Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng và người tiêu dùng rau, quả về hóa chất BVTV tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Luận văn Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng và người tiêu dùng rau, quả về hóa chất BVTV tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Rau, quả là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Rau quả cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần hoạt tính sinh học không thể thiếu như carotenoids, phức chất polyphenol, các chất chứa bioflavonoid, các vitamin, xenluloza, các khoáng chất cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan, giúp hấp thu dễ dàng các chất cần thiết cho sự phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, góp phần làm giảm các yếu tố nguycơ đối với các bệnh tim mạch và phòng ngừa ung thư.
Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau, quả là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu thâm canh và BVTV rất cao, hóa chất hóa học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với cây lúa nên mức sử dụng các HCBVTV ngày càng gia tăng [36]. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều HCBVTV để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận mà chưa có những hiểu biết cần thiết về cách sử dụng an toàn. Bên cạnh những ưu điểm mang lại từ việc sử dụng HCBVTV thì còn có những nhược điểm không thể phủ nhận và nếu chúng ta không kiểm soát được có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật với nồng độ quá mức cho phép trong rau quả là tác nhân thường gặp của một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn còn có thế gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt.
Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tại hội nghị về công tác VSATTP trong ngành nông nghiệp diễn ra tháng 8/2009, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp đã công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép [1]. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt Nam con số bị ngộ độc do ăn rau, quả là không nhỏ. Tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm, theo thống kê từ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010, 10 tháng đầu năm, cả nước có 45 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ). Các số liệu thống kê cho thấy tới năm 2010, ngộ độc vi sinh vật giảm ( 60%) [2]. Hàng loạt vụ ngộ độc đã và đang xảy ra là hồi chuông cảnh báo tới các cấp, các ngành và chính người sản xuất cũng như người tiêu dùng, cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề ATVSTP.
Xã Yên Thường là một xã ngoại thành Hà Nội, sản xuất và cung cấp một lượng khá lớn rau quả cho địa phương và khu vực nội đô, việc sử dụng HCBVTV tại xã diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều này có thể dẫn tới những hậu quả khó lường với sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sống. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành trong sử dụng hóa chất BVTV tại xã là điều rất quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá hiểu biết về HCBVTV và có kế hoạch can thiệp giúp sử dụng hóa chất hợp lý nhằm hướng tới sản xuất, tiêu thụ và sử dụng rau của người dân có độ an toàn cao hơn, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng và người tiêu dùng rau, quả về hóa chất BVTV tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng hóa chất bảovệ thực vật của người trồng rau tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về hóa chất BVTVđảm bảoVSATTP trong ăn uống của người tiêu dùng tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng và người tiêu dùng rau, quả về hóa chất BVTV tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
1. Ngô Thanh Hà, Nguyễn Minh Trang (tài liệu dịch 2007), Hóa chất bảo vệ thực vật và sức khỏe con người, trích báo cáo “What’s Your Poison? Health Threats Posed by Pesticides in Developing Countries”, 2003 của Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice Fund).
2. Báo cáo tổng kết tình hình ngộ độc thực phẩm- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010.
3. Lê Trung, Bệnh Nhiễm độc nghề nghiệp (2002)- Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS (2005), “Tìm hiểu HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động”, Hội nghị khoa học Quốc tế học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ II, Hà Nội.
5. WHO (2005), recommended classification of pesticides by hazard and guidelines to classification : 2004, Corrigenda published by April 12, 2005 incorporated. World Health Organization, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
6. Margaret Reeves, Kirsten Schwind, Renata Silberblatt (2006), The Invisible Epidemic: Global Acute Pesticide Poisoning Available at http://magazine.panna.org/spring2006/inDepthGlobalPoisoning.html.
7. Pesticides Pollution Issues (2008), Available at: http://www.pollution issues.com/Na-Ph/Pesticides.html Recent Additions
8. Đỗ Hàm, Nguyễn Ngọc Anh (2007), Sức khoẻ nghề nghiệp, NXB Y học Hà Nội 2007, tr. 83-95.
9. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Báo cáo công tác y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, hội nghị tổng kết công tác Y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, triển khai công tác năm 2010 ngày 14/3/2010, Bộ Y tế, Hà Nội.
10. Hà Minh Trung và Cs (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ con người, các biện pháp khắc phục, Đề tài cấp Nhà nước 11-08, Bộ NN & PTNN.
11. Mai Thanh Tuyết, Việc sử dụng HCBVTV ở Việt Nam: http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=New&life=article& sid=2134
12. Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong “Nguy cơ nhiễm Hoá chất trừ sâu từ hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội”
13. Đặng Hoàng Giang (2008), Đánh giá tình trạng sức khoẻ của những người tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với hoá chất bảo vệ thực vật, Học viện Quân y, Hà Nội.
14. Nguyễn Duy Thiết, “Nhiễm độc hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột các hơi khí độc và các biện pháp đề phòng”, giáo trình Vệ sinh- Môi trường – Dịch tễ, Trường Đại học y khoa Hà Nội, tr. 348-387.
15. Biến đổi chỉ tiêu hoá sinh đánh giá chức năng gan ở người tiếp xúc với hoá chất trừ sâu, Hội nghị khoa học Y học Lao động toàn quốc lần thứ III, Hà Nội 4-5/12/1998.
16. Trần Văn Hai (2008), Những hiểu biết cơ bản về hóa chất bảo vệ thực vật, Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng.
17. TS. Đặng Quốc Nam: Tài liệu huấn luyện dự án APHEDA-NILP trong ngành trồng Chè.
18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật, (2004), Báo cáo thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn và đề xuất giải pháp phát triển rau, quả, chè an toàn trong giai đoạn 2006-2010, hội thảo về sản xuất rau an toàn tháng 12/2004, tr1-18.
19. Hoàng Hà, (2009), Thực trạng dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý hóa chất bảo vệ thực vật, tr30.
20. Trần Nguyễn Hoa Cương, (2005), Kiến thức, thực hành của người trồng rau về an toàn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố liên quan tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2005, tr 3-14.
21. Phùng Minh Phong, Xác định sự tồn dư của một số HCB VTV trong rau xanh, tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và tìm hiểu một số ảnh hưởng, tr 7-15
22. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, (2009), Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), Báo cáo ngành hóa chất BVTV Việt Nam quý II/2009 và triển vọng.
23. Eichers,T.R., Szmedra, P.I (2006), Agricultural Economic Report – Economic Rescarch Service, US Department of Agriculture.
24. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, (2009), Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), Báo cáo ngành hóa chất BVTV Việt Nam quý 11/2009 và triển vọng.
25. Phạm Thị Thủy (2007), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành Nông nghiệp tốt (GAP), NXB Nông nghiệp – Hà Nội
26. Trần Thị Hà Phương, (2012), Thực trạng kiến thức và thực hành của người buôn bán, người trồng rau, người tiêu dùng về hóa chất bảo vệ thực vật tại quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì Hà Nội, tr 3-19.
27. Bùi Văn Hoan và Nguyễn Văn Kính (2003), Đánh giá thực trạng kiến thức- thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người trồng rau phường Túc Xuyên- Tp.Thái Nguyên, tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 5, trang 62- 63.
28. Phương Vân – Quản lý hóa chất BVTV còn lắm gian nan http://wwwvovnews.vn/?hid=53435&page=109-10/2/2008
29. Tạp chí Vệ sinh an toàn thực phẩm 3/2009 – cục quản lí VSATTP.
30. Nguyễn Văn Miện, Nguyễn Trọng Hùng, Ngô Văn Công, Khảo sát tồn dư HCBVTVtrong 3 loại rau tại xã Vũ Ninh, Bắc Ninh 2001, tr 43,44
31. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Cục Bảo vệ thực vật, Báo cáo thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn và đề xuất giải pháp phát triển rau, quả, chè an toàn trong giai đoạn 2006-2010
32. Trần Đáng, Nguyễn Thanh Phong, Bùi Hoàng Tuấn,“Đánh giá tình trạng ô nhiễm hóa học trong một số loại rau bán trên địa bàn Hà Nội năm 2000”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm, 2000, NXB Hà Nội
33. Cổng thông tin xã Yên Thường- huyện Gia Lâm http://gialam.gov.vn/gialam/portal/News-details/153/621/Xa-Yen- Thuong.html
34. Trịnh Thị Phương Lâm ( 2005), Thực trạng kiến thức – thái độ – thực hành về VSATTP của người nội trợ chính trong gia đình và một số yếu tố liên quan tại huyện Ba Vì – tỉnh Hà Tây, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, tr 1 – 44.
35. Hoàng Hải (2006) Nghiên cứu thực trạng vệ sinh lao động và một số chứng bênh ở khu chuyên canh rau xã Yên Thường- Gia Lâm- Hà Nội, luận văn thạc sỹ Y tế công cộng.
36. Viện Bảo vệ thực vật (2005), Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
37. Trịnh Thị Minh Đức, Trần Hương Giang (2013) Quan niệm về nội trợ gia đình của phụ nữ và vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa phương tiện nội trợ, tr 1- 8.
38. Cách sử dụng rau quả an toàn, Sức khỏe & đời sống, 30/5/2009, tr 5-6.
Mẫu phiếu số 1
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN ĂN VÀ
KIỂM TRA SỨC KHỎE NGƯỜI ĐI CHỢ TRONG GIA ĐÌNH A. Thông tin chung
1. Họ và tên người được phỏng vấn:
STT Câu hỏi Trả lời Mã
hóa Chuyển
Q1 Giới tính – Nam 1
– Nữ 2
Q2 Tuổi
Q3 Nghề nghiệp hiện – Cán bộ, công chức 1
nay – Công nhân 2
– Nội trợ 3
– Học sinh, sinh viên 4
– Nông dân 5
– Khác(ghirõ) 98
Q4 Trong vòng 24h, – Rau muống 1
gia đình anh chị có – Rau mồng tơi 2
sử dụng loại rau? – Rau cải xanh 3
– Rau cải bắp 4
– Rau ngót 5
-Khác(ghi rõ) 98
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nhiễm độc HCBVTV và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới
sức khỏe con người 3
1.1.1. Sự hấp thụ và chuyến hóa HCBVTV trong cơ thể người 3
1.1.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới sức khỏe 4
1.2. Tính hình sử dụng HCBVTV cho sản xuất trên thế giới và Việt Nam .. 7
1.2.1. Những hiểu biết chung về hóa chất BVTV 7
1.2.2. Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới và tại Việt Nam 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 26
2.3.3. Biến số nghiên cứu 28
2.4. Kĩ thuật thu thập số liệu 29
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 29
2.6. Sai số và cách khống chế sai số 30
2.6.1. Sai số 30
2.6.2. Cách khống chế sai số 30
2.7. Thời gian nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.8. Đạo đức nghiên cứu 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Một số đặc điểm chung về các đối tượng nghiên cứu 31
3.3. Kiến thức và thực hành về VSATTP khi sử dụng rau, quả của người
tiêu dùng 37
Chương 4: BÀN LUẬN 42
4.1. Thông tin chung về các đối tượng 42
4.1.1. Độ tuổi 42
4.1.2. Giới 42
4.1.3. Nghề nghiệp của người tiêu dùng 43
4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về sử dụng HCBVTV an toàn trong
trồng trọt 43
4.3. Thực trạng kiến thức và thực hành về hcbvtv đảm bảo VSATTP trong
ăn uống rau quả của người tiêu dùng 46
KẾT LUẬN 49
KHUYẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
BVTV : Bảo vệ thực vật
BYT: Bộ Y Tế
CB – CNV: Cán bộ – công nhân viên
DS- KHHGD: Dân số- kế hoạch hóa gia đình
FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Nông- Lương thế giới
HCBVTV : Hoá chất bảo vệ thực vật.
HS – SV : Học sinh – sinh viên.
HCTS : Hóa chất trừ sâu
LD50: (Medium letalisdosis)- liều lượng gây chết trung bình: liều
lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong nghiên cứu.
MRLs: (Maximum Residue Levels): Dư lượng tối đa cho phép lưu
tồn trong nông sản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
QĐ: Quyết định
TT: Trung Tâm
Tp: Thành phố
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảng 1.1: Phân loại HCBVTV theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học . 9
Bảng 1.2: Phân loại HCBVTV theo mục đích sử dụng 10
Bảng 1.3: Phân loại HCBVTV theo độc tính và các biểu tượng về độ độc cần
ghi trên nhãn 11
Bảng 1.4: Phân loại HCBVTV theo thời gian phân giải sinh học 12
Bảng 1.5: Tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất hóa chất
BVTV thường trên rau 15
Bảng 1.6: Thực trạng thời gian cách ly hóa chất BVTV đối với rau 19
Bảng 3.1: Đặc điểm phân bố về tuổi của các đối tượng 31
Bảng 3.2: Đặc điểm phân bố về giới của các đối tượng 31
Bảng 3.3: Lý do người trồng rau lựa chọn dùng hóa chất BVTV trên ruộng
vườn của nhà 35
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố nghề nghiệp chính của người tiêu dùng rau
quả tại xã Yên Thường 32
Biểu đồ 3.2: Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV của người trồng rau 33
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ các loại HCBVTV người trồng rau sử dụng 34
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ người trồng rau được hướng dẫn sử dụng HCBVTV 34
Biểu đồ 3.5: Thực hành đúng sử dụng HCBVTV của người trồng rau 36
Biểu đồ 3.6: Thực trạng sử dụng trang bị bảo hộ lao động của người trồng rau .. 36
Biểu đồ 3.7: Các loại rau được người tiêu dùng sử dụng trong 24h 37
Biểu đồ 3.8: Các loại quả người tiêu dùng sử dụng 24h trước phỏng vấn 38
Biểu đồ 3.9: Địa điểm lựa chọn mua rau quả của người tiêu dùng 38
Biểu đồ 3.10: Lý do lựa chọn địa điểm mua rau quả tại chợ của người tiêu dùng 39
Biểu đồ 3.11: Cách thức làm sạch rau, quả trước khi sử dụng của người tiêu dùng … 39 Biểu đồ 3.12: Số lần làm sạch rau, quả dưới vòi nước của người tiêu dùng .. 40 Biểu đồ 3.13: Thời gian ngâm rau, quả trước khi sử dụng của người tiêu dùng … 40