Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Luận văn thạc sỹ điều dưỡng Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả [2]. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện [2], [3]. Tỷ lệ NKVM có sự khác biệt trên toàn cầu, tại các nước phát triển, tỷ lệ người bệnh (NB) được phẫu thuật mắc NKVM dao động từ 0,9% – 2,1%, ở các nước có thu nhập trung bình thấp là 6,1%, còn ở Đông Nam Á và Singapore là 7,8% [20]. Tại Việt Nam, NKVM xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng 2 triệu NB được phẫu thuật hàng năm [2] .
Nguyên nhân gây NKVM là do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng, trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là phổ biến nhất [2], [3]. NKVM để lại hậu quả nặng nề cho NB như kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 9,7 ngày, với chi phí phát sinh do NKVM là 20,842 USD. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày [2]. Tại Việt Nam, nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương cho thấy NKVMlàm kéo dài thời gian nằm viện, tăng tổng chi phí điều trị do kháng sinh trung bình ca bệnh là 2,3 triệu đồng. Riêng tại bệnh viện trung ương quân đội 108, số ngày nằm viện trung bình của nhóm người bệnh NKVM nhiều hơn của nhóm NB không bị NKVM là 6,8 ± 0,5 ngày. Chi phí điều trị bằng kháng sinh tăng gấp 14,8 lần ở nhóm người bệnh có NKVM [17].
Kiểm soát tốt NKVM làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, qua đó cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở một bệnh viện. Đã có các biện pháp được xác định là có hiệu quả trong phòng ngừa NKVM như tắm bằng xà phòng, loại bỏ lông, chuẩn bị vùng rạch ra, vệ sinh tay thường quy, tuân thủ chặt chẽ quy trình khi chăm sóc vết mổ…… Nếu triển khai đồng bộ và nghiêm ngặt có thể làm giảm2 40% – 60% NKVM, giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện, đồng thời hạn chế sự xuất hiện các chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh [2], [20], [23], [42].
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa NKVM là trách nhiệm của tất cả nhân viên y tế. Có một số biện pháp được xác định là có hiệu quả trong phòng ngừa NKVM lại là công việc, nhiệm vụ của điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên (ĐDV) là người trực tiếp chăm sóc NB trước và sau phẫu thuật. Nếu không có kiến thức, thực hành đạt sẽ làm tăng tỷ lệ NKVM. Các nghiên cứu tại Việt Nam năm 2017 và năm 2018 đã chỉ ra rằng kiến thức, thực hành của ĐDV vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phòng ngừa NKVM. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hằng Nguyệt Vân tại bệnh viện 19.8, tỷ lệ đạt trên trung bình về kiến thức của ĐDV là 27,4% và thực hành đạt là 74,2% [19]. Tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại của bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về phòng ngừa NKVM là 51% [6]. Còn theo nghiên cứu của Phạm Văn Dương tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là 71,8% điều dưỡng có kiến thức đạt và thực hành đạt là 64,8% [5].
Trong năm 2018, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định đã khám bệnh cho 258.186 lượt người, điều trị nội trú cho 35.677 lượt người. Trong số người bệnh điều trị nội trú có 9.959 người bệnh chữa bệnh có phẫu thuật. Vì vậy cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định và quy trình phòng ngừa NKVM nhằm giảm tỷ lệ mắc NKVM. Hàng năm bệnh viện vẫn thường xuyên mở các lớp đào tạo/tập huấn về phòng ngừa NKVM cho lần lượt các ĐDV, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành về phòng ngừa NKVM của ĐDV. Từ các lý do ở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định” góp phần làm giảm hơn nữa tình trạng NKVM ở người bệnh chữa bệnh có phẫu thuật.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………… ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ………………………………………………………………….. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………… 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 4
1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn vết mổ………………………………………………………. 4
1.2. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………….. 10
1.3. Kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ …………………….. 16
1.4. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………… 21
1.5. Một số thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu ……………………………………. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………… 23
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………. 23
2.5. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………. 24
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………. 24
2.7. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 25
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chí đánh giá ………………………………………….. 27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………….. 29
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………….. 29
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ……………… 29Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….31
3.2. Kết quả khảo sát kiến thức, thực hành về phòng ngừa NKVM của điều dưỡng
viên ……………………………………………………………………………………………………. 34
3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc phòng ngừa NKVM …………. 39
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 43
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….43
4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa NKVM của ĐDV …………. 44
4.3. Một số yếu tố liên quan tới thực hành phòng ngừa NKVM ……………………. 51
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 56
1. Kiến thức và thực hành về chăm sóc phòng ngừa NKVM của ĐDV ………….. 56
2. Một số yếu tố liên quan tới thực hành chăm sóc phòng ngừa NKVM …………. 56
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu điều tra kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều
dưỡng viên
Phụ lục 3: Bảng kiểm đánh giá thực hiện hướng dẫn rửa tay thường quy
Phụ lục 4: Bảng kiểm đánh giá thực hiện hướng dẫn vệ sinh tay bằng dung dịch
chứa cồn
Phụ lục 5: Bảng kiểm đánh giá thực hiện hướng dẫn thay băng vết mổ
Phụ lục 6: Danh sách đối tượng nghiên cứ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật ……………. 15
Bảng 1.2. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ …………………………… 15
Bảng 2.1. Nhóm biến số mô tả kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ……. 25
Bảng 2.2. Nhóm biến số mô tả thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…… 26
Bảng 2.3. Các biến số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ …………………………………………………………………………………….. 26
Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều
dưỡng viên ……………………………………………………………………………….. 28
Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá tuân thủ thực hành vệ sinh tay thường quy ……….. 28
Bảng 2.6. Thang điểm đánh giá tuân thủ thực hành thay băng vô khuẩn ……………. 28
Bảng 2. 7. Thang điểm đánh giá tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết
mổ ………………………………………………………………………………………….. 28
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi ………………………………………………………………………….. 31
Bảng 3.2. Phân bố về khoa phòng đang công tác …………………………………………… 32
Bảng 3.3. Phân bố về thâm niên công tác ……………………………………………………… 32
Bảng 3.4. Kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trước phẫu thuật … 34
Bảng 3.5. Kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật …… 35
Bảng 3.6. Điểm trung bình kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ………… 36
Bảng 3.7. Xếp loại kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ……………………. 36
Bảng 3.8. Mức độ tuân thủ thực hành các bước vệ sinh tay thường quy …………….. 37
Bảng 3.9. Mức độ tuân thủ thực hành các bước thay băng vết mổ…………………….. 38
Bảng 3.10. Mức độ tuân thủ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ………….. 39
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa tuổi với mức độ thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ …………………………………………………………………………………….. 39vi
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa giới tính với mức độ thực hành phòng ngừa nhiễm
khuẩn vết mổ ……………………………………………………………………………. 40
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với mức độ thực hành phòng
ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………………. 40
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với mức độ thực hành phòng
ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………………. 41
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa thâm niên trong ngoại khoa với mức độ thực hành
phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ……………………………………………….. 41
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa được đào tạo/tập huấn với mức độ thực hành phòng
ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………………. 41
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ thực hành phòng ngừa nhiễm
khuẩn vết mổ………………………………………………………………………….. 42vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ……………………………………………….. 4
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………………. 21
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới ………………………………………………………………………. 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố về trình độ chuyên môn ……………………………………………….. 32
Biểu đồ 3.3. Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh trong một ngày ………………… 33
Biểu đồ 3.4. Điều dưỡng viên được đào tạo/tập huấn về phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ …………………………………………………………………………………… 33
Biểu đồ 3.5. Mức độ cần thiết trong đào tạo/tập huấn kiến thức về chăm sóc phòng
ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………………. 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com