Thực trạng kiến thức thực hành của người nội trợ chính về an toàn thực phẩm trong gia đình

Thực trạng kiến thức thực hành của người nội trợ chính về an toàn thực phẩm trong gia đình

luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiến thức thực hành của người nội trợ chính về an toàn thực phẩm trong gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã Thanh Văn — Thanh oai — Hà nội, năm 2014.Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi quốc gia trên Thế giới. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra. Đối với các nước đang phát triển, tình trạng này lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em[1].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục an toàn thực phẩm, trong 5 năm từ năm 2006 đến hết năm 2010, cả nước có 944 vụ ngộ độc xảy ra, số người mắc là 33168 người, trong đó có 259 người chết[2]. Trong năm 2011 (tính đến ngày 31/12/2011), toàn quốc ghi nhận có 148 vụ NĐTP với 4.700 người mắc, 3.663 người đi viện và 27 người chết[3]. So với năm 2011, năm 2012 tình hình ngộ độc thực phẩm trên cả nước tăng cả về số vụ và số người chết, cụ thể có 168 vụ mắc với 5541 người mắc, 34 chết [4].
Trong thực tế,các con số này có thể cao hơn nhiều do công tác điều tra, thống kê báo cáo chưa đầy đủ.
Trước tình hình ngộ độc thực phẩm đáng báo động như vậy, thì một vấn đề được đặt ra đó là hầu hết người tiêu dùng thực phẩm thường cho rằng ngộ độc thực phẩm là do thức ăn được chế biến không đảm bảo an toàn từ các cơ sở sản xuất, hàng quán mà ít người nghĩ đến nguy cơ ngộ độc từ chính gian bếp riêng của mình [5]. Trong khi, việc chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình, cá thể chiếm tới 85,6 % [1]. Năm 2011 cả nước có 80 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại hộ gia đình chiếm 54,1% tổng số vụ ngộ độc thực phẩm [3].
Tại hộ gia đình, người nội trợ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, kiến thức – thái độ – hành vi của đối tượng này nhìn chung còn thấp, điển hình như nghiên cứu của Khuất Văn Sơn tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy tỷ lệ người nội trợ chính trong gia đình có thực hành về VSATTP không đạt chiếm 43,6%[6]. Hay theo kết quả nghiên cứu của Phạm Duy Duẩn năm 2007 có 72,4% đối tượng đạt mức kiến thức loại B, không có đối tượng đạt mức loại A; các đối tượng thiếu kiến thức cụ thể về lựa chọn thực phẩm, về thông tin trên nhãn mác thực phẩm[7]. Rõ ràng có thể thấy việc nâng cao kiến thức và thực hành của người nội trợ trong gia đình về VSATTP là rất cần thiết.
Thanh Văn là một xã nằm ở phía nam huyện Thanh Oai, Hà Nội. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Năm 2013, tuy không có vụ ngộc độc thực phẩm nào xảy ra nhưng trên toàn xã có 130 vụ tiêu chảy liên quan đến ăn uống. Chính quyền xã luôn coi công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm là một trong các công tác chủ đạo của ngành y tế địa phương. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu thực trạng kiến thức – thực hành của người dân nơi đây về VSATTP.Với mong muốn góp phần giúp chính quyền và y tế địa phương có cơ sở xây dựng chương trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức thực hành của người nội trợ chính về an toàn thực phẩm trong gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã Thanh Văn — Thanh oai — Hà nội, năm 2014” với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng kiến thức – thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phâm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khẩn (2009). Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam: Các thách thưc và triển vọng (Tổng quan). Tạp chí Y dược học Quân sự, 34, 88-93.
2. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2011). Tình hình Dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Cục An toàn thực phẩm (2012). Báo cáo tổng kết Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, Hà Nội, 13-14.
4. Bộ Y tế (2012), Cục An toàn thực phẩm, “Số vụ ngộ độc thực phẩm tháng 1 – 5/2012”, lấy từ URL: http://vfa.gov.vn/so-lieu-bao-cao/so-vu-ngo-doc-thuc-pham- thang-1-52012-197.vfa.
5. Williamson D.M, Gravani R.B và Lawless H.T (1992). Correlating food safety knowledge with home food-preparation practices,. Food Technology, 45(6), 94 – 100.
6. Khuất Văn Sơn (2006). Đánh giá kiến thức – thái độ và thực hành vệ sinh an toàn trong lựa chọn, chế biến thực phẩm tại hộ gia đình quận Càu Giấy Hà Nội năm 2006, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 42-61.
7. Phạm Duy Duẩn (2007). Kiến thức – Thái độ – Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm và các yếu ôố liên quan của người chuẩn bị bữa ăn trong gia đình tại xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 16-34.
8. Bộ Y tế (2007). An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 119.
9. Bộ Y tế (2006). Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.130-149.
10. Bộ Y tế (2002). Những văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, 5-55.
11. FAOYWHO (1984). The role of food safety in health and development. WHO, Genava, pp 66.
12. Khoa Y tế công cộng (2006). Vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Giáo trình thực hành cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 138 – 148.
13. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm (2004). Dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 359-365.
14. FAO (2006). Food safety risk analysis: A guide for national food safety authorities.
15. Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII (2009). Báo cáo Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
16. Chính phủ (2009). Báo cáo số 45/BC-CP ngày 07/04/2009 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
17. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm (2012). Sự phát triển của dinh dưỡng học. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, 8 – 31.
18. DeWaal C S và Robert N (2005). Food Safety Around the World, Washington, DC, 1 – 6.
19. WHO (2004). Food Safety in Developing Countries-Building Capacity. Weekly Epidemiological Record 18,79: 173-180.
20. WHO/SEARO (2008). “Nutrition and Food Safety in the South-East Asia Region, New Delhi,
21. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2011). Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm. Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010.
22. F. C. Pina MC, Rodrigo M, Klein G, Martinez A, (2006). Organization of rick analysis in the EU and the new EU food regulation. Dtsch Tierzarztl Wochenschr, (113(11)), 407-412.
23. Black R.E và Lanata C.F (1995). Epidepiology of diarrhoeal diseases in developing countries, Raven Press, New York. Raven Press, 13-36.
24. R. N. DeWaal C S (2005). Central and South American Region ”, Food Safety Around the World, Washington, D.C.
25. Celerina F và Sangil (1999). Street Food situation City of Manila Regional seminal on Street food Development FAO/RAF 29/9-1/10/1999, Manila.
26. Đoàn Thị Hường và Cs (2009). Đánh giá tình trạng ô nhiễm Hóa học trong một số loại rau bán ở cửa hàng rau sạch và thực phẩm khác trên địa bàn Hà Nội năm 2008. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, 5(2).
27. Trần Hoàng Giang và Cs (2011). Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm chế biến sẵn tại thành phố Thái Nguyên năm 2010. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, 7(1).
28. Trần Quang Thủy và Cs (2013). Đánh giá một só mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2012. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, 9(4).
29. Đỗ Gia Cảnh (1988). Điều tra dịch tễ học về bệnh tiêu chảy ở Việt Nam. Hội thảo các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và đường thở, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, 18-21/3/1988, 27-29.
30. Bộ Y tế (2011). Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030, 17.
31. Đỗ Thị Hòa và CS (2008). Tình hình ngộ độc thực phấm tại Lạng Sơn trong 5 năm 2002 – 2006. Tạp chí Y học thực hành, 643, 147 – 152.
32. Lục Thị Hường (2011). Tình hình Ngộ độc thực phẩm tại Cao Bằng trong 3 năm từ 2008 – 2010, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học
Y Hà Nội, 20-31.
33. Nguyễn Hoài Lê (2010). Nghiên cứu Tình hình Ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc trong 4 năm 2006 – 2009, Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học
Y Hà Nội, 32-62.
34. Hoàng Thị Điển và Nông Văn Ngọ (2005). Bước đầu đánh giá tình hình an toàn thực phấm tỉnh Tuyên Quang qua 5 năm kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng. Kỷ yếu Hội nghị khoa học an toàn thực phẩm lần thứ 3 – 2005, 57 – 59.
35. Dương Thị Thu Trang (2009), “Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân thành phố Đà Nẵng năm 2009”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Nguyễn Thanh Phong và Cs (2006). Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phấm của bốn nhóm đối tượng tại một số đô thị phía Bắc. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, 380 – 393
37. Ninh Thị Nhung, Dương Ngọc Hương và Nguyễn Xuân Thực (2012), “Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phấm của người quản lý, kinh doanh và người tiêu dùng tại thị xã Lai Châu năm 2010”, Tạp chí y học thực hành. 3(810), 5-7.
38. Đỗ Thị Hòa (2005). Thực trạng vệ sinh và KAP của nhân viên ở các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố tại quận Đống Đa – Hà Nội năm 1999 – 2000. Y học thực hành, 3(466), 7-9, 71 -75.
39. Vũ Yến Khanh (2001). Nhận thức, thái độ, thực hành của người nội trợ về VSATTP tại một phường nội thành Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 8/2001, 8 –
11.
40. Lê Minh Uy và CS (2008). Thực trạng kiến thức – thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm An Giang năm 2007. Tạp chí Y học thực hành TP. Hồ Chí Minh, 4(12),
41. Nguyễn Thị Yến và Cs (2012), : “Đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại một số tỉnh của Việt Nam năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (820).
42. Nguyễn Văn Thể và Cs (2008). Đánh giá kiến thức thực hành của người quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2008. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, 340.
43. Đinh Văn Xim (2011). Năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế tuyến cơ sở và kiến thức thái độ thực hành của người dân về phòng chống ngộ độc thực phẩm tại Nam Định năm 2010, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Thái Bình, 51-64.
44. Trịnh Thị Phương Lâm (2005). Thực trạng kiến thức thái độ thực hành của người nội trợ về VSATTP tại huyện Ba Vì – Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 17-22.
45. Học viện Quân Y – Bộ môn Dịch tễ học Quân sự (2007). Dịch tễ học (Giáo trình giảng dạy đại học), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 97-98.
46. Phạm Thị Thúy (2013). Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, 28-47.
47. Nguyễn Thị Bích San (2011). Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2010-2011, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 39-54.
48. Phạm Thị Thanh Nga (2009). Thực trạng kiến thức về ngộ độc thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng thực phẩm khi có dịch bệnh truyền qua thực phẩm của sinh viên Y2 trường Đại học Y Hà Nội năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 23-43.
49. Ngô Thị Minh Tân và Đặng Đức Nhu (2015). Nhận thức và hành vi về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sử dụng rau của người dân phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Tạp chí Y học dự phòng, XXV(1(161)), 81.
50. Phạm Thị Duyên (2013), Kiến thức-thái độ-thực hành về Ngộ độc thực phẩm của người dân tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2013 và một số yếu tố liên quan, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội, 29-45.
51. Nguyễn Thị Chinh (2006), Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn chế biến sẵn tại các chợ quận Cầu Giấy, năm 2006, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng, 43-60.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 4

MỤC LỤC 5
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm 7
1.3. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới và tại Việt Nam 9
1.4. Thực trạng kiến thức – thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người
dân 14
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức – thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm của người dân 16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu 22
2.5. Sai số và cách khắc phục sai số 22
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 23
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 24
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Kiến thức – thực hành của người nội trợ trong gia đình về VSATTP 26
3.3. Khả năng tiếp cận thông tin về V SATTP của người nội trợ 44
3.4. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức – thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm của người nội trợ trong gia đình 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1. Bàn luận về kiến thức, thực hành VSATTP của những người nội trợ chính
trong gia đình 49
4.2. Bàn luận về những yếu tố liên quan đến đến kiến thức và thực hành của
những người nội trợ chính trong gia đình 58
KẾT LUẬN 60
1. Kiến thức, thực hành VSATTP của những người nội trợ chính trong gia đình 60
2. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về VSATTP của những người
nội trợ chính trong gia đình 60
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 1 7
PHỤ LỤC 2 16
Bảng 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 24
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn 25
Bảng 3.3. Kiến thức của người nội trợ về thực phẩm an toàn 26
Bảng 3.4. Kiến thức của người nội trợ về nguyên nhân gây ô nhiễm TP 27
Bảng 3.5. Kiến thức của người nội trợ về chế biến thực phẩm an toàn 27
Bảng 3.6. Kiến thức của người nội trợ về nguyên nhân gây NĐTP 28
Bảng 3.7. Kiến thức của người nội trợ về biểu hiện của NĐTP 29
Bảng 3.8. Kiến thức về triệu chứng NĐTP của người nội trợ chính 29
Bảng 3.9. Kiến thức của người nội trợ về cách phòng chống NĐTP 30
Bảng 3.10. Thực hành của người nội trợ trong lựa chọn rau quả, thịt, cá 32
Bảng 3.11. Thực hành của người nội trợ trong lựa chọn các loại ngũ cốc 33
Bảng 3.12. Thực hành của người nội trợ trong lựa chọn thực phẩm chín 34
Bảng 3.13. Sự quan tâm của đối tượng với những thông tin nhãn mác TP 34
Bảng 3.14. Thực hành của người nội trợ chính trong rửa rau quả 35
Bảng 3.15. Thực hành vệ sinh cá nhân của người nội trợ khi chế biến TP 35
Bảng 3.16. Cách rửa tay 36
Bảng 3.17. Thực hành của người nội trợ trong sử dụng dụng cụ chế biến 37
Bảng 3.18. Nguồn nước sử dụng trong chế biến 38
Bảng 3.19. Vệ sinh nơi chế biến 40
Bảng 3.20. Thời gian sử dụng thực phẩm sau khi chế biến 41
Bảng 3.21. Thói quen sử dụng thực phẩm tái, sống của người nội trợ 42
Bảng 3.22. Thực hành của người nội trợ trong bảo quản thực phẩm 42
Bảng 3.23. Thực hành của người nội trợ trong xử lý thức ăn thừa, ôi thiu 43
Bảng 3.24. Đánh giá thực hành của người nội trợ về VSATTP 43
Bảng 3.25. Nội dung VSATTP người nội trợ muốn được nâng cao 45
Bảng 3.26. Liên quan giữa kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của
người nội trợ 46
Bảng 3.27. Liên quan giữa nghề nghiệp của người nội trợ với kiến thức về VSATTP
47
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người nội trợ với kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm 48
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành 48
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 24
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 25
Biểu đồ 3.3. Đánh giá kiến thức của người nội trợ về VSATTP 31
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người nội trợ tham gia chế biến TP khi bị nôn, sốt, tiêu chảy …. 37 Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ người nội trợ đã từng được nghe/xem/tuyên truyền kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm 44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nguồn thông tin người nội trợ tiếp cận 45

Leave a Comment