Luận văn Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Tay-chân-miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây truyền theo đường tiêu hóa do virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) gây nên [1],[2],[4]. Trong thập niên vừa qua số bệnh nhân mắc bệnh TCM tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất là ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt nam [9]. Tỷ lệ bệnh TCM do nhiễm nhóm virus nguy hiểm EV71 ngày càng tăng. Bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi [25]. Các yếu tố vệ sinh cá nhân, sinh hoạt tập thể như tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi vui chơi tập trung… là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh và có khả năng gây dịch lớn ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
Tại Việt nam, từ năm 2002 đến 2011, cả nước ghi nhận 72.472 trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 tỉnh thành, trong đó có 130 trường hợp tử vong tại 22 tỉnh, thành phố [13]. Riêng năm 2012, tính đến ngày 14/10/2012 cả nước ghi nhận 116.148 trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 tỉnh thành, 42 trường hợp tử vong [5]. Điều đáng lo ngại là dịch TCM tăng mạnh đúng vào thời điểm bắt đầu năm học mới, các trường học dễ trở thành điểm nóng về nguy cơ bùng phát dịch.
Tỉnh Hải Dương có dân số hơn 1.719.000 người [52]. Từ năm 2008 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những bệnh nhân mắc TCM đầu tiên. Năm 2011 toàn tỉnh có 551 trường hợp mắc bệnh TCM và năm 2012 tại Hải Dương dịch TCM lại bùng phát nhanh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2012 số bệnh nhân mắc bệnh TCM đã tăng lên gấp 2 lần so với số bệnh nhân mắc cả năm 2011. Trong tổng số 12 huyện thị của Hải Dương, huyện Gia Lộc trong những năm gần đây là địa phương có số trường hợp mắc tay chân miệng cao và có chiều hướng gia tăng. Năm 2008 toàn tỉnh Hải Dương có 7 trường hợp mắc bệnh
TCM trong đó có 1 trường hợp ở huyện Gia Lộc. Năm 2011 toàn tỉnh Hải Dương có 551 trường hợp mắc TCM thì huyện Gia Lộc có 51 trường hợp. Tính đến tháng 9/2012 tỉnh Hải Dương có tổng số 3120 trường hợp mắc TCM thì huyện Gia Lộc đóng góp 374 trường hợp và chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn tỉnh. Đặc biệt xã Gia Xuyên là xã có ca mắc TCM cao nhất trong toàn huyện Gia Lộc. Tính đến tháng 9 năm 2012 tại xã đã có 64 trường hợp mắc TCM [48].
Thực tế triển khai chương trình Phòng chống bệnh TCM tại tỉnh Hải Dương, chúng tôi nhận thấy rằng việc đánh giá thực trạng hiểu biết về bệnh TCM và kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn vùng dịch tỉnh Hải Dương là việc làm cần thiết giúp tăng cường hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe và can thiệp vệ sinh tại cộng đồng, tạo cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh TCM tại địa phương. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” từ tháng 1-12/2013 với 2 mục tiêu:
1.Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh Tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương năm 2013.
2.Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh Tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.Phạm Đăng Bảng (2011), Bệnh Tay chân miệng và cách phòng ngừa
2.Trần Đình Bình (2011), Bộ môn Vi sinh vật Y học, Trường Đại học Y- Dược Huế, Bệnh tay-chân-miệng.
3.Bộ Lao động thương binh và xã hội (2012), Quyết định số 21/2012- BLĐTBXH về việc ban hành “Thông tư Hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm”.
4.Bộ môn vi sinh,Trường đại học Y Dược Huế (2012), Giáo trình Vi sinh vật Y học.
5.Bộ Y tế (2102), Báo cáo sơ kết công tác y tế 9 tháng đầu năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013.
6.Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2013.
7.Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn: Chẩn đoán, điều trị bệnh Tay – chân – miệng (Ban hành kèm theo Quyết định số 2254-QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
8.Bộ Y tế, Khuyến cáo của Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh tay – chân – miệng.
9.Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1742/QĐ-BYT ngày 19/05/2008 Về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng.”
10.Bộ Y tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 Về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng.”
11.Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/03/2012 “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng.”
12.Bộ Y tế, Cục quản lý môi trường y tế (2011). Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông rửa tay với xà phòng.
13.Công điện số 1439/CĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tay chân miệng.
14.Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế (2011). Báo cáo dịch bệnh ngày 26/7/2011.
15.Cục Y tế Dự phòng (2012). Báo cáo tổng hợp tình hình dịch bệnh trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 và các biện pháp đã triển khai. 21-29/01/2012.
16.Cục y tế Dự phòng (2008), Báo cáo tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên toàn quốc năm 2008.
17.Cục Y tế Dự phòng (2012), Công điện số 192/CĐ-DP, ngày 24/2/2012, về việc tăng cường phòng, chống dịch tay chân miệng.
18.Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Quỹ Unilever Việt Nam (2008). Tài liệu hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng.
19.Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Quỹ Unilever Việt Nam (2008). Tài liệu tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh môi trường tại cộng đồng.
20.Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Kiến thức, thực hành rửa tay xà phòng của người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại Đại yên, Chương Mỹ, Hà Nội năm 2010. Luận văn thạc sỹ Y tế Công Cộng – Đại học Y tế Công Cộng.
21.Đoàn Thị Ngọc Điệp, Bạch Văn Cam, Trương Hữu Khanh và CS (2008), “ Nhận xét đặc điểm bệnh nhi TCM tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I- TP Hồ Chí Minh”Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(1), tr 17-21.
22.Chế Thanh Đoan, Trần Thị Việt, Đỗ Châu Việt, Trần Thị Thúy (2008) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Immunoglobulin trên bệnh nhân tay chân miệng tại nặng tại khoa nhiễm bệnh viên Nhi đồng 2, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 12 (4/2008);24-30.
23.Nguyễn Thành Đông – Viện Pasteur Nha Trang, Hà Văn Như – Trường Đại học Y tế Công cộng, Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh Tay – chân – miệng, Tập san Y học Thực hành (798)- Số 12/2011.
24.Nguyễn Lê Đa Hà, Phạm Thị Tâm (2012), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tay chân miệng ở bệnh nhi nhập viện điều trị tại viện Nhi Đồng Nai 2011, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập số, tr 139-145.
25.Đinh Sỹ Hiền (2006) “ Enterovirus 71, nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh TCM”, Tập san YTDP Viện Pasteur Nha Trang
26.Lê Thị Họa (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tử vong tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2012, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Đại học y Hà Nội
27.Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2012), Văn kiện Dự án Thông qua Lời kêu gọi khẩn cấp về TCM qua nguồn Hiệp hội CTĐ TLLĐ Quốc tế năm 2012
28.ĐỖ Mạnh Hùng (2010), Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bệnh TCM tại khu vực miền Trung năm 2008 – 2009, Tập san YTDP Viện Pasteur Nha Trang.
29.Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013), Khảo sát về kiến thức chăm sóc bệnh nhi Tay chân miệng của các bà mẹ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Tập san Y học Thực hành (873) – Số 6/2013.
30.Trần Ngọc Hữu (2012), Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam Việt Nam giai đoạn 2005-2011, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 16 (3-2012) 20-25.
31.Trương Hữu Khanh (2006), “Bệnh tay chân miệng”, Tập san YTDP Pasteur Nha Trang. 13, tr. 38.
32.Ngô Thị Hiếu Minh (2010), Nghiên cứu dặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tay chân miệng, Luận văn thạc sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
33.Phan Thị Tuyết Nga (2012), Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan tới bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đăk Lăk, năm 2011. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng. Đại học y tế Công cộng.
34.Cao Thị Thúy Ngân (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại phường Trung liệt quận Đống Đa Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y tế Công Cộng – Đại học Y tế Công Cộng.
35.Trương Thị Triết Ngự, Đoàn Thị Ngọc Điệp, Trương Hữu Khanh và cộng sự (2009), “Đặc điểm bệnh Tay Chân Miệng tại bệnh viện Nhi Đồng 1, năm 2007″. Y học TP. Hồ Chí Minh,13 (1), tr 219-223.
36.Ngô Thị Nhung (2013), Mô tả Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại phường Việt Hòa- thành phố Hải Dương năm 2013, Luận văn chuyên khoa I, Trường đại học y tế Công cộng.
37.Vũ Trọng Phòng (2013), Thực trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ em và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 10 tuổi tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y Thái Bình.
38.Nguyễn Cảnh Phú (2012), Đại học Y Vinh. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh tay chân miệng trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ về chăm sóc và phòng bệnh tại Nghệ An.
39.Đặng Thị Thúy Phương (2011). Khảo sát kiến thức, hành vi của các bà mẹ về bệnh Tay chân miệng tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2009 – 2010.
40.Nguyễn Thị Hiền Thanh, Đào Thị Hải Anh, Lê Thị Quỳnh Mai (2010) Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (semi-nested PCR/Sequencing) xác định các typs vi rút đường ruột gây bệnh tay chân miệng ở người năm 2009-2010 từ các mẫu lâm sàng, Y học dự phòng tập 21 số 3(121).
41.Nguyễn Thị Hiền Thanh, Trần Thị Nguyễn Hòa, Vũ Hồng Nga, Đào Thị Hải Anh (2009) Bệnh tay chân miệng ở người năm 2008 do virus đường ruột typs 71 và virus Coxsackie A 16, Y học dự phòng tập 20 số 6 (114).
42.Nguyễn Thị Kim Thoa (2011), Bệnh tay – chân – miệng, bệnh lý cần quan tâm ở trẻ em, 2011, TP HCM, 53.
43.Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011). Đặc điểm dịch tễ học-vi sinh học bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, 2008-2010, Tập san Y học Thực hành (767)- Số 6/2011.
44.Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Hải Dương 2011.
45.Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Kon Tum(2012), Kết quả tìm hiểu kiến thức của người dân về bệnh tay chân miệng tại tỉnh Kon Tum năm 2012. Hội nghị khoa học công nghệ ngành y tế Kon Tum.
46.Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hải Dương (2012), Báo cáo kết quả phòng chống dịch.
47.Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Văn Yên, Khương Văn Duy (2010). Nghiên cứu kiến thức về rửa tay với xà phòng của những người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Gia Sơn, Ninh Bình, năm 2010 – Tâp san Y học thực hành (759) – Số 4/2011.
48.Phan Văn Tú (2009), Bệnh Tay – chân – miệng, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
49.Vũ Phong Túc (trường Đại học Y Thái Bình), Nguyễn Thị Liễu (Sở y tế Sơn La). Nhận thức và hành vi rửa tay bằng xà phòng của của người dân tại 2 xã/phường tỉnh Sơn La năm 2011 – Tâp san Y học thực hành (866) – Số 4/2013.
50.Viện chiến lược và chính sách y tế (2012), Báo cáo kết quả nghiên cứu ‘Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh TCM tại một số địa phương.
51.Viện Paster thành phố Hồ Chí Minh (2011), Bệnh tay-chân-miệng năm 2011 tại khu vực phía Nam. Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng Ngày 15 tháng 8 năm 2011, TP Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
52.Kwo Tong Chen, Hsiao Ling Chang et al. (2007) Epidemiologic features of Hand – Foot – Muoth Disease and Herpagina caused by Entrovirns 71 in Taiwan, 1998-2005 Pediatrics, Vol.120.
53.Yang C, Deng C, Wan J, et al (2011), Neutralizing antibody response in the patients with Hand foot and mouth disease enterovirus 71 and its clinical implication, Virol J , Vol 16(8) 306.
54.Deng, T., Y. Huang, et al. (2013). “Spatial-temporal clusters and risk factors of hand, foot, and mouth disease at the district level in Guangdong Province, China.” PLoS One 8(2): e56943.
55.Fan, X., J. Jiang, et al. (2013). “Detection of human enterovirus 71 and Coxsackievirus A16 in an outbreak of hand, foot, and mouth disease in Henan Province, China in 2009.” Virus Genes 46(1): 1-9.
56.Feng Ruan, MM, Tao Yang, Risk factors for Hand, Foot and Mouth disease and Herpangina and the preventive Effect of Hand – Washing, Pediatrics Vol 127, No.4, April 2011.
57.Yang F, Du J, Hu Y, Wang X, Xue Y, Dong J, et al. (2011). Enterovirus Coinfection During an Outbreak of Hand, Foot, and Mouth Disease in Shandong, China. Clin Infect Dis. 2011 Jul 22.
58.Yang F, Zhang T, Hu Y, et al (2011), Survey of enterovirus infections from Hand foot and mouth disease outbreak in China 2009, Virol J, Vol 6(8) 508.