Thực trạng kiến thức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2021

Thực trạng kiến thức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2021

Thực trạng kiến thức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2021
Nguyễn Thị Phương Oanh, Trần Quỳnh Anh, Bùi Văn Tùng, Đặng Quang Tân, Hoàng Thị Thu Hà, Chu Thị Hường
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2021 và mô tả thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân và một số yếu tố liên quan tại địa bàn trên. Có 800 đối tượng đại diện cho hộ gia đình tham gia khảo sát bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm được sử dụng để quan sát nhà tiêu hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80,1% người dân có kiến thức đạt về nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó loại nhà tiêu hợp vệ sinh được nhiều người biết đến nhất là tự hoại (97,5%), tiếp đến là nhà tiêu thấm nối với hệ thống biogas (72,3%), nhà tiêu hai ngăn (48,3%) và nhà tiêu thấm dội nước 46,5%. Quan sát nhà tiêu hộ gia đình, hầu hết đều có nhà vệ sinh (97,6%), trong đó đa phần nhà tiêu là hợp vệ sinh (81,1%). Các yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu HVS xác định được gồm dân tộc Kinh (OR = 2,46; 95%CI = 1,61 – 3,73); kiến thức đạt về nhà tiêu hợp vệ sinh (OR = 2,76; 95%CI: 1,82 – 4,17). Các hoạt động truyền thông cần được tiếp tục thực hiện và duy trì để cải thiện kiến thức của người dân.

Môi  trường  sống  gắn  bó  hữu  cơ  với  cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động, sản xuất, sinh hoạt của con người. Vệ sinh môi trường yếu kém là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân trong cộng đồng. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước là sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng của các công trình vệ sinh ngày càng được quan tâm và cải thiện. Tuy nhiên tại một số vùng nông thôn, miền núi tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn khá thấp, như trong báo cáo của tác giả Lưu Văn Trị và cộng sự tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc Raglay ở Ninh Thuận là 14,2%,1nghiên cứu của tác giả Dương Chí Nam tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn tỉnh Hòa Bình là 28,3%.2 Hay như trong báo cáo của UNICEF tính đến năm 2017 Việt Nam có 10,15 triệu người ở nông thôn vẫn còn phóng uế bừa bãi.3 Ngoài những yếu tố tác động về kinh tế, chính sách thì việc thiếu kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh cũng là yếu tố góp phần không nhỏ đến tình trạng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, theo một báo cáo khảo sát người dân tại sáu  vùng  sinh  thái  tại  Việt  Nam  có  15,9%  số người được phỏng vấn không kể được tên một tiêu chuẩn nào của nhà tiêu hợp vệ sinh, 14,3% số người được phỏng vấn không kể được tên một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào hoặc kể không đúng một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào trong 5 loại nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhà tiêu, kiến thức, miền núi phía bắc, yếu tố liên quan

Tài liệu tham khảo
1. Lưu Văn Trị, Lê Thị Thanh Hương. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc Raglay và một số yếu tố liên quan tại huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2018; 4(28): 151-156.
2. Dương Chí Nam, Phạm Ngọc Châu, Trần Đắc Phu, Phạm Đức Minh. Thực trạng và yếu tố liên quan nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn tại tỉnh Hòa Bình năm 2014. Tạp chi Y học Việt Nam. 2019; 434(1): 249-253.
3. UNICEF. Tóm tắt chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường tại Việt Nam. 2020.
4. Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa. Kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam năm 2011-2012. Tạp chí Y học dự phòng. 2014; 7(XXIV).
5. Bộ Y tế. Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu-điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. 2011.
6. Nguyễn Đình Minh Mẫn, Thái Thị Ly Na, Nguyễn Thị Quỳnh Chi. Khảo sát kiến thức và thực hành về sử dụng hố xí tại hộ gia đình tại xã Thủy Phù, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;27(8):346-352.
7. Chu Văn Long, Trần Thị Thành, Lê Thị Huyền, Lê Thị Xuân. Khảo sát tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2013. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014: Trung tâm truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế; 2014: 181-189.
8. Trần Đỗ Hùng, Phạm Văn Tuyến. Khảo sát thực trạng hố xí hợp vệ sinh ở các hộ gia đình của xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học thực hành. 2013; 6(874): 102-105.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013. 2014.
10. Tổng cục Thống kê. Kết quả toàn bộ – Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 – 2020. 2020.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment