THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Đào Văn Thắng1, Trương Thị Thùy Dương1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên toàn bộ người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên. Thu thập thông tin bằng sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Sử dụng bảng kiểm quan sát thao tác thực hành của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Trong số các chất phụ gia được kể đến chỉ có 27,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng hàn the không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm; 51,5% cho rằng là phẩm màu; 55,0% trả lời formol; 20,3% trả lời các chất khác (nitrit, nitrat, oestradiol,…). Một số thực hành ATTP của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ không cao: Có rửa tay sạch trước khi chế biến 62,4%, nước đá được lưu giữ riêng 64,4%, thực phẩm được để trong tủ kính 69,8%, chất thải được chứa trong thùng rác có nắp đậy 61,9%. Đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung tốt về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (85,6% và 83,7%). Bên cạnh đó còn tỷ lệ một số đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung chưa tốt (14,4% và 16,3%).
Thức ăn đường phố là những thực phẩm được dùng để chế biến ăn, uống ngay trong thực thế được thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố hoặc ở những nơi tương tự [1]. Thức ăn đường phố rất tiện lợi đối với người tiêu dùng, đặc biệt đốivới những người bận rộn, không có thời gian cho việc nội chợ, là nguồn thức ăn đa dạng, rẻ tiền, thích hợp cho quảng đại quần chúng. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh (2016), có tới 95,5% người dân đang sử dụng thức ăn đường phố trong đó 51,0% dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82,0% dùng làm bữa ăn sáng[5].Bên cạnh những tiện lợi của thức ăn đường phố cũng xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn, gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Nguyên nhân là do người chếbiến, kinh doanh thực phẩmthiếu kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm, thiếu hạ tầng cơ sở và các điều kiện vệ sinh môi trường, bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng, không đảm bảo vệ sinh là yếu tố nguy cơ liên quan thực hành mất an toàn thực phẩm thức ăn đường phố. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của tác giả Trương Thị Thùy Dương và Lẻo Tiến Công (2019) tại 3 huyện của tỉnh Hà Giang cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung ATTP tốt là 65,9%, tỷ lệ có kiến thức không tốt là 34,1%, thực hành chung tốt về ATTP là 73,8%, thực hành chung không tốt có tỷ lệ 26,2% [2].Hiện nay, nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố Thái Nguyên còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào vềvấn đề này tại phường Tân Thịnh. Bởi vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021” với mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn thực phẩm, thức ăn đường phố, người kinh doanh, chế biến, kiến thức, thực hành, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 , Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
2. Trương Thị Thùy Dương, Lẻo Tiến Công (2019), “Kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố ở một số huyện tại tỉnh Hà Giang năm 2019”, Tạp chí y học dự phòng, tập 30, số 2, tr. 121-128
3. Trần Minh Hoàng (2014), Kiến thức thực hành của người kinh doanh thức ăn đường phố trên thị xã bến Cát – Bình Dương năm 2014, Hội nghị khoa học ATTP lần thứ VII – 2016, tạp chí DD&TP 12, số 6 (1), tr. 133 – 140.
4. Âu Văn Phương, Nguyễn Thị Hiệp (2013), “Kiến thức, thái độ và thực hành về VSATTP của người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố tại phường An Thạnh, thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2013”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18 phụ bản số 6/2014, tr. 41-50.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com