thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015
thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015.Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20 [5].
WHO ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng [36].
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của WHO VÀ UNICEF với vắc xin phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6loại vắc xin [10]. Cùng với việc nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh trong diện tiêm phòng cũng đã giảm xuống hàng năm. Đặc biệt, bệnh bại liệt đã giảm từ 559 trường hợp (năm 1992) xuống không còn trường hợp nào (1998). Bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ từ năm 1995 trên quy mô tỉnh với tỷ lệ mắc dưới 1/1000 trẻ đẻ sống. Bệnh bạch hầu không còn là vấn đề của y tế công cộng nữa. Từ năm 1987 đến năm 1999 bệnh sởi đã giảm 39% [7]. Do đó, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là một trong những chương trình y tế ưu tiên thành công nhất của Việt Nam. Qua các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tăng đáng kể như 99,27% tại huyện Châu Thành, tỉnh Hà Giang [9]; 92,1% tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [13]; 88,7% tại tỉnh Sơn La [8].
Mặc dù thành quả và lợi ích của tiêm chủng đem lại là rất lớn nhưng thực tế luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và tồn tại như tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và2 đúng thời gian quy định ở một số huyện miền núi còn thấp như ở ở Hà Giang tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 48%, Kon Tum đạt tỷ lệ 67,2% [34]. Tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em vùng núi cao hơn so với tỷ lệ chung quốc gia như 3 vụ dịch sởi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Thái nguyên với tổng số cac mắc là 1.9100 ca [12]. Bên cạnh đó những năm gần đây niềm tin của người dân về an toàn tiêm chủng khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng trong những năm qua đã dẫn đến sụt giảm tỉ lệ tiêm chủng đáng kể như trường hợp đã tiêm liều thứ nhất nhưng bỏ tiêm ở các liều sau từ 94% xuống còn 74% đối với vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván và từ 91% xuống còn 56% đối với vắc xin Viêm gan B [6]. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi như trong nghiên cứu của Trương Văn Dũng (2010) bà mẹ hiểu biết về tiêm chủng đầy đủ ở mức độ ít chiếm đến 81%, Nguyễn Phúc Duy (2011) số mẹ bà biết đúng số lần tiêm và biết đúng lịch tiêm chủng chỉ chiếm 24,7% và 28,4% [13].
Móng Cái là thành phố biên giới phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.Với đặc thù đa dạng vùng miền nên công tác tiêm chủng mở rộng tại Móng Cái vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiêm chủng năm 2013 cho trẻ dưới 1 tuổi chỉ đạt 80%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tiêm chủng của toàn quốc (trên 90%). Đặc biệt theo báo cáo tỷ lệ tiêm chủng theo khu vực tại địa phương cho thấy các khu kinh tế phát triển có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ít hơn khu vực hải đảo nông thôn [24]. Vậy câu hỏi đặt ra là thực tế tỷ kiến thức và thực hành của bà mẹ về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào? Các yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ?. Từ những thực tế trên tôi quyết định thực hiện đề tài “thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015“3
MỤC TIÊU
1. Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU …………………………………………………………………………………………………. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………….. 4
1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………………………….. 4
1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới…………………………………………………… 4
1.3. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam …………………………………………………. 9
1.4. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………. 24
KHUNG LÝ THUYẾT……………………………………………………………………………….. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 27
2.4. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………. 27
2.5. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………………… 28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………… 29
2.7. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………………………… 30
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá………………………………………. 31
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………. 32
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………… 33
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ………………………. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 52
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….. 62
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………… 64
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………. 68iii
Phụ lục 1: Khung lấy mẫu và chọn cụm điều tra độ bao phủ tiêm chủng ……….. 68
Phụ lục 2: Biểu mẫu thu thập thông tin tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi………….. 69
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn ………………………………………………………………. 71
Phụ lục 4: Lý do tiêm chủng tiêm chủng không đầy đủ và đúng lịch ……………. 78
Phụ lục 5: Bảng chấm điểm câu hỏi kiến thức…………………………………………….. 80
Phụ lục 6: Sơ đồ hệ thống Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam ……………………….. 82
Phụ lục 7: Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………….. 8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ xã, huyện, tỉnh triển khai Chương trình TCMR năm 1981-1984… 10
Bảng 1.2: Kết quả tiêm chủng từng loại vắc xin năm 1989-1990 cho trẻ < 1 tuổi.. 11
Bảng 1.3: Tỷ lệ triển khai xoá xã trắng về dịch vụ TCMR……………………………….. 11
Bảng 1.4: Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các khu vực trong cả nước năm
1991 – 1995 ……………………………………………………………………………………………….. 12
Bảng 1.5: Tỷ lệ tỉnh đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên 90% từ
năm 1995 – 2010 ………………………………………………………………………………………… 12
Bảng 1.6: Tỷ lệ huyện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên 90% …. 13
Bảng 1.7: Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình TCMR Việt Nam……… 15
Bảng 1.8: Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân……………………….20
Bảng 1.9: Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí………………………………..20
Bảng 1.10: Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỉlệ22
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của bà mẹ và giới tính của trẻ …………………………………….. 35
Bảng 3.2: Phân bố số con của bà mẹ và số thứ tự của trẻ trong nghiên cứu ……….. 35
Bảng 3.3: Phân bố bà mẹ theo nơi sinh sống và điều kiện kinh tế gia đình ………… 36
Bảng 3.4: Phân bố bà mẹ theo trình độ học vấn và nghề nghiệp……………………….. 36
Bảng 3.5: Kiến thức về các bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm chủng …………………. 37
Bảng 3.6: Kiến thức về dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng …………………………… 38
Bảng 3.7: Kiến thức về những trường hợp trẻ bệnh nhưng vẫn có thể đưa đi TC… 38
Bảng 3.8: Kiến thức về ngày TC, tần suất buổi TC, địa điểm TC……………………… 39
Bảng 3.9: Kiến thức về tác dụng sổ tiêm chủng ……………………………………………… 39
Bảng 3.10: Kiến thức về TCĐĐ và tác hại của tiêm chủng không đầy đủ………….. 41
Bảng 3.11: Kiến thức tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi……………………………. 42
Bảng 3.12: Lý do tiêm chủng không đầy đủ…………………………………………………… 43
Bảng 3.13: Nguồn thông tin mà bà mẹ nhận được ………………………………………….. 44
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến kiến thức
TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi……………………………………………………………………………. 45vi
Bảng 3.15: Mô hình hồi quy logistic một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến kiến thức
TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi……………………………………………………………………………. 47
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến thực hành
TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi……………………………………………………………………………. 48
Bảng 3.17: Mô hình hồi quy logistic một số yếu tố cá nhân của bà mẹ đến thực hành
TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi……………………………………………………………………………. 5