Thực trạng kiến thức và thực hành xử trí trẻ bị sốt của bố/ mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi đến khám tại TT Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai năm 202
Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng Thực trạng kiến thức và thực hành xử trí trẻ bị sốt của bố/ mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi đến khám tại TT Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai năm 2024.Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường của mỗi cá thể. Sốt là sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus…) hoặc có thể do các yếu tố không nhiễm khuẩn (bệnh hệ thống, bệnh lý ác tính các protid lạ, …). Bản chất của sốt là sự mất cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Trên thực tế, sốt là hiện tượng có lợi cho cơ thể, khi thân nhiệt tăng có tác dụng ức chế hoạt động, thậm chí có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn, virus. Sốt làm tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của Bạch cầu, tăng sinh kháng thể, bổ thể, do đó làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chính vì vậy sốt có thể là dấu hiệu tốt cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động [1].
Với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt là đối với trẻ 2 tháng tuổi các chức năng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… gây ra tình trạng sốt [2]. Trẻ sốt cao kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả xấu và nguy hiểm đối với cơ thể trẻ như mất nước mất điện giải, nguy cơ bị co giật và có thể để lại di chứng nặng nề nếu không xử trí kịp thời [3]. Vì vậy, để kiểm soát tốt thân nhiệt cho trẻ khi bị bệnh thì kiến thức về sốt và cách xử trí của gia đình trẻ rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về tình trạng sốt ở trẻ. Tại Đông Malaysia, nghiên cứu của tác giả Bong WT và Tan CE năm 2018 kết quả cho thấy có 26,1% người tham gia có kiến thức đúng về xử trí sốt ở trẻ [4]. Tại Ý, nghiên cứu của tác giả Elena Chiappini và cộng sự năm 2012 cho thấy có 89,9% (n=349) đối tượng tham gia nghiên cứu tin rằng nếu không điều trị sốt có thể gây tổn thương não ở trẻ [5]. Tại Ả Rập Saudi, tác giả Mhammed M. Alteeq và cộng sự năm 2015 đã tiến hành nghiên cứu và kết quả cho thấy có 82% đối tượng chạm vào cơ thể trẻ để xác định sốt, 63% sử dụng nhiệt kế đo ở nách [6]. Nghiên cứu của tác giả Thota S và cộng sự năm 2018 tại Ấn Độ chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức và thực hành với p= 0,01 [7].
Ở Việt Nam, những năm gần đây chủ đề sốt trẻ được quan tâm nhiều, số lượng tác giả nghiên cứu về chăm sóc trẻ bị sốt của người chăm sóc trẻ cũng tăng lên. Tuy nhiên việc chăm sóc và xử trí sốt của Bố/Mẹ trẻ còn hạn chế, năm 2013, tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, tác giả Hồ Thị Bích và Doãn Thúy Quỳnh đã tiến hành nghiên cứu đề tài và cho thấy gần 75% bà mẹ hiểu sai kiến thức về sốt, gần 70% bà mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt không theo đơn của bác sỹ và không quan tâm đến nhiệt độ sốt của trẻ và 80% các bà mẹ có hành vi chăm sóc sai khi trẻ bị sốt, kiến thức đạt chung là 36,8% [8]. Năm 2020, tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài và kết quả đã cho thấy có 33.3% bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa sốt, 82,2% bà mẹ xác định trẻ sốt bằng xúc giác, 30% bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm dùng thuốc hạ sốt, 33,3% bà mẹ biết liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt, kiến thức đạt chung là 36,7% [9]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng và cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương năm 2023 thì tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về dấu hiệu sốt là 54,4%, hiểu đúng về hậu quả sốt có thể gây co giật và mất nước điện giải lần lượt là 74,6% và 62,7%, thực hành dùng đúng nhiệt kế thủy ngân là 76,9%, dùng đúng liều hạ sốt 55,8%, bà mẹ chưa biết cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt là 32,4%. Kiến thức đạt chung là 40%, thực hành đạt chung là 43,5% [10].
TT Nhi khoa – BVBM được thành lập vào tháng 12 năm 2021. Tiền thân của trung tâm là Khoa Nhi được thành lập từ năm 1959. TT Nhi khoa đặt tại tầng 1,2 toà nhà P – BVBM. Hiện nay TT Nhi khoa đã phát triển mở rộng với 120 giường bệnh với các chức năng của một đơn vị trong Bệnh viện Đa khoa hạng đặc biệt như Khám bệnh và điều trị bệnh, Đào tạo cán bộ y tế & nghiên cứu khoa học.
Tại TT Nhi khoa – BVBM, theo báo cáo thống kê trên phần mềm khám chữa bệnh HIS trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng từ 200 – 300 trẻ đến khám bệnh, trong đó số trẻ đến khám từ 2 tháng đến 5 tuổi chiếm 50%, có triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ khoảng 40-50%. Trên thực tế có nhiều Bố/Mẹ chưa có kiến thức và thực hành xử trí đúng khi trẻ sốt tại nhà. Tại TT Nhi khoa – BVBM có rất ít nghiên cứu về vấn đề này do vậy chúng tôi tiến hành cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức và thực hành xử trí trẻ bị sốt của bố/ mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi đến khám tại TT Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai năm 2024”. Kết quả nghiên cứu này có thể tham khảo, đưa ra chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh cũng như giúp Bố/Mẹ trẻ có kiến thức và xử trí đúng khi trẻ bị sốt với mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí sốt của Bố/Mẹ có con bị sốt đến khám tại TT Nhi khoa – BVBM năm 2024.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành xử trí sốt của Bố/ Mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi đến khám tại TT Nhi khoa – BVBM năm 2024
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………….. 4
1.1 Tổng quan về tình trạng sốt ở trẻ …………………………………………….. 4
1.1.1 Định nghĩa sốt …………………………………………………………………….. 4
1.1.2 Phân loại sốt ……………………………………………………………………….. 4
1.1.3 Nguyên nhân gây sốt……………………………………………………………. 5
1.1.4 Các vị trí đo nhiệt độ, xác định sốt…………………………………………. 5
1.1.5 Lợi ích và hậu quả của sốt…………………………………………………….. 6
1.1.6 Xử trí và chăm sóc trẻ sốt……………………………………………………… 7
1.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành xử trí sốt ở trẻ trên
Thế giới và Việt Nam ……………………………………………………………………….. 8
1.2.1 Nghiên cứu trên Thế giới ……………………………………………………… 8
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam…………………………………………………….. 10
1.2.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành xử trí sốt ở
trẻ…………………………………………………………………………………………………… 11
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 13
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………. 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 13
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 13
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………. 13
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………. 13
2.4 Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 14
2.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu………………………………….. 16
2.5.1 Quy trình thu nhập số liệu…………………………………………………… 16
2.5.2 Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………………. 17
2.6 Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 18
2.7 Sai số và cách khắc phục …………………………………………………………… 18
2.8 Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 18
2.9 Hạn chế nghiên cứu…………………………………………………………………… 19CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………. 20
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ………………………………………………………….. 20
3.2. Đặc điểm của trẻ bị sốt …………………………………………………………….. 22
3.3. Kiến thức đúng về định nghĩa, nguyên nhân, hậu quả của sốt……. 25
3.4. Kiến thức về đo nhiệt độ đúng………………………………………………….. 27
3.5. Thực hành xử trí sốt đúng cho trẻ…………………………………………….. 28
3.6. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành xử trí sốt …… 30
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 33
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 33
4.2 Kiến thức và thực hành xử trí sốt………………………………………………. 33
4.2.1 Kiến thức về tình trạng sốt……………………………………………………… 33
4.2.2 Thực hành xử trí hạ sốt cho trẻ của bố/mẹ ……………………………….. 35
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành xử trí của Bố/
Mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi bị sốt…………………………………………………. 37
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 39
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 41
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của Bố/ Mẹ…………………………………… 21
Bảng 3.2.1. Đặc điểm của trẻ bị sốt ………………………………………………………. 23
Bảng 3.3.1. Kiến thức về định nghĩa sốt………………………………………………… 25
Bảng 3.3.2. Đánh giá về kiến thức sốt của đối tượng nghiên cứu ……………… 27
Bảng 3.4.1. Kiến thức về đo nhiệt độ đúng……………………………………27
Bảng 3.5.1. Thực hành về xử trí sốt đúng cho trẻ……………………………………….28
Bảng 3.6.1. Mối liên quan giữa tuổi Bố/ Mẹ với thực hành đúng liều thuốc hạ sốt………….30
Bảng 3.6.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành xử trí sốt…………………30DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.1. Người chăm sóc trẻ………………………………………………………….20
Biểu đồ 3.1.2. Nhóm tuổi………………………………………………………………………20
Biểu đồ 3.2.1. Tuổi của trẻ……………………………………………………………………..22
Biểu đồ 3.2.2. Bệnh lý kèm theo của trẻ…………………………………………………..24
Biểu đồ 3.2.3. Số lần sốt của trẻ………………………………………………………………24
Biểu đồ 3.2.4. Tiền sử co giật và tiêm vaccine…………………………………………..25
Biểu đồ 3.3.1. Nguyên nhân gây sốt………………………………………………………..26
Biểu đồ 3.3.2. Hậu quả của sốt……………………………………………………………….26
Biểu đồ 3.5.1. Dấu hiệu đưa trẻ đến cơ sở y tế…………………………………………..29
Biểu đồ 3.5.2. Đánh giá chung về thực hành khi trẻ bị sốt…………………………..2
Nguồn: https://luanvanyhoc.com