.    Pequegnat W, Stove E. (2002), “Dự phòng hành vi là vắc xin phòng chống AIDS ngày nay”, Bản tin HIV/AIDS Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số 139, Tr. 2- 10.

34.    Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Trà Mi (2005), “Nghiên cứu 113 trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được quản lý trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Hải Phòng”, Đặc san Hội nghị khoa học toàn ngành y tế thành phố Hải Phòng năm 2005, Công ty cổ phần Tin học và Công nghệ Hàng Hải, Tr. 60-65.

35.    Chu Văn Tiến, Chung Á và cộng sự (1999), “Đánh giá tinh hình nhiễm HIV/AIDS tại Quảng Ninh từ 1994- 1999”, Hội nghị khoa học về HIV/AIDS lần thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh 12/ 1999, Tr. 270¬277.

36.    Trần Việt Tiến, Nguyễn Văn Mùi và cộng sự ( 2003), “Một số thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có suy giảm miễn dịch mức độ nhẹ và vừa, không được điều trị bằng thuốc chống Retrovirus và kích thích miễn dịch sau 6 tháng theo dừi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội”, Tạp chí y dược học Quân sự, Học viện Quân Y

37.    Nguyễn Anh Tuấn, Roger Detels, Hoàng Thuỷ Long và cộng sự (2000), “Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV-1 trên những người tiêm chích ma tuý dưới 30 tuổi”, Kỷ yếu công trình NCKH về HIV/AIDS 1997 – 1999, Bộ Y tế (4), Tr. 3.

38.    Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển, Hoàng Thuỷ Long và cộng sự (2001), “Tiêm chích ma tuý trên những đối tượng gái mại dâm đứng đường: Hành vi nguy cơ cao gây nhiễm HIV- 1”, Tạp chí y học dự phòng, Tập XIII, số 2,3 (60) 2003, Tr. 42- 47.

39.    Lê Minh Tuấn (2008), Nghiên cứu thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội- năm 2008, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

40.    Tiểu ban giám sát HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2004), “ Khái quát tổng quan toàn cầu về dịch HIV/AIDS năm 2004”, Bản tin HIV/AIDS , số 170, 172.

41.    Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương (2011), Báo cáo công tác phòng chống HIV 6 tháng đầu năm 2012′, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012.

42.    Các bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2000 – 2011. NXB – Y học

43.    Trường Đại học Y Hà Nội ( 1995), Nhiễm HIV/AIDS- Y học cơ sở, lâm sàng và phòng chống, NXB- Y học.

44.    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Hà Nội.

45.    Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2004), Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 7.

46.    Uỷ ban các vấn đề về xã hội của QH- BYT- WHO- UNPA (2002), Hội thảo Quốc gia về chính sách phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội.

47.    WHO ( 2001), “ Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương”, Bản tin HIV/AIDS Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số 128, 131, 132.

48.    Lê Ngọc Yến, Ngô Thị Khánh (1999), “ Đánh giá một năm hoạt động của chương trình giảm tác hại trong nhóm nghiện chích ma túy tại 5 tỉnh phía Bắc”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997-1999, Bộ Y tế 4/ 2000, Tr. 158- 162.

49.    Lê Ngọc Yến (2006), Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam – CDC/ VCHAP, Hà Nội.

Leave a Comment