THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI HAI CHỢ ĐẦU MỐI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI HAI CHỢ ĐẦU MỐI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI HAI CHỢ ĐẦU MỐI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Lã Thanh Huyền1, Trương Thị Thùy Dương1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thực phẩm tươi sống là một trong những nguồn thực phẩm được tiêu thụ nhiều hàng ngày của hầu hết người dân tại cộng đồng. Tuy nhiên các đối tượng kinh doanh loại thực phẩm này ngày càng gia tăng khiến việc kiểm soát còn nhiều khó khăn. Kiến thức, thực hành của người dân còn nhiều hạn chế do vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại 2 chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên toàn bộ người kinh doanh kinh doanh thực phẩm tươi sống tại hai chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt khá cao 75,9% và 24,1% có kiến thức chung không đạt; trong đó: 80,5% người kinh doanh thịt có kiến thức đạt và 19,5% kiến thức không đạt; 46,4% người kinh doanh thủy sản có kiến thức đạt và 53,6% kiến thức không đạt; 90,7% người kinh doanh rau củ có kiến thức đạt và 9,3% kiến thức không đạt. Tuy nhiên, số đối tượng nghiên cứu có thực hành chung đạt chỉ chiếm 50,9% và có tới 49,1% thực hành chung không đạt; trong đó: 46,3% người kinh doanh thịt có thực hành đạt và 53,7% thực hành không đạt; 21,4% người kinh doanh thủy sản có thực hành đạt; 78,6% thực hành không đạt, 74,4% người kinh doanh rau củ có thực hành đạt và 25,6% thực hành không đạt.

Thực  phẩm  tươi  sống  là  những  loại  thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. Đây là loại thực phẩm được tiêu thụ chính do tính đa dạng về chủng loại, cách chế biến, phù hợp với nhiều đối tượng Tuy nhiên, thực phẩm tươi sống có nhiều nguy cơ ô nhiễm cao do các nguyên nhân như đa số những người  kinh doanh  thiếu  kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng  chưa  kiểm  soát  hết  được  các  đối  tượng buôn  bán  thực  phẩm  tươi  sống,  địa  điểm  bày bán chưa đảm bảo vệ sinh [4], [7]. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) không chỉ làm giảm thiểu bệnh tật mà còn tăng cường sự phát triển và giao lưu quốc tế trong thời kỳ hội nhập[9].Tại Việt Nam, một số địa phương đã triển khai khá tốt việc quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ đầu mối như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng bước đầu có mô hình xét nghiệm ATTP  lưu  động  bằng  test  nhanh  và  xe  chuyên dùng  tại  các  chợ  đầu  mối.  Tuy  nhiên  việc  quy hoạch các chợ đầu mối ở nhiều địa phương chưa được quan tâm, chưa rõ đầu mối chịu trách nhiệm về ATTP tại chợ, việc kiểm soát xuất xứ hàng hóa trong chợ đầu mối còn khó khăn [3].  Ở nước ta, những năm gần đây ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, có những vụ nghiêm trọng làm hàng trăm người mắc trong các bữa ăn, cỗ bàn, liên hoan tiệc cưới, lễ hội…Trong năm 2011, toàn quốc ghi nhận có 148 vụ NĐTP với 4.700 người mắc, 3.663 người đi viện và 27 người chết. Thực phẩm ô nhiễm gây ra các vụ ngộ độc trong năm 2011 là thực phẩm hỗn hợp với 78 vụ (chiếm 52,7%), tiếp đến là thủy sản và thịt với tỷ lệ  lần  lượt  là  11,5%  và  10,8%[3].Theosố liệucủa  Tổng  cụcThống  kê,năm  2019cả  nước xảy ra 65 vụngộ độc thực phẩm, làm 1.765 người bịngộ độc, trong đó 9 người tử vong [7].Cả nước hiện có 157 chợ đầu mối nông lâm thủy sản. Trong đó có 77 chợ nông sản đa ngành bán chủ yếu các mặt hàng rau quả, thủy sản và thịt. Hàng hóa ở các chợ được bày bán một cách lộn xộn, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với những đồ ăn chín, thậm chí có những hộ kinh doanh đa ngành bán cả phân bón, thuốc trừ sâu và thịt…do đó vấn đề về ô nhiễm thực phẩm và đặc biệt là thực phẩm tươi sống tại chợ đang là một vấn đề đáng báo động[3].Theo kết quả nghiên cứu gần đây của tác giả Phùng Thế Tài và CS (2019)ở người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Bắc Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho thấy:Người kinh doanh thực phẩm tươi sống có kiến thức đạt về ATTP  chiếm  tỷ  lệ  khá  cao  (80,0%),  tuy  nhiên thực  hành  chung  đạt  về  ATTPlạichiếm  tỷ  lệ tương đối thấp (48,8%) [6].Hiện tại nghiên cứu về kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm tươi sống của người kinh doanh thực phẩm tươi sống còn hạn chế đặc biệt tại các chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên. Bởi vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại hai chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên năm 2021” với  mục  tiêu: Đánh  giá  kiến  thức,  thực hành  về  an  toàn  thực  phẩm  của  người  kinh doanh thực phẩm tươi sống tại hai chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên năm 2021.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn thực phẩm, thực phẩm tươi sống, người kinh doanh thực phẩm tươi sống, kiến thức, thực hành, chợ đầu mối, thành phố Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT Về việc ban hành “Quy định điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”, Hà Nội. 
2. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT Về việc ban hành “Quy định điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”, Hà Nội. 
3. Chính phủ (2017), Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Hà Nội. 
4. Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh: “Chương dẫn nhập quản lý ATTP nông sản: Công cụ, hiện trạng và thách thức”. 
5. Lê Đức Sang, Nguyễn Thanh Hà (2014), Thực hành tuân thủ một số quy định về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh năm 2013, Kỷ yếu công trình khoa học 2014 trường Đại học Thăng Long, tr. 207 – 213. 
6. Phùng Thế Tài, Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang (2019): “Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Bắc Quang.”, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Tạp chí Y học cộng đồng, tháng 5 + 6 năm 2019, ISSN 2354 – 0614, số 3 (50), tr. 123 – 129. 
7. Tổng cục thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2018. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment