Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương.Thế giới có hơn 1 tỷ người khuyết tật chiếm khoảng 15% dân số. Số lượng người khuyết tật tiếp tục tăng bởi sự phát triển dân số, gia tăng các bệnh mạn tính, các vấn đề sức khỏe, môi trường, tai nạn giao thông, bạo lực, thiên tai, tiến bộ của y học trong bảo vệ và kéo dài cuộc sống…. khoảng 80% người khuyết tật sống ở các nước đang phát triển [1].
Người khuyết tật phải đối mặt với các rào cản lớn khi tiếp cận các dịch vụ: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nghề nghiệp, dịch vụ xã hội… dẫn đến khó khăn trong giao tiếp, tiếp cận và tìm kiếm thông tin, giảm khả năng tự lập và hạn chế sự tham gia … [2],[3].
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng dựa trên Tuyên bố Alma-Ata năm 1978 [4]. Chương trình được đẩy mạnh như một chiến lược để cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật ở các nước có thu nhập thấp và trung bình bằng sử dụng tối đa các nguồn lực địa phương. Khoảng 70% người khuyết tật có thể được giúp đỡ tại cộng đồng, 30% còn lại là khuyết tật nặng và đa khuyết tật, đòi hỏi phải can thiệp chuyên môn ở tuyến cao hơn [3]. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có nhiều ¬ưu điểm, hiệu quả, tiết kiệm cho xã hội, cho người khuyết tật và gia đình, tiết kiệm được nguồn lực y tế, đặc biệt phù hợp với những nước đang phát triển [5],[6]. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã thay đổi cuộc sống của người khuyết tật, thay đổi nhận thức của toàn bộ cộng đồng. Người khuyết tật được Phục hồi chức năng tại nhà, có nhiều cơ hội việc làm, được hòa nhập và trở thành một thành viên bình đẳng của cộng đồng, trẻ khuyết tật có cơ hội đi học [7],[8],[9],[10].
Cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là người trực tiếp tham gia Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tuyến cơ sở, họ cùng chung sống với người khuyết tật tại cộng đồng, thấu hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, sức khỏe của người khuyết tật [7]. Các kỹ năng, động lực, sự hiểu biết của Cộng tác viên là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên trình độ của các cộng tác viên không giống nhau, kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng cũng chưa được đánh giá đúng mức. Việc tổ chức triển khai tập huấn bổ sung kiến thức về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chưa thường xuyên và không đồng đều tại các xã.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, xác định nhu cầu phục hồi chức năng cho người tàn tật, nghiên cứu chế tạo các dụng cụ phục hồi chức năng theo kỹ thuật thích ứng tại cộng đồng, đánh giá kết quả các dự án Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng… Hải Dương là tỉnh đầu tiên của miền Bắc Việt Nam thực hiện chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nhiều nghiên cứu đã triển khai tại Hải Dương như: điều tra xác định tỷ lệ người tàn tật của toàn tỉnh, đánh giá vai trò của thành viên gia đình trong Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, … chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng cộng tác viên trong các hoạt động PHCNDVCĐ. Do đó để góp phần nghiên cứu thực trạng về năng lực của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật và đánh giá kết quả thực hiện chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương“
Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương
1. Phạm Thị Cẩm Hưng, Cao Minh Châu, Phạm Thị Nhuyên (2014). Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Nam Sách- Hải Dương. Tạp chí Y học thực hành, số 912 – 2014
2. Phạm Thị Cẩm Hưng, Đào Phương Dung (2016). Thực trạng kiến thức, thực hành của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương. Tạp chí Y học thực hành, số 6 (1014)
3. Phạm Thị Cẩm Hưng, Cao Minh Châu, Phạm Thị Nhuyên (2018). Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương. Tạp chí Y học thực hành, số 10 (1082)
MỤC LỤC Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 3
1.1.1. Người khuyết tật 3
1.1.2. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 7
1.2. CỘNG TÁC VIÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 21
1.2.1. Nhiệm vụ của Cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. 23
1.2.2. Thực trạng hoạt động của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở thế giới và Việt Nam. 26
1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ, thực hành của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 31
1.2.4. Các can thiệp đối với Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 35
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG 37
1.3.1. Giới thiệu một số đặc điểm hệ thống y tế tỉnh Hải Dương 37
1.3.2. Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng tại Hải Dương 38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 43
2.3.3. Nghiên cứu can thiệp 49
2.3.4. Phương pháp đánh giá trong nghiên cứu 55
2.4. Phân tích và xử lý số liệu 59
2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số 61
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 62
2.7. Danh mục các bảng trong nghiên cứu 63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu 66
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của Cộng tác viên về 6 nhiệm vụ của Cộng tác viên 69
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 73
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 73
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 75
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 77
3.4. Kết quả can thiệp đối với cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng về nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành 81
3.4.1. Một số đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu 81
3.4.2. Kết quả Can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 82
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 90
4.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu 90
4.1.1. Đặc điểm nhóm tuổi 90
4.1.2. Đặc điểm về giới 90
4.1.3. Thời gian làm Cộng tác viên 91
4.1.4. Lý do trở thành Cộng tác viên 91
4.1.5. Cộng tác viên đã tham gia tập huấn về PHCNDVCĐ 92
4.1.6. Các nội dung tập huấn mà Cộng tác viên đã tham gia 93
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của Cộng tác viên về nhiệm vụ của Cộng tác viên 93
4.2.1. Thực trạng về nhiệm vụ 2: Áp dụng các biện pháp can thiệp PHCN cộng đồng để PHCN cho người khuyết tật 95
4.2.2. Thực trạng về nhiệm vụ 3: Huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành 97
4.2.3. Thực trạng về nhiệm vụ 4: Tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/ các tổ chức tự lực hoạt động 98
4.2.4. Thực trạng về nhiệm vụ 5: Nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng 100
4.2.5. Thực trạng về nhiệm vụ 6: Làm kế hoạch và báo cáo đến trạm y tế 101
4.2.6. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 103
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của Cộng tác viên trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng 106
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của Cộng tác viên trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng 106
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của Cộng tác viên trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng 107
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành của Cộng tác viên trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng 108
4.3.4. Các yếu tố liên quan khác với kiến thức, thái độ và thực hành của Cộng tác viên 109
4.4. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương 110
4.4.1. Một số đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu 110
4.4.2. Hiệu quả Can thiệp về nhiệm vụ 1: Phát hiện và báo cáo tình trạng người tàn tật đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng 111
4.4.3. Hiệu quả can thiệp về nhiệm vụ 2: Áp dụng các biện pháp can thiệp PHCN cộng đồng để PHCN cho người khuyết tật 112
4.4.4. Hiệu quả can thiệp về nhiệm vụ 3: Huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành 113
4.4.5. Hiệu quả can thiệp về nhiệm vụ 4: Tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/ các tổ chức tự lực hoạt động 114
4.4.6. Hiệu quả can thiệp về nhiệm vụ 5: Nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng 115
4.4.7. Hiệu quả can thiệp về nhiệm vụ 6: Làm kế hoạch và báo cáo đến trạm y tế 116
4.4.8. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về 6 nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hải Dương 117
4.4.9. Một số điểm hạn chế về phương pháp nghiên cứu 119
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC